Khái niệm Biến đổi Văn hoá

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 29 - 30)

Biến đổi theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là sự đổi khác [40, tr 95]. Trong ngành xã hội học, thuật ngữ biến đổi được gắn liền với sự biến đổi của các lĩnh vực như biến đổi xã hội, biến đổi văn hoá, biến đổi công nghệ…

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khái niệm văn hoá được đề cập đến là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của loài người. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản

sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Như vậy, văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

Trên thực tế, mọi sự vật hiện tượng đều biến đổi không ngừng. Và những biến đổi về xã hội, biến đổi văn hoá và biến đổi công nghệ… cũng đều chịu sự tác động của những nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội.

Có nhiều cách hiểu về biến đổi văn hoá, theo nghĩa rộng đó là sự thay đổi so sánh với một tình trạng văn hoá hoặc một nền văn hoá có trước.

Khi một xã hội có những chính sách thay đổi về kinh tế, về văn hoá, về giáo dục thì cũng dẫn đến những biến đổi về xã hội, những biến đổi văn hoá.

Tiếp xúc và giao lưu văn hoá cũng là một nguyên nhân quan trọng của biến đổi văn hoá. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá là sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau tạo nên những nét biến đổi văn hoá.

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 29 - 30)