Khái quát về các loại hình nghệ thuật mới

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 30 - 48)

a. Khái quát về Chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post Modernism)

Sau Thế chiến thứ hai, lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt những thành tựu phi thường. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ giai đoạn này đánh dấu sự phát triển của ngành năng lượng mới, những vật liệu mới, cách mạng sinh học và sự ra đời của máy tính điện tử có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây. Những điều này đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi thói quen, tập tục đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng rộng lớn không chỉ đến các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ mà còn đối với các ngành khoa học xã hội, tâm lý học, xã hội học, nghệ thuật…

Sự chuyển đổi từ hiện đại sang hậu hiện đại diễn ra mạnh mẽ khoảng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1937 - 1945) và nó diễn ra nhanh chậm tùy theo từng nơi do điều kiện của từng quốc gia, hay khu vực. Trong lĩnh vực nghệ thuật, theo một số nhà nghiên cứu, những biểu hiện về nghệ thuật hậu hiện đại đã xuất hiện từ Marcel Duchamp (1887 - 1968) vào khoảng thời gian 1910 - 1920. Khái niệm “Hậu hiện đại” được nhiều nhà phê bình sử dụng để mô tả xu hướng văn hóa nghệ thuật muốn vượt qua phạm vi, ranh giới của chủ nghĩa hiện đại. Thuật ngữ "hậu hiện đại" bao hàm hai nghĩa: ở nghĩa thứ nhất, nó chỉ khoảng thời gian sau thời kỳ hiện đại; ở nghĩa thứ hai, nó hàm chỉ tính chất của văn hóa trong giai đoạn hậu hiện đại. Nhìn chung, nghĩa «hậu hiện đại» là một thuật ngữ triết học đề cập đến nghệ thuật, văn học, chính trị, xã hội và các khía cạnh của xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những năm 1930 thuật ngữ này đã được thực hiện nhằm mô tả những chuyển đổi mang tính lịch sử đã được thực hiện qua những phát triển mới nhất trong nghệ thuật đương đại nhằm phản ứng lại hiện đại. Lyotard nhiều lần nhấn mạnh: “Hậu hiện đại không phải là sự cáo chung của Hiện đại … mà là một quan hệ khác với Hiện đại” [23, tr 15]. Hậu hiện đại không phải là một thời kỳ mới, mà là việc “rewrite”- viết lại, xử lý lại một số đặc điểm của Hiện đại, nhất là tham vọng của nó trong việc đặt cơ sở hợp thức hoá cho đề án giải phóng toàn bộ nhân loại bằng khoa học và kỹ thuật.

Có một nhà triết học Pháp nổi tiếng tên là J.F.Lyotard (1924-1998), người đã có công trong việc đưa khái niệm “hậu hiện đại” vào cuộc nghị luận triết học và việc này xảy ra vào năm 1979 trong cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại (La condition postmoderme), ông đã xác định khái niệm Hậu hiện đại như một vấn đề cần được nghiên cứu [23]. Trên cơ sở đó, Lyotard trình bày và kiến giải sự trưởng thành của tâm thức hậu hiện đại: từ quan niệm mới về nghệ thuật và mỹ thuật tiến lên triết học. Đúng như nhận định của ông trong

bối cảnh kinh tế, khoa học và công nghệ (trong đó có công nghệ thông tin) thay đổi, nghệ thuật tất yếu cũng có những thay đổi. Những kết quả sáng tác văn học nghệ thuật đã phản ánh rõ nét những thay đổi này. Những tác giả như John Cage, Nam June Paik, Bill Viola, Tony Oursler, Marthew Berney… là những người đã thực hiện những tác phẩm phản ánh rõ nét sự kết hợp giữa công nghệ với nghệ thuật và triết học. Một nhân vật rất quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng nghệ thuật là John Cage (1912-1992) (nghệ sỹ người Mỹ), xuất thân từ một gia đình kỹ sư, ông là người có nhiều sở thích như có khả năng vẽ tranh, chơi đàn, nhưng ông không thích cái gọi là giáo dục chính quy ở trường học. Ông là người không chịu gò bó, ở tuổi 17 ông đã bỏ học và đi du lịch châu Âu mở rộng tầm nhìn, phát triển tri thức và trở thành một người tự học thành tài. Vào khoảng những năm 1940, ông đã nghe bài giảng của một vị thiền sư Nhật và ngay lập tức ông bị Thiền tông lôi cuốn. Tư tưởng khí chất không giáo điều triệt để, tôn trọng tự do của Thiền tông rất phù hợp với tính cách thiên bẩm của ông. Ông suy tôn tư tưởng của Thiền tông về phá bỏ phân biệt cao thấp, chủ trương tự nhiên vô vi, trân trọng cuộc sống thường nhật. Từ đó, ông bắt đầu thử nghiệm thực hiện tư tưởng này trong sáng tác âm nhạc. Ông đã từ bỏ thủ pháp sáng tác truyền thống, trực tiếp đưa âm thanh tự nhiên trong cuộc sống vào âm nhạc. Biểu hiện tột đỉnh của ông thể hiện trong một tác phẩm với nhan đề 4 phút 33 giây [PL.1, H.1, tr

148]. Biểu diễn tác phẩm này, các nghệ sỹ chỉ cần ngồi “chay” trước đàn, không cần đánh một âm thanh nào, sau khi qua 4 phút 33 giây thì diễn tấu kết thúc. Điều mà tác phẩm này nhấn mạnh chính là đưa sự chú ý của khán giả về cuộc sống đời thường, nhấn mạnh cuộc sống quan trọng hơn âm nhạc, khiến khán giả mở rộng vành tai, lắng nghe âm thanh cuộc sống xung quanh (cũng có thể coi đây là các tác phẩm Sound Art hoặc Performance Art). Chính nhờ tư tưởng phá vỡ phân biệt giữa nghệ thuật và cuộc sống của John Cage cũng

đã kết hợp với tư tưởng chống quyền lực và đẳng cấp của nghệ thuật hiện đại phương Tây, các nghệ sỹ đã trực tiếp có được động lực qua các sáng tác của John Cage. Phần nhiều các tác phẩm của ông mang tính âm nhạc, âm thanh, nhưng thực sự ông đã là một người làm nên sự kết hợp giữa âm nhạc và mỹ thuật, một điều về sau rất phổ biến trong các sáng tác của các nghệ sỹ có sử dụng công nghệ thông tin như là chất liệu sáng tác chính. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, ông đã tiến hành biểu diễn (Performance Art) “sự kiện”, lấy “sự kiện” làm phương thức biểu đạt những tư tưởng của mình. Một nghệ sỹ chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng của ông là Nam June Paik (một nghệ sỹ gốc Hàn Quốc, sống và làm việc ở New York), với công nghệ điện tử video và sắp đặt, kết hợp cả nghệ thuật điêu khắc, TV- Phật (TV-Buddha) [PL.1,

H.2, tr 148] một tác phẩm video sắp đặt khép kín (closed - circuit installations) nổi tiếng nhất của ông, tác phẩm này là một chiếc máy quay ghi lại hình ảnh của bức tượng Phật cổ, hình ảnh đó được phát lên màn hình TV đối diện với mặt bức tượng và lúc này thì trở thành Đức Phật đang xem lại chính mình trên màn hình đối diện. Tác phẩm đã đưa được quá khứ và hiện tại nhìn vào nhau trong cuộc gặp gỡ giữa các vị thần phương Đông và phương tiện truyền thông phương Tây, hay là những thông điệp về triết học phương Đông và xã hội truyền thông hiện đại, là sự kết hợp với công nghệ, nghệ thuật. Và, trong nghệ thuật Video Art thì Nam June Paik được các nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật gọi là người cha của nghệ thuật Video Art. Hay với Bill Viola (1951) một nghệ sỹ video art đương đại của Mỹ, ông sinh ra tại New York, từ những năm 1970 ông đã bắt đầu nghiên cứu Video Art, bao gồm những video đơn kênh và những sắp đặt Video quy mô lớn. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp của những kỹ thuật hiện đại của điện tử truyền thông và những cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống. Phần lớn chúng đều sáng tác dựa trên những lý do và những trải nghiệm riêng tư, mang lại những

giá trị từ những chủ đề phổ biến mà ai cũng có thể cảm nhận được. Những tính chất đó dường như rất gần với những tư tưởng của thiền học. Chính tính chất tự quy chiếu, tự sự, sự tự do và sự khai phóng bản thân của “tâm thức Hậu hiện đại” dường như đã đồng hành cùng Bill Viola bởi những thử nghiệm mới mang đầy tính phóng khoáng, ông cũng cho rằng chính chúng ta, tôi và các bạn, những người xem, khán giả, những người bình thường đều là những nhân tố giúp thúc đẩy đáng kể sự phát triển của trào lưu nghệ thuật video art. Ông quan niệm: “Nếu tôi tự coi mình là nghệ sỹ với công việc làm nghệ thuật thì tốt nhất tôi phải làm được một cái gì đó có thể thay đổi cuộc sống của những người khác và thay đổi được thế giới này”. Trong tác phẩm

Hatsu – Yume (First Dream - Giấc mơ đầu tiên) [PL.1, H.3, tr 149] dường như

đã thể hiện được các quan điểm về nghệ thuật, cũng như tư tưởng của ông. Bản thân từ hatsu-yume trong tiếng Nhật là một từ ngữ chứa đựng nhiều nghĩa, cho thấy tất cả các thời điểm cụ thể của một đời người, một từ nhỏ nhưng một cách nào đó chỉ ra những cảm xúc vô hạn. Tác phẩm này là một sự kết hợp hoàn hảo của kỹ thuật công nghệ với tâm tư cảm xúc của nghệ sỹ, những hình ảnh chuyển động được phát với tốc độ cực chậm, những mặt hồ nước phẳng lặng như tâm hồn con người đang ngồi thiền rồi trong sự tĩnh lặng đó, chợt bị phá vỡ bởi một người nhảy xuống hồ (những tốc độ hình ảnh chuyển động vẫn rất chậm). Mỗi một hình ảnh trong tác phẩm này dường như là một cuộc sống đang được kéo chậm ra để ta có thể theo dõi nó kỹ hơn, sự chậm chạp đó làm cho chúng ta cảm giác hình ảnh dường như là không đổi kể cả khi ta chớp mắt, sự chuyển động chậm nhưng liên tục này làm cho con mắt chúng ta cảm giác thật lặng lẽ theo từng giây, từng phút như ta sẽ biết trước được những gì đó sẽ xảy ra. Bill Viola cũng từng nói “Nghệ thuật là phương tiện duy nhất có thể để lại trong thế giới này ngay bây giờ để giao tiếp trực tiếp đến tâm trí của mọi người mà không cần bất cứ một sự phiên dịch nào”

[89]. Ở một tác giả đương đại khác cũng có sự kết hợp giữa công nghệ và tâm thức con người là Tony Oursler (1957), nghệ sỹ đa phương tiện Mỹ. Các tác phẩm của ông nhằm biểu hiện thế giới nội tâm của con người với các vật thể, mối quan hệ giữa máy móc và con người, đó là sự kết hợp cái tĩnh của vật thể và cái động của con người. Các tác phẩm Video Art của ông cũng là sự phá bỏ các rào cản về ranh giới của các loại hình nghệ thuật khi ông kết hợp performance và điêu khắc, nhiều trường hợp nó gợi nhớ đến tính chất của sân khấu và điện ảnh. Những hình nộm trong các tác phẩm dưới tác động của video đã đem lại những hiệu quả thị giác bất ngờ. Các hình nộm này nhiều khi được ông đặt tại những trạng thái bất ổn. Chúng bị ném dưới ghế sofa, chân ghế hay nệm, cũng có khi bị nhốt trong những chiếc va li hay hòm rương. Có lúc chúng là những cái đầu treo lủng lẳng trên trần nhà hay bị đâm xuyên qua. Có lúc chúng lại rên rỉ, than vãn đau đớn hoặc buồn bã trong không gian chập choạng sáng tối không rõ ràng. Như là đầu Judy, nhân vật trong tác phẩm Insomnia (1996) [PL.1, H.4, tr 149] - Người không thể ngủ,

hoặc như là tạo vật dưới nước và thường xuyên thở hổn hển trong Under water (Dưới nước) (1995). Cái đầu không bao giờ đạt đến bề mặt nước để thật

sự hít thở những oxy thiết yếu cho cuộc sống. Chúng đều mang đến một thông điệp về sự tuyệt vọng của những thực thể giống như là sự truyền đạt tất yếu của bản thân đến người xem. Những tác phẩm được tác giả áp dụng những ngôn ngữ biểu hiện táo bạo với sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật bằng việc sử dụng các thiết bị công nghệ tạo nên những hiệu quả khác biệt so với những sáng tạo trước đó.

Khác với khoa học tự nhiên, nơi mà có thể có sự đồng thuận tối thiểu, mọi nguyên lý, ý tưởng nào cũng được lắng nghe. Ở lĩnh vực khoa học xã hội lại không như vậy, phức tạp hơn, đầy xung đột, và chỉ có được sự đồng thuận bộ phận. Tiến trình tin học hóa của xã hội công nghệ thông tin có tác động và

ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khoa học xã hội để mở rộng hơn sự đồng thuận.

Đặc biệt là trong thời đại hậu hiện đại sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rất nhiều đến nghệ thuật.

Khi nền CNTT phát triển sẽ tạo nên một xã hội thông tin. Tiến trình vi tính hóa hay những mạng thông tin toàn cầu, các bước phát triển công nghệ vi tính, đã tạo nên một xã hội ảo. Con người sẽ sống trong cái xã hội ảo đó, họ sống rất gần nhau nhưng lại có thể rất xa nhau về khoảng cách. Chính vì vậy nghệ thuật phải có những chuyển đổi để thích ứng, vì từ xã hội thông tin này cách trình bày về thế giới tình cảm của con người sẽ khác, nó có thể là các tác phẩm đa phương tiện và cả những tác phẩm ảo trên mạng thông tin toàn cầu (internet). Tiến trình phát triển CNTT đã trở thành công cụ để kiểm soát và điều tiết đời sống con người. Chính vì vậy công nghệ thông tin đã có những tác động rất mạnh mẽ đến con người cũng như nghệ thuật.

Hậu hiện đại là kết quả của sự tiến bộ khoa học công nghệ, nghệ thuật Hậu hiện đại là sản phẩm của một xã hội thông tin. Ngày nay thế giới giống như một ngôi làng, mà tại đó con người luôn gắn bó và lắng nghe tiếng nói của nhau. Đối với nghệ thuật, các nghệ sỹ và khán giả cùng sáng tạo, thành nên một hình thái đặc biệt, tập trung, rộng lớn và lồng ghép. Thời đại hiện nay là thời đại của kinh tế toàn cầu hóa, trong xu thế nhân loại đi tới xu hướng nhất thể hóa, văn minh đi đến sự tái kết hợp tạo dựng theo hướng tốt đẹp, nghệ thuật theo hướng đa nguyên, đa dạng, cộng đồng trong một giới hạn bao la, thúc đẩy một trạng thái tổng hợp.

Các nhà phê bình và lý thuyết văn hóa nghệ thuật trong vòng bốn thập kỷ qua đã đưa ra những quan điểm khác nhau khi nghĩa hậu hiện đại bắt đầu. Thậm chí một số người còn cho rằng khái niệm này đơn giản chỉ là sự pha chế bởi các học giả. Tuy nhiên, cùng với thời gian và các nghiên cứu khoa

học, thuật ngữ hậu hiện đại được chấp nhận rộng rãi và nội hàm khái niệm dùng để chỉ tính chất văn hóa của giai đoạn sau thời kỳ hiện đại. Trong lĩnh vực nghệ thuật, các nhà nghiên cứu cũng nỗ lực tìm hiểu, cắt nghĩa sự xuất hiện của các nghệ thuật mới trong giai đoạn hậu hiện đại, đặc biệt lý giải việc ngày càng nhiều nghệ sĩ hướng đến hình thức nghệ thuật truyền thông hỗn hợp. Sự thay đổi đòi hỏi các nhà phê bình nghệ thuật xem xét các yếu tố xác định giá trị nội tại của tác phẩm.

b. Khái quát về Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art)

Nghệ thuật đương đại có thể được tính từ năm 1980. Tuy nhiên phải đến thập niên 1990 khi kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh và việc phát minh ra internet với sự liên kết thông tin toàn cầu, sự ra đời của thời đại kỹ thuật số, cùng nhiều sự biến đổi trong chính trị và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Nghệ thuật đương đại gắn liền với sự phát triển của khoa học và CNTT. Thời gian này cho đến nay có thể tạm gọi là “Nghệ thuật đương đại”. Tựu chung lại các loại nghệ thuật của ngày hôm nay và được lan tỏa ra rộng khắp thế giới thì là nghệ thuật đương đại. Được tiếp thu từ những tư tưởng của thời kỳ “hậu hiện đại”, các loại hình nghệ thuật đương đại trình bày tiếng nói từ bên trong của bản thân con người, và có mối quan hệ giữa người nghệ sỹ với những người quan tâm đến nghệ thuật trên thế giới và càng ngày nó càng phổ biến ở cấp độ phát triển cao, xâm nhập đến từng quốc gia, hòa với các nền văn hóa các quốc gia khác nhau. Với các giá trị mà nó đưa ra đã có nhiều cuộc tranh luận, và cũng có nhiều mối giao tiếp với nhau giữa các nền nghệ

Một phần của tài liệu Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)