của từng giáo viên. Chuyên môn hóa môn học, Module giảng dạy.
a. Mục tiêu của giải pháp:
Phân công công việc hợp lý, phù hợp vói chuyên môn của từng giáo viên, phát huy tối đa sở trƣờng của từng ngƣời. Tránh phân công chồng chéo, mỗi giáo viên cùng một lúc đảm nhiệm nhiều môn học khác nhau, ảnh hƣởng đến hiệu quả dạy và học, khả năng tiếp thu bài cảu học sinh.
b. Nội dung của giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng năm học, khóa học. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo này nhằm giúp quản lý tốt hơn tiến độ đào tạo, bố trí môn học/ mô đun phù hợp với trình tự chƣơng trình và phân công giáo viên giảng dạy hợp lý. Từ đó có thể cải thiện tính ổn định trong chƣơng trình đào tạo, nâng cao hiệu quả dạy – học thực hành nghề.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết với thực hành, giữa thực tiễn sản xuất tạo ra sản phẩm với lý luận, có sự phân bổ môn học/ mô đun đồng đều trong cả khóa học từ đó tạo ra sự hứng thú cho ngƣời học.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo để chủ động bố trí phòng xƣởng, trang thiết bị và các vật tƣ phục vụ cho việc dạy – học thực hành nghề
c. Tổ chức thực hiện giải pháp:
Đầu năm học BGH phải chủ động chỉ đạo phòng Đào tạo phối kết hợp với khoa May và TKTT lập kế hoạch giảng dạy cụ thể cho các lớp đào tạo tập trung tại trƣờng và các cơ sở liên kết đào tạo.
- Phòng đào tạo:
+ Xây dựng kế hoạch thời khoá biểu, kế hoạch thực tập kết hợp với sản xuất. + Kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị.
+ Kế hoạch kiểm tra, thi hết môn, thi tốt nghiệp, kế hoạch tuyển sinh.
+ Quản lý và kiểm tra việc thực hiện sổ sách giáo vụ, cấp phát bằng tốt nghiệp. - Khoa và các tổ chuyên môn:
+ Thống nhất yêu cầu của từng loại giáo án
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm trong phạm vi chuyên môn của tổ, kế hoạch sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
+ Kiểm tra việc đổi mới phƣơng pháp và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các phòng chức năng nhƣ phòng tổ chức hành chính, phòng tài vụ, phòng tài chính kế hoạch với nhiệm vụ đƣợc giao trong quy chế tổ chức hoạt động của trƣờng phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, tạo nên sự đoàn kết nhất trí cao trong công việc. Khi lập kế hoạch giảng dạy cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phải nắm rõ về chƣơng trình khung nghề May và TKTT, nắm rõ chƣơng trình chi tiết Module May áo sơ mi nam nữ để bố trí môn học cho hợp lý.
- Phân công giảng dạy Module phải phù hợp với trình độ của từng giáo viên, đúng với chuyên môn hóa của từng ngƣời.
- Một Module giảng dạy, không nên phân công qua nhiều ngƣời cùng tham gia giảng dạy, gây trở ngại cho việc tiếp thu kiến thức liền mạch của học sinh do bị thay đổi phƣơng pháp giảng dạy.
- Do tầm quan trọng của Module đối với chƣơng trình học nên bố trí giáo viên giảng dạy phải là những giáo viên có trình độ chuyên môn, có năng lực sƣ phạm kỹ thuật tốt, có thâm niên công tác, có đạo đức nghề nghệp để có thể tạo những tiền đồ tốt cho HS trong khi học tập và rèn luyện các Module và môn học tiếp theo.
Với thực trạng giảng dạy hiện nay tại khoa May và TKTT, một giáo viên cùng một lúc giảng dạy rất nhiều môn học và module, thậm chí rất nhiều giáo viên cùng tham gia giảng dạy cùng một bài. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả dạy và học. Công việc không đƣợc chuyên môn hóa rõ ràng, đây là sự bất hợp lý cần phải nhanh chóng phải thay đổi bằng cách Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn của từng giáo viên. Chuyên môn hóa môn học, Module giảng dạy. Chỉ có nhƣ vậy, việc giảng dạy của giáo viên và tiếp thu kiến thức của HS mới thuận lợi.