Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học mô đun hàn mag cơ bản tại trường cao đẳng công nghiệp thanh hóa (Trang 36)

a) Chất lƣợng đào tạo.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi nguồn nhân lực và sự cạnh tranh giữa các trƣờng rất gay gắt, để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội, các trƣờng đã không ngừng nâng cao chất lƣợng đào đạo. Chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trƣờng này còn thiếu và yếu. Chất lƣợng giáo dục ở nhiều ngành học chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hành mà thị trƣờng đòi hỏi. Vì thế nó ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các trƣờng.

b) Chính sách giới thiệu, quảng bá nhà trƣờng.

Để thu hút học sinh vào học, các trƣờng đã thực hiện nhiều biện pháp giới thiệu quảng bá về trƣờng nhƣ đi tƣ vấn tuyển sinh trực tiếp ở các trƣờng phổ thông trên địa bàn, tham gia ngày hội thanh niên với nghề nghiệp, đăng quảng cáo báo đài, truyền hình, và học sinh học tại trƣờng cùng giới thiệu…Về các ngành nghề mà trƣờng sẽ đào tạo. Tuy bằng nhiều hình thức và phƣơng pháp quảng cáo khác nhau nhƣng hiệu quả quảng bá của các trƣờng không cao do nhận thức chung của xã hội chƣa đúng đối với hệ đào tạo này.

c. Điều kiện học tập, sinh hoạt, nghiên cứu...của học viên trong nhà trƣờng so với cam kết.

Hiện nay các trƣờng đều cam kết thực hiện ba công khai:

c.1) Công khai cam kết chất lƣợng giáo dục nhƣ: điều kiện về đối tƣợng tuyển sinh, chƣơng trình đào tạo, yêu cầu thái độ học tập của học sinh; các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phƣơng pháp quản lý, mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, vị trí làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp theo các khóa học, khả năng học tập tiếp tục của học sinh.

c.2) Công khai điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục:

- Cơ sở vật chất: số lƣợng và diện tích giảng đƣờng, phòng học, phòng chuyên môn, xƣởng thực tập, ký túc xá và khu thể thao cho học sinh, các loại thiết bị và thí

nghiệm đang sử dụng.

- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên: Số lƣợng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo. Số lƣợng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dƣỡng trong năm học và những năm tiếp theo.

c.3) Về công khai tài chính: Mức thu học phí và các khoản thu khác cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học. Các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất, tƣ vấn và các nguồn thu hợp pháp khác. Chính sách học bổng và kết quả thực hiện trong từng năm học của các trƣờng.

Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết ở các trƣờng còn nhiều hạn chế: các điều kiện đảm bảo chất lƣợng; chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ các chế độ chính sách không đƣợc thực hiện đúng nhƣ với cam kết trong quá trình tuyển sinh, phát sinh nhiều khoản thu làm ảnh hƣởng lớn đến điều kiện học tập, sinh hoạt, nghiên cứu của học sinh. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra sự nhìn nhận chƣa tốt về hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập, từ đó làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh vào các trƣờng này.

d) Các biện pháp quản lý học sinh có ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của công tác tuyển sinh.

- Quản lý duy trì sĩ số học sinh: việc duy trì sĩ số hằng năm, hạn chế tình trạng bỏ học sau khi nhập học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của trƣờng. Trong mục tiêu phấn đấu của mình, các trƣờng vừa phải nâng cao chất lƣợng đào tạo, vừa phải duy trì bảo đảm về số lƣợng học sinh bị đào thải, rơi rụng trong quá trình đào tạo sao cho ở mức thấp nhất giúp cho các ngành nghề đào tạo của trƣờng đã mở ra đƣợc ổn định và phát triển, không bị tan vỡ hoặc tạm dừng do quá ít học sinh, đây cũng là yếu tố rất quan trọng để ổn định các nguồn thu nhập cho trƣờng, đảm bảo cho trƣờng đứng vững và phát triển.

- Quản lý đầu ra: tìm việc làm sau khi học sinh sau tốt nghiệp theo nhiều hƣớng khác nhau. Một số học sinh học liên thông lên Cao đẳng, Đại học; Một số học sinh

kiếm việc làm trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan hay tự tạo việc làm bằng khả năng nghề nghiệp của mình. Trƣờng cần chủ động với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trung tâm giới thiệu việc làm để giúp cho học sinh tốt nghiệp ra trƣờng nhanh chóng tìm đƣợc nơi tiếp nhận.

e) Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh...:

Việc đào tạo của trƣờng cố gắng theo hƣớng gắn liền với thực tế sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội, có hiệu quả hơn cả là đào tạo theo địa chỉ. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì sẽ có khả năng thu hút đƣợc nhiều học sinh vào trƣờng theo học. Tuy nhiên, sự phối hợp đào tạo giữa nhà trƣờng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn nhiều vấn đề bất cập, không quy định đƣợc trách nhiệm rõ ràng cho sự tham gia của cơ sở cho quá trình đào tạo của trƣờng nhƣ thế nào, vì thế mấy cơ sở không quan tâm trong khi vẫn nhận ngƣời do các trƣờng đào tạo mà không phải trả một phần kinh phí nào, cuối mỗi khóa học, học sinh muốn đến cơ sở thực tập rất khó khăn và trƣờng lại phải trả một phần kinh phí cho việc thực tập này. Đã đến lúc cần thay đổi quan niệm này và đƣợc pháp luật quy định rõ ràng.

f) Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả dạy và học Module may áo sơ mi nam nữ.

Trong xu thế hội nhập, do nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà hiện nay các trƣờng đƣợc thành lập đi vào hoạt động rất nhiều. Để tồn tại và phát triển các cơ sở dạy nghề không ngừng đổi mới để nâng cao chất lƣợng giảng dạy nhằm củng cố và phát huy thƣơng hiệu nhà trƣờng.Tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc không cao mặc dù tốn kém rất nhiều chi phí, mặt khác các trƣờng dậy nghề gặp bất lợi lớn vì hiện nay, nhiều trƣờng Cao đẳng, Đại học cũng đào tạo hệ trung cấp vì tâm lý học sinh thích học trung cấp trong các trƣờng này hơn. Vì vậy, các trƣờng dạy nghề càng cần phải xây dựng chiến lƣợc phát triển trọng tâm cho từng ngành nghề để nâng cao cam kết về chất lƣợng. Ở hệ trung cấp nghề May và thiết kế thời trang thì May áo sơ mi nam nữ là Module chuyên nghề đầu tiên, tạo nền móng vững chắc cho những module chuyên nghề tiếp theo. Quản lý tốt quá trình dạy và học module này là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng của học sinh, đáp ứng chuẩn đầu ra và nhu cấu

sử dụng nhân lực của xã hội. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, công tác tuyển sinh vào trƣờng dậy nghề sẽ hiệu quả hơn, thúc đẩy việc đầu tƣ cơ sở vật chất hạ tầng, đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao hiệu quả dạy và học.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng I tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận của dạy nghề, những khái niệm, quy định của dạy nghề và nâng cao hiệu quả dạy và học nghề. Xác định đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy nghề và định hƣớng nâng cao chất lƣợng đào tạo module May áo sơ mi nam nữ nghề May và thiết kế thời trang trang hệ Trung cấp nghề.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGHỀ

MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

2.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hoá thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nƣớc, đến năm 2020 Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh Công nghiệp có cơ cấy kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội đƣợc phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Thể dục - Thể thao, Khoa học - Kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nƣớc, an ninh chính trị ổn định, tăng cƣờng khối đại đoàn kế dân tộc.

2.1.2. Định hƣớng về đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hoá

Chúng ta tiến hành CNH, HĐH và hội nhập quốc tế trong bối cảnh Khoa học công nghệ đang phát triển nhƣ vũ bão, trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ chỉ thực sự trở thành động lực khi chúng ta có một nguồn nhân lực đủ về quy mô, cơ cấu và có chất lƣợng.

Thanh Hóa đã hình thành Khu Kinh tế Nghi Sơn và nhiều khu công nghiệp; số lƣợng các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vào đầu tƣ ngày một tăng, đòi hỏi nguồn lao động đƣợc đào tạo với ngành nghề ngày càng đa dạng, yêu cầu chất lƣợng ngày càng cao. Để có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng đáp ứng quá trình CNH, HĐH cả trƣớc mắt và lâu dài, chúng ta cần có chủ trƣơng, giải pháp đủ mạnh, tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhằm phát triển lực lƣợng sản xuất, phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả.

Nhờ năng lực của các cơ sở đào tạo trong tỉnh và thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài thông qua thực hiện các chƣơng trình, dự án đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội đã có đóng góp quan trọng trên các mặt nhƣ tăng trƣởng kinh tế, phát triển dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hƣớng tích cực, khai thác và phát huy đƣợc nhiều lợi thế so sánh của tỉnh và đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, góp phần quan trọng vào việc phát triển khoa học công nghệ, các lĩnh vực Văn hoá – Xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là sự đáp ứng của nguồn nhân lực

Hiện nay, bất cập lớn đó là sự chậm đổi mới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động của các cơ sở đào tạo trong nƣớc nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Các cơ sở đào tạo vẫn còn tình trạng đào tạo những ngành nghề theo khả năng của mình mà chƣa xuất phát từ nhu cầu xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện hiện nay, công tác đào tạo không thể đứng đơn độc mà phải tăng cƣờng hợp tác và liên kết quốc tế và trong nƣớc.

2.2. Quy mô đào tạo và mạng lƣới cơ sở dạy nghề tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 11.106,3 km2, dân số hiện nay gần 4 triệu ngƣời; có lực lƣợng lao động dồi dào và trẻ, tổng số lao động hiện nay 2,6 triệu ngƣời, chiếm 56,84% dân số. Đến năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 38% trong tổng số lao động toàn tỉnh (trong đó đào tạo nghề 25%). Mạng lƣới trƣờng lớp dạy nghề phát triển nhanh và tƣơng đối đồng bộ, từ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến các cơ sở dạy nghề. Tính đến năm 2012 Thanh Hóa có gần 90 cơ sở dạy nghề (03 trƣờng cao đẳng nghề, gần 20 trƣờng trung cấp nghề, 14 trung tâm dạy nghề, 02 trƣờng đại học, 02 trƣờng cao đẳng, 07 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề, 13 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên – dạy nghề cấp huyện, 30 cơ sở dạy nghề), quy mô dạy nghề ngày càng tăng với nhiều hình thức đa dạng, gắn với nhu cầu thị trƣờng và doanh nghiệp. Hàng năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 50 ngàn lao động, trong đó mỗi năm đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng gần 9.000 lao động, góp phần phát

triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên ngành GD&ĐT tỉnh nhà vẫn còn những hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học còn nghèo nàn và lạc hậu, tiến độ xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia còn chậm, chƣa thật sự đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao GD toàn diện trong tình hình mới của đất nƣớc.

Trong mạng lƣới cơ sở dạy nghề tỉnh Thanh Hóa, Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa là lá cờ đầu trong công tác thi đua Dạy tôt – Học tốt, là trƣờng có lƣu lƣợng học sinh tƣơng đối đông và ổn định. phần lớn những nghiên cứu của tác gỉa nằm trong phạm vi nhà trƣờng và một số các cơ sở dạy nghề mà tác giả trực tiếp tham gia giảng dạy.

2.3. Giới thiệu khái quát về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá tiền thân là trƣờng Trƣờng Công nhân Kỹ thuật. Với bề dày đào tạo nghề 55 năm nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc đội ngũ Cán bộ giáo viên thích ứng với từng thời kỳ và đầu tƣ một cơ sở vật chất đủ tầm, đào tạo lao động có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Từ trƣờng Công nhân Kỹ thuật đào tạo thợ phục vụ trong chiến tranh đến trƣờng Kỹ thuật Công nghiệp đào tạo Công nhân Kỹ thuật phục vụ xây dựng kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới và ngày nay trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp tiếp tục đào tạo nhân lực kỹ thuật trình độ cao góp phần phục vụ lao động cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Trải qua hơn năm mƣơi năm xây dựng và trƣởng thành, nhà trƣờng đã có những đóng góp lớn trong hoạt động đào tạo nghề. Trƣờng đã đào tạo, cung cấp cho thị trƣờng lao động hơn 50.000 công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Với những thành tích nổi bật trong đào tạo nghề, những năm qua nhà trƣờng đã đƣợc nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng Cục dạy nghề và đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng

Tập thể: Huân chƣơng Lao động Hạng Nhất; 02 Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ; Nhiều Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Lao động TB&XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trung ƣơng đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Trƣờng cao đẳng nghề Công nghiệpThanh Hóa đƣợc công nhận đạt cấp độ 3 tiêu chuẩn Kiểm định chất lƣợng dạy nghề theo quyết định số 771- BLĐTBXH ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh xã hội.

2.3.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên

Về cơ cấu tổ chức, trƣờng có Ban Giám hiệu gồm 3 ngƣời: 01 Hiệu trƣởng và 02 Phó Hiệu trƣởng; có 07 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Thiết bị-Vật tƣ, phòng Công tác Sinh viên-sinh viên, phòng Khoa học và Kiểm định, phòng Tuyển sinh và tƣ vấn giới thiệu việc làm; có 10 khoa chuyên môn: khoa Công nghệ thông tin, khoa Công nghệ ô tô, khoa Điện, khoa Sƣ phạm dạy nghề, khoa Lý thuyết cơ sở, khoa Khoa học cơ bản, khoa Điện tử điện lạnh, khoa Cơ khí, khoa Kinh tế, khoa May và thiết kế thời trang. Trƣờng còn có các tổ chức đoàn thể nhƣ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học mô đun hàn mag cơ bản tại trường cao đẳng công nghiệp thanh hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)