Nhận xét về đội ĐNGV và công tác bồi dƣỡng ĐNGV khoa May và thiết kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học mô đun hàn mag cơ bản tại trường cao đẳng công nghiệp thanh hóa (Trang 52 - 55)

Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Khác

0 3 3 0 0

2.5. Nhận xét về đội ĐNGV và công tác bồi dƣỡng ĐNGV khoa May và thiết kế thời trang thời trang

Số GVKT của khoa May và thiết kế Thời trang về cơ bản tƣơng đối đồng bộ về ngành nghề, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo. Một số GV có thâm niên giảng dạy nhiều năm, đủ năng lực và kinh nghiệm giảng dạy. Theo đánh giá của 5 cán bộ quản lý về mức độ giảng dạy của các GV cho kết quả sau:

Mức độ tốt: 70% Mức độ khá: 20%

Mức độ trung bình: 10% Mức độ kém: 0%

Hầu hết các GV an tâm, nhiệt tình, có trách nhiệm với nghề nghiệp, theo phiếu thăm dò 6 GV về mức độ phù hợp với công việc có kết quả sau:

Không phù hợp: 1 Tƣơng đối phù hợp: 1 Phù hợp: 2

Rất phù hợp: 1

- Về trình độ học vấn: ĐNGV khoa May và thiết kế Thời trang có trình độ đáp ứng đƣợc công tác giảng dạy. Hiện nay khoa có 2 giáo viên đang làm luận văn thạc sỹ. Theo kết quả thống kê trên ta có nhận xét: Trình độ học vấn của ĐNGV trong khoa, đã đáp ứng đƣợc phần nào về công tác giảng dạy. Đây là thế mạnh của khoa. Theo phiếu thăm dò cán bộ quản lý trong khoa về khả năng phát triển nghề nghiệp của ĐNGVKT trong thời gian tới cho kết quả sau:

Giáo viên ít có khả năng phát triển: 30% Giáo viên có khả năng phát triển: 50% Giáo viên rất có khả năng phát triển: 20% - Về nghiệp vụ sƣ phạm:

Vì là một trƣờng sƣ phạm kỹ thuật, nên điểm mạnh của khoa May và thiết kế Thời trang có 83% GV đƣợc bồi dƣỡng sƣ phạm bậc II. Trong đó, có 1 GV chỉ đƣợc đào tạo về kỹ thuật mà chƣa đƣợc đào tạo kịp thời về nhgiệp vụ sƣ phạm. Có thể nói cán bộ trong khoa May và thiết kế Thời trang rất quan tâm, đặc biệt là từng cá nhân GV trong khoa đã xác định đƣợc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trong việc tự học và tự bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm, để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

- Về cơ cấu, số lƣợng GV:

Từ những năm 1999 trở về trƣớc, do nhận thức về nghề dạy học chuyên nghiệp- dạy nghề chƣa đúng mức, nên nhiều kỹ sƣ tốt nghiệp các trƣờng ĐH kỹ thuật ít có nguyện vọng về các trƣờng CĐ-THCN-DN công tác. Vào khoảng 7 năm trở lại đây, để chuẩn bị cho trƣờng lên ĐH, nhà trƣờng đã chú trọng hơn đến việc phát triển ĐNGVKT, nhƣng việc xin biên chế cũng còn gặp nhiều khó khăn .

Nhƣng trong những năm gần đây, số GVKT trong khoa khoa May và thiết kế Thời trang đã tăng lên. Mặt khác hiện nay do số học sinh, sinh viên trong khoa tƣơng đối đông mà số GV hầu nhƣ tăng không đáng kể. Dẫn tới tình trạng GV dạy quá nhiều giờ so với định mức giảng dạy. Ngoài ra khoa còn nhận thêm hệ đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo dài hạn ở ngoài trƣờng, đào tạo liên kết. Theo thống kê thì tỉ lệ HS/GV của khoa May và thiết kế Thời trang là 39/1. Nếu trong thời gian tới đây số lƣợng GV không đƣợc bổ sung thì đội ngũ GV trong khoa sẽ luôn luôn nằm trong tình trạng quá tải thƣờng xuyên. Sắp tới trong khoa May và thiết kế Thời trang có 2GV về nghỉ chế độ. Do vậy số lƣợng GV đã thiếu lại càng thiếu thêm. Hiện nay khoa đang có nhu cầu tuyển thêm GV chuyên ngành, có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Nhƣng do tâm lý lo sợ số lƣợng học sinh sẽ giảm trong một vài năm tới đây do khó khăn trong công tác tuyển sinh nên đang dừng lại. Về phƣơng tiện và phƣơng pháp giảng dạy

- Về phƣơng tiện, thiết bị giảng dạy.

Tuy nhà trƣờng đã trang bị tƣơng đối nhiều các đồ dùng, dụng cụ và thiết bị máy móc, nhƣng vẫn còn hạn chế. Hiện tại, số lƣợng giáo viên trong khoa là 6 nhƣng chỉ đƣợc trang bị một máy chiếu nên việc khai thác sử dụng nó còn hạn chế,

số thời gian sử dụng để giảng dạy chỉ rất ít. Hầu hết GV vẫn dùng phấn, bảng ít sử dụng máy chiếu, giáo cụ trực quan, mà chủ yếu là dạy chay.

- Về phƣơng pháp giảng dạy.

Đây là một khâu quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả việc dạy và học. Trong phiếu thăm dò 6 GV thì có tới 3 giáo viên (chiếm 50%) cho rằng đang gặp khó khăn về phƣơng pháp giảng dạy.

Nguyên nhân của những hạn chế trên do Một số GV còn chƣa cố gắng cải tiến nội dung cho phù hợp để dùng các phƣơng tiện hiện đại hơn phục vụ công tác giảng dạy. Các GV còn ngại và hạn chế trong việc sử dụng các mô hình và thiết bị dạy học để minh hoạ.

Ngày nay KH-CN không ngừng phát triển, các phƣơng tiện dạy học cũng phát triển theo. Việc tiếp cận và áp dụng các phƣơng tiện dạy học và các phƣơng pháp dạy học mới đối với GVKT ở khoa May và TKTT nói riêng và trong nhà trƣờng nói chung còn rất hạn chế. Trong khi trao đổi với các GV về các phƣơng pháp dạy học nhƣ: phƣơng pháp đồ án (projekt ), phƣơng pháp tình huống ( case study ), quan diểm dạy học theo hƣớng hành động …phần nhiều trong số họ còn tỏ ra ít hiểu biết. - Về công tác NCKH.

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của GV, nhƣng đã từ lâu chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do vậy hoạt động NCKH ở trong trƣờng cũng nhƣ trong khoa May và TKTT chƣa dấy lên đƣợc phong trào mạnh mẽ. Theo 6 phiếu điều tra về những khó khăn chủ yếu của các GV trong công tác NCKH, có kết quả sau:

+ 2 GV cho rằng do khả năng + 2GV cho rằng do kinh phí.

+ 2 GV cho rằng do cơ chế chính sách.

Nguyên nhân chính ở đây do các GV bận rộn suốt ngày với nhiệm vụ giảng dạy tại trƣờng và thƣờng xuyên phải đi công tác tại các cơ sở liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh. Các chính sách ƣu đãi, tài chính hỗ trợ cho việc NCKH hạn hẹp do vậy không khuyến khích GV tham gia vào NCKH.

- Công tác tự bồi dƣỡng.

khoa còn hạn chế. Các tài liệu, tạp chí, ấn phẩm lâu nay vẫn sử dụng phần lớn tồn lại rất lâu. Việc tự bồi dƣỡng về ngoại ngữ và tin học chỉ tích cực khi các GV có nhu cầu đi tham quan, học tập thực tế.

2.6. Thực trạng đào tạo May và Thiết kế thời trang tại trƣờng CĐN Công nghiệp Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học mô đun hàn mag cơ bản tại trường cao đẳng công nghiệp thanh hóa (Trang 52 - 55)