Module đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học mô đun hàn mag cơ bản tại trường cao đẳng công nghiệp thanh hóa (Trang 27 - 28)

a. Khái niệm về Module

Phát triển chƣơng trình theo mô đun ngày càng tỏ ra là một phƣơng thức tiên tiến. Theo phƣơng thức này, nội dung của chƣơng trình đào tạo trở lên uyển chuyển hơn, không gò bó, cứng nhắc, luôn cập nhật đƣợc những biến động của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế - xã hội, gắn đào tạo với thực tiễn, phù hợp với ngƣời học và nhu cầu của thị trƣờng lao động. Trong những năm gần đây, phƣơng thức đào tạo theo mô đun đã đƣợc nghiên cứu, triển khai, áp dụng vào lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam.

Tùy thuộc mục đích và cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu giáo dục, đào tạo, đã có quan niệm và định nghĩa khá phong phú về mô đun dạy học (hoặc mô đun đào tạo).

Có thể hiểu một cách chung nhất, mô đun là đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý thuyết, các kỹ năng và kiến thức liên quan để tạo ra một năng lực chuyên môn.

Các module đào tạo có thể đƣợc ngƣời học lựa chọn một cách tự do hoặc đƣợc định hƣớng, có thể đƣợc ghép nối với nhau theo cách thức tích lũy kiến thức, kỹ năng nhằm đạt đƣợc các trình độ khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cá nhân ngƣời học và nhu cầu xã hội.

Trong cấu trúc nội dung đào tạo nghề theo Module kỹ năng hành nghề (MKH), để thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập cũng nhƣ để có khả năng dùng chung một kiến thức, kỹ năng nghề cho nhiều nghề đào tạo khác nhau. Mỗi MKH đƣợc chia thành nhiều Module tƣơng ứng với công việc hợp thành Module kỹ năng hành nghề đó. Với cấu trúc nhƣ vậy, “Module là một phần của MKH, đƣợc phân chia một cách logic theo từng công việc hợp thành của nghề nào đó, có mở đầu và có kết thúc rõ ràng”.

b. Những đặc trƣng cơ bản của Module đào tạo

- Tính trọn vẹn

Mỗi module dạy học mang một chủ đề xác định từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và quy trình thực hiện do vậy nó không phụ thuộc vào nội dung đã có và sẽ có sau nó. Tính trọn vẹn là dấu hiệu bản chất của module dạy học thể hiện sự độc đáo khi xây dựng nội dung dạy học.

- Tính cá biệt (tính cá nhân hóa)

Tính cá biệt nghĩa là chú ý tới trình độ nhận thức và các điều kiện khác nhau của ngƣời học. Module dạy học có khả năng cung cấp cho ngƣời học nhiều cơ hội để có thể học tập theo nhịp độ của cá nhân, việc học tập đƣợc cá thể hóa và phân hóa cao độ.

- Tính tích hợp

Tính tích hợp là đặc tính căn bản tạo nên tính chỉnh thể tính liên kết và tính phát triển của module dạy học. Trƣớc hết mỗi module dạy học đều là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng nhƣ các yếu tố của quá trình dạy học.

- Tính phát triển

Module dạy học đƣợc thiết kế theo hƣớng "mở" tạo ra cho nó khả năng dung nạp - bổ sung những nội dung mang tính cập nhật. Vì thế module dạy học luôn có tính "động" tính "phát triển"..

- Tính tự kiểm tra, đánh giá

Quy trình thực hiện một module dạy học đƣợc đánh giá thƣờng xuyên bằng hệ thống câu hỏi dạng test diễn ra trong suốt quá trình thực hiện module dạy học nhằm tăng thêm động cơ cho ngƣời học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học mô đun hàn mag cơ bản tại trường cao đẳng công nghiệp thanh hóa (Trang 27 - 28)