Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hội an (Trang 101 - 105)

6. Tổng quan tài liệu

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

- Cùng với việc tăng trƣởng tín dụng thì rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng cũng tăng lên. Vì vậy, Vietinbank cần xem xét lại chỉ tiêu kế hoạch giao cho Chi nhánh phù hợp với bối cảnh nền kinh tế, thực trạng Chi nhánh. Giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trƣởng, lợi nhuận phải cân bằng với mức độ rủi ro các Chi nhánh có thể chấp nhận đƣợc. Không nên giao chỉ tiêu quá cao dẫn đến các Chi nhánh chạy theo tăng trƣởng mà không thật sự chú trọng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay. Đối với các Chi nhánh đang có chất lƣợng tín dụng thấp, cần phải tập trung xử lý, thu hồi nợ thì giao mức tăng trƣởng thấp hơn các Chi nhánh khác

nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, đồng thời việc thực hiện kế hoạch sẽ khả thi hơn.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm giúp Chi nhánh chủ động theo dõi và giám sát khách hàng xuyên suốt quá trình cho vay, đồng thời hỗ trợ trụ sở chính Vietinbank giám sát Chi nhánh trong việc quản lý khách hàng. Hệ thống cảnh báo sẽ đƣa ra các khách hàng với các mức độ cảnh báo từ cao đến thấp. Đối với các khách hàng có mức độ cảnh báo rủi ro cao, Chi nhánh phải theo dõi, giám sát chặt chẽ và đề xuất các biện pháp ứng xử kịp thời.

- Trƣờng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực của Vietinbank cần tổ chức nhiều hơn nữa các khoá đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tín dụng, nội dung đào tạo cần gắn với đặc thù của từng địa phƣơng và lấy các trƣờng hợp thực tế phát sinh tại các Chi nhánh để liên hệ thực tiễn, qua đó giúp cho cán bộ hiểu r hơn.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Có biện pháp để kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ của các Chi nhánh, phát hiện kịp thời các sai sót để có biện pháp khắc phục, sửa chữa, hạn chế các rủi ro phát sinh. Sau mỗi cuộc kiểm toán cần thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ và đánh giá mức độ rủi ro của các Chi nhánh theo các mức : thấp, trung bình, cao, rất cao. Đối với các Chi nhánh đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao và rất cao thì có cơ chế theo d i, giám sát đặc biệt nhƣ hạ mức phán quyết tín dụng hoặc không uỷ quyền phán quyết tín dụng cho Chi nhánh.

- Các Phòng nghiệp vụ tại Trụ sở chính, nhất là Phòng Quản lý Nợ có vấn đề và Phòng Pháp chế, cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Chi nhánh trong công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

KẾT LUẬN

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay là hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng năng lực tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Đây là một chủ trƣơng lớn của Chính phủ đã và đang triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hội An” đƣợc chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và phân tích, đánh giá, tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ sau:

1- Khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại; rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.

2- Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hội An trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Hội An, qua đó đánh giá đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Hội An.

3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Hội An, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm quản lý nợ xấu có hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng của Vietinbank Hội An trong thời gian tới. Luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với cơ quan liên quan cũng nhƣ kiến nghị đối với Vietinbank .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Thị Vân Bình 2012 , Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển iệt Nam – Chi nhánh ải ân, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại

học Đà Nẵng.

[2] TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội [3] Ths. Lê Thị Huyền Diệu (2010), "Quản lý rủi ro tín dụng - Kinh nghiệm

của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam"

[4] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

NXB lao động xã hội, Thành phố Hồ chí Minh

[5] PGS. TS. Nguyễn Minh Duệ (2007), Bài giảng quản trị rủi ro, Trƣờng

Đại học Bách khoa, Hà Nội.

[6] Dƣơng Hữu Hạnh (2011), Quản trị ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

[7] Lê Bá Hoà (2012), Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng TMCP Công thương Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[8] PGS. TS. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB lao động xã hội, Thành phố Hồ chí Minh

[9] Nguyễn Hiệp(2010), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Quản trị

kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[10] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định ngân hàng, NXB Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh .

[12] Lê Viết Mƣời (2012), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[13] Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hội An , Báo cáo

tổng kết kinh doanh thường niên các năm 2011, 2012, 2013.

[14] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

[15] Peter SRose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Tài chính.

[16] Frederic SMishkin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hội an (Trang 101 - 105)