Hoàn thiện công tác triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hội an (Trang 90 - 95)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.2 Hoàn thiện công tác triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng

tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Công tác triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay DN là rất quan trọng đảm bảo cho tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thực tế. Nếu các chính sách, các biện pháp mà Chi nhánh đƣa ra có tốt bao nhiêu đi nữa nhƣng công tác tổ chức triển khai thực hiện yếu kém thì hiệu quả mang lại sẽ yếu kém. Chính vì vậy, ngoài việc xây dựng chính sách tín dụng, các qui định cho vay DN Chi nhánh còn phải quan tâm kiểm tra giám sát công tác triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát RRTD. Trong thời gian đến, Chi nhánh nên quan tâm triển khai các mặt nghiệp vụ nhƣ sau:

iều khoản hạn chế rủi ro tín dụng trong hợp đ ng tín dụng

Để đảm bảo một số biện pháp kiểm soát RRTD có tính pháp lý, Chi nhánh cần thỏa thuận với DNVV nội dung các biện pháp nhƣ vốn tự có tham gia, các trƣờng hợp bổ sung tài sản đảm bảo, giảm dần dƣ nợ vay, tăng giảm lãi suất theo mức độ rủi ro của DN… trong các hợp đồng tín dụng.

- Đối với điều khoản bổ sung tài sản đảm bảo, Chi nhánh thêm vào hợp đồng các trƣờng hợp phải bổ sung tài sản đảm bảo nhƣ khi DN bị xuống hạng thấp hơn, khi tài sản đảm bảo của DN bị xuống giá.

- Đối với điều khoản thu nợ trƣớc hạn, ngoài các điều khoản đã cam kết nhƣ hiện nay Chi nhánh cần bổ sung trƣờng hợp thu nợ trƣớc hạn khi tài sản đảm bảo của DN không đáp ứng các qui định của ngân hàng.

- Đối với điều khoản giảm dần dƣ nợ vay, Chi nhánh bổ sung ngân hàng cho vay giảm dần dƣ nợ vay nếu DNVV kinh doanh thua lỗ. Ngân hàng xem xét cho vay từng món căn cứ vào phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời căn cứ vào số tiền trả nợ vay của DN. Số tiền cho vay bằng 80% số tiền DN trả nợ.

- Đối với điều khoản lãi suất, Chi nhánh bổ sung lãi suất sẽ thay đổi tƣơng ứng với mức định hạng của DN tại các thời điểm định hạng 31/01, 30/06, 30/09, 31/12.

Việc bổ sung các điều khoản hạn chế rủi ro tín dụng nhƣ trên, hoạt động cho vay DN của Chi nhánh mới vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đảm bảo triển khai kịp thời các biện pháp kiểm soát RRTD nhằm ngăn ngừa kịp thời rủi ro tín dụng cũng nhƣ giảm thiểu tổn thất trong cho vay DN.

ánh giá giới hạn tín dụng trên một kh ch hàng định kỳ tối thiểu 3 tháng một l n

Khi DNVV không đạt kế hoạch doanh thu nhƣ đã cam kết điều này đồng nghĩa với việc DNVV sẽ không sử dụng hết giới hạn tín dụng đã cấp. Do đó DNVV có thể lợi dụng giới hạn tín dụng dƣ ra, lập chứng từ giả để rút vốn vay cho các mục đích khác nhƣ mua bất động sản, tài sản cố định… dẫn đến rủi ro tín dụng. Để phòng ngừa DNVV sử dụng sai mục đích, cán bộ quan hệ khách hàng phải thƣờng xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của DNVV, đối chiếu với dƣ nợ hiện tại Chi nhánh. Thƣờng xuyên kiểm tra thực tế hàng tồn kho, tình hình thi công các công trình xây dựng, dự án đầu tƣ để phát hiện kịp thời nguyên nhân gây ta RRTD. Nếu có nghi ngờ DNVV sử dụng sai mục đích, cán bộ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ chứng từ giải ngân và có biện pháp thu hồi phần đã cho vay sai mục đích. Tối thiểu 3 tháng 1 lần hoặc khi xét thấy có các dấu hiệu DN không hoàn thành đƣợc kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh nên có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong quý và khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh các tháng còn lại trong năm, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng, tính toán vật tƣ đảm bảo. Trƣờng hợp phát hiện doanh nghiệp dƣ thừa giới hạn tính dụng, cán bộ quan hệ khách hàng đề nghị ác định lại giới hạn tín dụng mới cho phù hợp.

Hoàn thiện công tác thu thập thông tin để định giá tài sản đảm bảo

Giá của tài sản đảm bảo cần phải đƣợc định giá chính xác, sát với giá trên thị trƣờng. Để công tác định giá chính ác, đáng tin cậy trƣớc hết cần có căn cứ định giá chính xác. Hiện nay, cán bộ quan hệ khách hàng tại Chi nhánh thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo dựa vào nguồn thông tin về giá rao bán tài sản trên mạng internet. Nhƣ chúng ta đã biết, giá rao bán trên mạng thƣờng không đƣợc tin cậy do đây không phải là giá giao dịch mua bán thực tế. Nhiều khi giá giao dịch mua bán thực tế thấp hơn, hơn nữa, ngƣời rao bán tài sản trên mạng cũng không đáng tin cậy, có khi đó là những thông tin do những ngƣời môi giới “thổi giá lên cao. Ngoài ra, xét ở góc độ rủi ro đạo đức nghề nghiệp thì giá rao bán trên mạng cũng có thể do cán bộ ngân hàng hoặc thông đồng với khách hàng tự “ thổi giá lên để nâng cao giá tài sản mình đang cần định giá.

Để công tác định giá đƣợc chính ác, ngăn ngừa rủi ro đạo đức nghề nghiệp, Chi nhánh phải tìm kiếm đƣợc giá giao dịch thành công của tài sản đảm bảo trên thị trƣờng tại thời điểm định giá. Nếu tài sản cần định giá không có giao dịch thực tế trên thị trƣờng, Chi nhánh có thể tìm tài sản tƣơng đƣơng để định giá. Đối với bất động sản, Chi nhánh có thể tìm kiếm giá giao dịch thành công tại các sàn giao dịch bất động sản hoặc mua bán thực tế tại các trung tâm môi giới bất động sản. Có nhƣ vậy, nguồn thông tin sử dụng để định giá mới đảm bảo.

Thành lập tổ định giá chuyên trách trực thuộc Gi m đốc chi nhánh

Việc thành lập tổ định giá chuyên trách sẽ giúp Chi nhánh định giá tài sản đƣợc đảm bảo tốt hơn, cụ thể:

+ Giá tài sản sẽ thống nhất trong toàn Chi nhánh do chỉ sử dụng một nguồn thông tin và cán bộ định là chỉ nằm trong một tổ duy nhất.

+ Công tác định giá sẽ đƣợc nhanh chóng, không phải mất thời gian thu thập thông tin về giá giao dịch mua bán của tài sản đảm bảo cần định giá do

các tài sản cùng loại có thể sử dụng cùng một nguồn thông tin.

+ Tạo ra sự độc lập trong công tác định giá tài sản đảm bảo với các công tác thẩm định, phân tích tín dụng, tránh đƣợc tình trạng cho vay trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo chứ không căn cứ vào nhu cầu vốn thực tế của DNVV, phòng ngừa các trƣờng hợp DNVV đƣợc vay vƣợt nhu cầu thực tế của DN đồng thời DN không có thể lập hồ sơ chứng từ vay vốn giả để rút vốn vay ngân hàng nhằm sử dụng sai mục đích và đây là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD trong cho vay DN.

+ Giảm áp lực công việc cho cán bộ quan hệ khách hàng, nhất là công tác định giá lại tài sản đảm bảo, dành nhiều thời gian cho cán bộ quan hệ khách hàng tập trung vào công tác quản lý theo dõi dòng tiền, tiếp thị khách hàng mới.

Chi nhánh thành lập tổ định giá trực thuộc Giám đốc và quy định cán bộ định giá tài sản không đồng thời thực hiện công tác xét duyệt cho vay.

Thực hiện định giá lại tài sản kịp thời khi tài sản đảm bảo giảm giá

Để đảm bảo giá của tài sản đảm bảo không thấp hơn so với giá thị trƣờng tại mọi thời điểm, đảm bảo cho các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh đem lại hiệu quả cao hơn, Chi nhánh cần phải tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo khi tài sản đảm bảo giảm giá chứ không phải định giá tài sản đảm bảo theo định kỳ 12 tháng/ lần.

Hiện nay, giá bất động sản trên thị trƣờng giảm từ 30% đến 50% do vậy nếu không định giá lại tài sản đảm bảo kịp thời, dƣ nợ vay có tài sản đảm bảo tại chi nhánh không có giá trị thực tế. Chi nhánh cần phải tổ chức định giá lại kịp thời, đồng thời rà soát lại toàn bộ giá của tài sản đảm bảo là bất động sản hiện đang thế chấp tại chi nhánh.

Tăng cường kiểm tra tài sản đảm bảo là động sản

xuất, phƣơng tiện vận tải… dễ hƣ hỏng, mất mát trong quá trình bảo quản và sử dụng. Thậm chí DNVV đã có cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng nhƣng vẫn đem tài sản thế chấp đi bán cho các đối tác mà ngân hàng không biết vì đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất không đƣợc đăng ký sở hữu tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc nên việc bán tài sản thƣờng không có trở ngại gì. Để hạn chế việc mất mát, hƣ hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chi nhánh cần phải yêu cầu cán bộ quan hệ khách hàng phải thực hiện kiểm tra định kỳ hằng quý 1 lần hoặc khi có dấu hiệu rủi ro chứ không phải 12 tháng 1 lần nhƣ hiện đang thực hiện. Việc tăng cƣờng tần suất kiểm tra tài sản đảm bảo, Chi nhánh có thể phát hiện kịp thời các trƣờng hợp hƣ hỏng, mất mát tài sản, định giá lại tài sản hƣ hỏng, xuất toán giá trị tài sản đảm bảo bị mất mát kịp thời đồng thời thu nợ trƣớc hạn tƣơng ứng với phần giá trị tài sản đảm bảo bị mất mát mới phát huy đƣợc vai trò phòng ngừa rủi ro tín dụng cho chi nhánh và là nguồn thu nợ thứ hai thiết thực cho chi nhánh

Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động đối với các doanh nghiệp vay vốn mới thành lập không đủ điều kiện định hạng tín dụng

Hiện nay, Vietinbank không đƣa ra tiêu chuẩn sàng lọc DNVV mới thành lập chƣa đủ điều kiện định hạng tín dụng do chƣa đủ 3 năm hoạt động và các DNVV thuộc đối tƣợng này đƣợc phân loại nợ theo điều 6 công văn 493 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Đối với những DNVV đủ điều kiện định hạng, định kỳ chi nhánh định hạng 3 tháng 1 lần. Do đó, việc kiểm soát hoạt động của DNVV là hoàn toàn dễ dàng cho ãnh đạo chi nhánh. Tuy nhiên, đối với các DNVV chƣa đủ điều kiện định hạng, hằng năm chi nhánh mới phân tích nắm bắt tình hình thông qua công tác tính giới hạn tín dụng hằng năm. Nhƣ vậy, trong khoảng thời gian đó, tình hình tài chính của DNVV có thể biến động xấu đi mà chi nhánh hoàn toàn không nắm bắt đƣợc. Để hạn chế rủi ro tín dụng đối với các DNVV

chƣa đủ điều kiện định hạng, chi nhánh cần có quy định cụ thể định kỳ cán bộ quan hệ khách hàng phải báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVV, định kỳ 3 tháng phải phân tích tình hình hoạt động tài chính của DNVV. Qui định cụ thể thời gian kiểm tra các hoạt động kinh doanh của DN này nhƣ hàng tháng cán bộ quan hệ khách hàng phải đến trực tiếp nắm bắt tình hình hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả, tình hình quan hệ tín dụng đối với các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn. Có nhƣ vậy, chi nhánh mới đƣa ra biện pháp ứng phó kịp thời nhƣ giảm dần dƣ nợ vay, yêu cầu DN bổ sung thêm tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, bảo lãnh của bên thứ ba…

Thực hiện rà soát giới hạn tín dụng đối với doanh nghiệp 6 tháng 1 l n

Để phát hiện doanh nghiệp dƣ thừa giới hạn tín dụng đồng thời ác định lại giới hạn tín dụng mới cho phù hợp với tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của DNVV. Định kỳ 6 tháng/ 1 lần nên có đánh giá rà soát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh để ác định lại giới hạn tín dụng nếu DN không sử dụng hết giới hạn tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hội an (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)