Xây dựng chính sách tín dụng trong cho vay doanh nghiệp riêng cho Ch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hội an (Trang 83 - 90)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.1.Xây dựng chính sách tín dụng trong cho vay doanh nghiệp riêng cho Ch

riêng cho Chi nhánh trên cơ sở hoàn thiện chính sách của Vietinbank

ịnh hướng công tác phát triển khách hàng doanh nghiệp

Để duy trì chất lƣợng tín dụng nhƣ hiện nay trong điều kiện kinh tế đất nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh cần có định hƣớng khách hàng cụ thể. Ngoài việc định hƣớng phát triển tín dụng theo các ngành nhƣ trong định hƣớng phát triển của Chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016, các định hƣớng của Chi nhánh cần bám sát với các biện pháp kiểm soát RRTD. Cụ thể Chi nhánh cần tập trung phát triển tín dụng đối với DNVV xếp hạng từ A trở lên, giảm tỷ trọng dƣ nợ của khách hàng có định hạng BB. Đặc biệt, Chi nhánh cũng cần tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhằm phân tán rủi ro tín dụng ra nhiều DN.

Chi nhánh chỉ nên phát triển DN có định hạng BBB, BB trong các lĩnh vực ít rủi ro hơn trong các ngành thƣơng mại dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Hoàn thiện tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng Vietinbank

Một trong các tiêu chí sàng lọc của Vietinbank là hệ số nợ. Hệ số nợ càng cao thì mức độ rủi ro vỡ nợ càng lớn. Chính vì vậy, Vietinbank đƣa ra hệ số nợ nhằm giới hạn khả năng vỡ nợ của DN. Tuy nhiên, nếu nợ vay của DN có tài sản đảm bảo 100% thì không nhất thiết phải ét đến hệ số nợ của DN nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi. Đặc biệt, đối với các DN đảm bảo tối thiểu 100% bằng tiền gửi hoặc chứng từ có giá, Chi nhánh không nên xem xét cho vay dựa trên hệ số nợ vì tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, đối với các trƣờng hợp này, Chi nhánh xem xét thận trọng tính pháp lý của ngƣời đại diện ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo; các hình thức, nội dung của hợp đồng phải đảm bảo hợp pháp.

Hoàn thiện biện ph p ngăn ngừa rủi ro tín dụng phù hợp với bối cảnh hiện nay:

Hoàn thiện biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay bất động sản

Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có mức rủi ro tín dụng cao nhất hiện nay. Do vậy, đối với các DNVV kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, Chi nhánh yêu cầu phải có tài sản đảm bảo tối thiểu 100% dƣ nợ vay vốn, phải có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh. Sở dĩ phải yêu cầu nhƣ vậy vì tình hình giảm giá bất động sản hiện nay rất khó lƣờng. Ngoài việc giảm giá tài sản đảm bảo là bất động sản, giá trị vốn vay của ngân hàng cũng bị giảm theo giá trị bất động sản (vì tài sản hình thành vốn vay là bất động sản) nên phải có vốn tự có tham gia nhằm giảm thiểu tối thiểu tổn thất do giá trị của vốn vay trên thị trƣờng giảm.

Hoàn thiện biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong bối cảnh kinh doanh khó khăn như hiện nay.

Đối với DNVV có định dạng BBB, Chi nhánh cần yêu DNVV phải đảm bảo tối thiểu 70% tài sản, tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản, có vốn tự tham gia phƣơng án sản xuất kinh doanh tối thiểu 30% hoặc phải có đảm bảo tối thiểu 100% tài sản đảm bảo. Do vậy trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, khả năng trả nợ của các DN có định hạng BB sẽ bị suy giảm. Do đó, việc yêu cầu vốn tự có tham gia hoặc 100% tài sản đảm bảo là cần thiết.

Giảm tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản

Để hạn chế rủi ro bán không đƣợc tài sản trong điều kiện thị trƣờng bất động sản đang đóng băng nhƣ hiện nay, Chi nhánh cần giảm 10% tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản, tức là chỉ cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo.

10% so với giá trị thị trƣờng để vừa đảm bảo tăng tính thanh khoản của tài sản đảm bảo trong điều kiện thị trƣờng đóng băng nhƣ hiện nay, vừa đảm bảo giá bán không thấp hơn dƣ nợ và lãi vay ngân hàng.

Quy định giới hạn rủi ro tín dụng theo ngành, theo khách hàng.

Giới hạn dƣ nợ các ngành có mức độ rủi ro tín dụng cao là công việc cần thiết để đảm bảo dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh không tập trung vào các ngành có rủi ro cao nhƣ bất động sản, chứng khoán. Hiện nay, Vietinbank không quy định giới hạn tín dụng các ngành này trong danh mục tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro tín dụng các ngành này trong những ngành có rủi ro cao này, Phòng quản lý rủi ro chi nhánh thƣờng xuyên phân tích mức độ rủi ro tín dụng của từng ngành và cần có tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh qui định một tỷ lệ dƣ nợ các ngành bất động sản, chứng khoán. Phát hiện kịp thời các ngành có rủi ro cao ngoài các ngành trên. Từ đó đƣa ra giới hạn dƣ nợ tối đa trong từng ngành, đồng thời đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn sàng lọc DNVV kinh doanh trong các lĩnh vực này.

Bên cạnh đƣa ra những ngành có mức độ rủi ro cao, Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh cần xây dựng một danh mục cho vay hợp lý để định hƣớng cho các Phòng quan hệ phát triển tín dụng an toàn trong thời gian đến.

Về giới hạn cho vay theo từng khách hàng, hiện nay Vietinbank cũng không quy định cụ thể mức giới hạn cho vay trên từng khách hàng. Do vậy để giới hạn RRTD, Chi nhánh cũng cần có quy định giới hạn dƣ nợ trên từng khách hàng nhằm giới hạn RRTD tập trung vào một số khách hàng lớn nhƣ hiện nay. Cụ thể quy định tỷ lệ cho dƣ nợ của một khách hàng không đƣợc chiếm 10% trong tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh. Quy định mức độ nợ bình quân trên một khách hàng nhƣ sau:

Tỷ lệ dƣ nợ bình quân trên một

doanh nghiệp =

Tổng dƣ nợ cho vay DN

x 100% Số lƣợng DN

Tỷ lệ này sẽ đảm bảo dƣ nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh sẽ phân tán dƣ nợ cho vay vào nhiều DN.

Hoàn thiện tiêu chí cho vay tín chấp

Không cho vay tín chấp nếu doanh nghiệp vay vốn có tài sản đảm bảo.

Việc chi nhánh cho vay tín dụng đối với các DNVV có định hạng tín dụng AA trở lên, có hệ số nợ dƣới 2,5 và không có phát sinh nợ quá hạn trong vòng 12 tháng là tốt. Tuy nhiên, Cán bộ quan hệ khách hàng có thể lợi dụng tiêu chí này để cho vay tín chấp đối với các DNVV có đầy đủ tài sản đảm bảo nhƣng không thế chấp tại Chi nhánh. Hậu quả của việc này là DNVV có thể dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho các NHTM khác trên địa bàn. Khi DNVV kinh doanh khó khăn, DN bị xuống hạng và không đạt tiêu chuẩn cho vay tín chấp tại Chi nhánh, khi đó Chi nhánh yêu cầu DNVV phải bổ sung tài sản đảm bảo thì DN không còn tài sản đảm bảo để thế chấp. Vì vậy, Chi nhánh cần hoàn thiện tiêu chí cho vay tín chấp theo hƣớng:

+ Đối với DNVV đủ điều kiện cho vay tín chấp nhƣng DNVV vẫn còn tài sản đảm bảo, việc cho vay tín chấp ngoài các tiêu chuẩn đã nêu ra trên khi thẩm định nếu xét thấy DNVV còn tài sản đảm bảo, Chi nhánh vẫn yêu cầu DNVV thế chấp tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn.

+ Đối với doanh nghiệp vay vốn đủ điều kiện cho vay tín chấp nhƣng không còn tài sản đảm bảo, Chi nhánh nên thỏa thuận với DNVV điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng về tài sản đảm bảo nếu DNVV bị xuống hạn tín dụng. Cụ thể, DNVV phải dùng tài sản đảm bảo bổ sung của bên thứ ba để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ ngân hàng khi DNVV bị xuống hoặc chấp nhận để Chi nhánh thu nợ trƣớc hạn để đảm bảo tỷ lệ dƣ nợ tối đa trên tài sản đảm bảo của DNVV.

Nhƣ vậy, Chi nhánh nên quy định chỉ thực hiện cho vay tín chấp nếu DNVV không còn tài sản đảm bảo.

Không cho vay tín chấp đối với các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Chi nhánh chỉ nên cho vay thế chấp 100% đối với các lĩnh vực có mức độ RRTD cao nhƣ bất động sản, chứng khoán nhằm đảm bảo các rủi ro tín dụng trong lĩnh vực này đƣợc ngăn ngừa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy định lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng

Để bù đắp rủi ro tín dụng trong cho vay DN, Chi nhánh nên quy định áp dụng lãi suất cho vay theo từng nhóm định hạng. Lãi suất cho vay đƣợc hiểu là giá cả của khoản vay và đƣợc hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trƣờng, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức độ lợi nhuận dự kiến của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay còn chịu chi phối bởi mức lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và lãi suất cạnh tranh trên thị trƣờng.

Mức độ rủi ro đảm bảo đƣợc chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng theo từng nhóm khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo. Nhƣ vậy đối với các nhóm nợ từ A trở lên không phải tính đến mức dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể vì theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nƣớc không phải trích dự phòng cụ thể cho nhóm nợ này. Tuy nhiên, năm 2012, dự phòng rủi ro cụ thể tại Chi nhánh tính riêng cho nhóm DNVV BBB là 4.446 triệu dƣ nợ nhóm BBB là 145.661 triệu đồng). Nếu tính dự phòng này vào lãi vay thì mức tăng của lãi suất cho vay nhóm này so với nhóm A trở lên tăng 3%. Ví dụ, DNVV nhóm A cho vay lãi suất 12% năm thì DNVV nhóm BBB phải vay lãi suất là 15% thì mới bù đƣợc chi phí dự phòng rủi ro đối với nhóm BBB. Nhƣ vậy, lãi suất cho vay nhóm BBB cao và rất khó triển khai trong thực tế vì không phù hợp với giá cả trên thị trƣờng mà mức trần của Ngân hàng Nhà nƣớc trong một số lĩnh vực và lãi suất trần cho vay đối với DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nếu tính lãi suất trên cơ sở rủi ro tín dụng cho từng khách hàng DN thì tính khả thi sẽ cao hơn.

Để hạ lãi suất cho vay nhƣng đảm bảo bù đắp chi phí dự phòng rủi ro, Chi nhánh nên tính toán lãi suất theo từng khách hàng. Cụ thể lãi suất tăng thêm của khách hàng A có định hạng BBB, BB …so với DN có định hạng A nhƣ sau:

Lãi suất tăng thêm của

công ty A = Dự phòng rủi ro trích cho công ty A x 100% Dƣ nợ bình quân của công ty A

Lãi suất cho vay của công ty A có định hạng từ BBB trở xuống bằng lãi suất cho vay của khách hàng có định hạng A+ lãi suất tăng thêm của công ty A.

Lãi suất cho vay của công ty A có thể lớn hơn lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc lãi suất cạnh tranh trên thị trƣờng. Để đƣa lãi suất về mức hợp lý chỉ còn cách duy nhất là tăng tài sản đảm bảo để giảm dự phòng rủi ro. R ràng đây là lợi ích thiết thực của cả hai bên khách hàng cũng đƣợc hƣởng lãi suất thấp, giảm chi phí lãi vay, Chi nhánh cũng đảm bảo đƣợc bù rủi ro tín dụng.

Qui định c c trường hợp phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo đối với cho vay tín chấp toàn bộ hoặc một ph n.

Chi nhánh nên qui định DNVV mua bảo hiểm cho tất cả tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay kể cả các tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của DNVV hoặc bảo lãnh của bên thứ ba và trong hợp đồng bảo hiểm qui định r : Quyền thụ hƣởng bảo hiểm thuộc về Chi nhánh Hội An . Có nhƣ vậy, biện pháp đảm bảo bằng tài sản của DNVV mới đƣợc thực hiện chắc chắn hơn.

Qui định c c trường hợp phải có bảo lãnh ngân hàng đối với cho vay tín chấp toàn bộ hoặc một ph n.

cung cấp của DNVV ứng trƣớc tiền mua vật tƣ hàng hóa phải có bảo lãnh ứng trƣớc của ngân hàng có uy tín. Ngoài ra đối với các hợp đồng mua bán vật tƣ hàng hóa có giá trị lớn, Chi nhánh yêu cầu nhà cung cấp phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng để đảm bảo cho nguồn cung cấp vật tƣ, hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DNVV đƣợc liên tục và không bị gián đoạn.

Đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vay vốn: Khi bán hàng chƣa thanh toán tiền, DNVV phải yêu cầu nhà tiêu thụ có bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng uy tín. Đối với các hợp đồng thi công xây dựng các công trình, yêu cầu chủ đầu tƣ phải ứng trƣớc vốn và em nhƣ đây là khoản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán với DNVV.

Qui định c c trường hợp kết hợp các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Trong thực tế, không phải DNVV nào cũng đáp ứng đƣợc các hình thức hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Do đó một số DNVV bị từ chối cho vay khi không đáp ứng đƣợc các điều kiện nhƣ có vốn tự có tham gia nhiều hơn yêu cầu của Chi nhánh nhƣng ngƣợc lại họ lại thiếu tài sản đảm bảo. Do vậy việc kết hợp các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng sẽ là điều cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Chi nhánh nên đƣa ra các hình thức kết hợp giữa biện pháp đảm bảo này kết hợp với các hình thức đảm bảo khác, ví dụ DNVV có hạng tín dụng A, có nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tƣ dây chuyền sản xuất, thời gian vay là 7 năm. Nhƣ vậy, DNVV này phải đáp ứng đƣợc vốn tự có tham gia là 35%, tài sản đảm bảo 100%. Tuy nhiên, qua thẩm định dự án đầu tƣ Chi nhánh ét thấy DNVV không đủ điều kiện về vốn tự có tham gia (vốn tự có của DNVV tham gia dự án là 30%) và tài sản đảm bảo của DNVV đảm bảo hơn 100% và đây là dự án tốt, có tính khả thi cao nên Chi nhánh cần xem xét tối thiểu 5% vốn tự có thì phải tăng tài sản đảm bảo là bao nhiêu phần trăm, chẳng hạn nhƣ trong trƣờng hợp này, Chi nhánh yêu cầu

DN tăng tài sản đảm bảo thêm 10% số tiền vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hội an (Trang 83 - 90)