Ph−ơng pháp dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 77 - 80)

Nh− chúng ta đã biết, dạy học theo ch−ơng trình truyền thống thì môn lý thuyết nghề và thực hành nghề đ−ợc tổ chức giảng dạy tách biệt hoàn toàn. Theo quy định, môn lý thuyết nghề do GV có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên và môn thực hành do GV có trình độ trung cấp trở lên hoặc công nhân có tay nghề bậc cao, có nghiệp vụ s− phạm đảm nhận.

Đối với ph−ơng pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết nghề và thực hành nghề đ−ợc hiểu là lý thuyết nghề và thực hành nghề đ−ợc tiến hành dạy song song, HSSV học lý thuyết đến đâu tiến hành học thực hành đến đó (hay th−ờng gọi lý thuyết đi đôi với thực hành). Các bài giảng đ−ợc biên soạn với nội dung gồm hai phần lý thuyết nghề và thực hành nghề do một GV đảm nhận.

Với ph−ơng pháp này sẽ tránh đ−ợc việc học lý thuyết trùng lặp nh− đã gặp khi học lý thuyết tách biệt với thực hành. Không những thế ph−ơng pháp này còn tạo ra khả năng vận dụng sinh động lý thuyết vào thực hành và ng−ợc lại, thực hành

đ−ợc gắn liền với lý thuyết làm cho HSSV hiểu lý thuyết sâu sắc hơn vì qua thực hành nghề sẽ chứng minh đ−ợc lý thuyết từ đó tạo cảm giác h−ng phấn và lôi cuốn HSSV, làm cho họ trở nên chủ động suy nghĩ và tích cực tìm tòi để chứng minh kiến thức và kỹ năng của mình, đồng thời cộng tác với GV trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và làm chủ kỹ năng nghề.

Không có ph−ơng pháp dạy học nào là vạn năng, không thể có sự phân biệt giữa các ph−ơng pháp dạy học truyền thống và hiện đại, không thể coi ph−ơng pháp nào tốt hơn cả, là sự lựa chọn duy nhất để vận dụng trong giảng dạy. Mà phải sử dụng một ph−ơng pháp chính và tích hợp các ph−ơng pháp dạy học khác đồng thời GV cần phải phối hợp các ph−ơng pháp dạy học một cách hợp lý. Cách dạy tích hợp này cho phép GV kết hợp nhiều PPDH khác nhau trong khi giảng bài để phát huy thế mạnh của mỗi ph−ơng pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. ở ch−ơng1 đã giới thiệu và phân tích các PPDH, qua đó chúng ta khẳng định rằng: ph−ơng pháp nào cũng có −u điểm, nh−ợc điểm riêng, nh−ng khi áp dụng vào dạy học tích hợp thì −u điểm của ph−ơng pháp này sẽ bù đắp và bổ sung cho nh−ợc điểm của ph−ơng pháp khác, kết quả là làm cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời kết hợp sử dụng các thiết bị, ph−ơng tiện dạy học hiện đại hỗ trợ vào PPDH thì hiệu quả DH càng cao hơn nữa.

Bên cạnh đó ph−ơng tiện dạy học hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng và rất cần thiết trong dạy học tích hợp, nó hỗ trợ tốt cho việc truyền tải nội dung của GV và sự tiếp thu kiến thức của HSSV. Và với ph−ơng tiện dạy học hiện đại kết hợp sử dụng các ph−ơng pháp dạy học sẽ làm cho quá trình dạy của GV và quá trình học của HSSV đạt kết quả cao.

Song, cách dạy tích hợp cũng có những yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với GV nh− trình độ chuyên môn nghề, nghiệp vụ s− phạm và đặc biệt là vừa phải nắm

vững lý thuyết chuyên môn vừa phải có kỹ năng thực hành nghề cũng nh− phải có lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề.

Nh− vậy, để thực hiện bài dạy thực hành đ−ợc tổ chức qua ba giai đoạn sau: + Giai đoạn h−ớng dẫn ban đầu (h−ớng dẫn đầu ca): thời gian từ 45 phút đến 60 phút. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là h−ớng dẫn phần lý thuyết nghề và định h−ớng phần thực hành nghề. Song phần lý thuyết nghề cũng có thể chỉ giới thiệu để HSSV nắm sơ qua nội dung của bài học và để hiểu sâu sắc cụ thể sẽ đ−ợc học trong giai đoạn h−ớng dẫn th−ờng xuyên. Còn phần thực hành có thể là định h−ớng nh−ng cũng có thể GV phải làm mẫu một số b−ớc cơ bản cho cả lớp quan sát. Do vậy giai đoạn này có thể gọi là giai đoạn định h−ớng chung cho HSSV. + Giai đoạn h−ớng dẫn th−ờng xuyên: thời gian chiếm hơn 2/3 thời gian của bài học. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của bài học thực hành. Kiến thức - kỹ năng - thái độ của HSSV đ−ợc hình thành ở giai đoạn này. Khi này GV với t− cách là ng−ời h−ớng dẫn, gợi ý, tổ chức, điều khiển, trọng tài, cố vấn,… trong tiến trình của bài học. GV có thể tuỳ theo bài học, nội dung của bài học, đối t−ợng HSSV, hoặc tình huống mà áp dụng những PPDH khác nhau để truyền tải nội dung cho HSSV thu nhận đ−ợc kết quả cao nhất. Còn HSSV là ng−ời tích cực, chủ động, tự tìm kiếm - khám phá, rèn luyện và thực thi các nhiệm vụ học tập d−ới sự chỉ đạo, h−ớng dẫn của GV.

Trong quá trình HSSV học thực hành GV có thể định h−ớng những nội dung lý thuyết, hoặc triển khai giao nhiệm vụ nghiên cứu phần lý thuyết qua phiếu giao việc hoặc các tài liệu học tập… để từ đó kết hợp việc học thực hành HSSV sẽ lĩnh hội và ghi nhận kiến thức lý thuyết mà giai đoạn h−ớng dẫn ban đầu GV mới trang bị mang tính định h−ớng. Trong quá trình h−ớng dẫn tuỳ theo nội dung bài học, mặt bằng HSSV… mà GV có thể chia nhóm nhỏ giao nội dung công việc cụ thể để HSSV học tập, đặc biệt trong tr−ờng hợp này GV có điều kiện để tiếp cận

với các nhóm đối t−ợng khác nhau nh− : nhóm HSSV cá biệt, nhóm HSSV non về kiến thức lý thuyết yếu về kỹ năng thực hành hoặc nhóm HSSV khá về kiến thức giỏi về kỹ năng… để từ đó với trình độ chuyên môn và nghệ thuật s− phạm của

mình mà đ−a ra những cách thức, những PPDH khác nhau phù hợp với từng

nhóm đối t−ợng đó. Bên cạnh đó GV có thể phân nội dung kiến thức thành các gói kiến thức nhỏ để HSSV dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu vì đây là những nội dung ngắn, ít ruồm rà phức tạp và nhanh có kết quả nên HSSV rất hứng thú học tập. Những nhận xét đánh giá của GV, những lời động viên khen ngợi kịp thời trong cả quá trình học tập của HSSV nó cũng có tác dụng rất cao, sẽ kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức cho bản thân.

+ Giai đoạn h−ớng dẫn kết thúc: giai đoạn này chiếm khoảng 30 - 45 phút. Đây là giai đoạn cuối cùng của ca thực tập, khi này GV tập trung cả lớp lại để nhận xét đánh giá chính xác từng nhóm hoặc từng HSSV qua quá trình học tập và qua kết quả của phiếu giao việc, nêu ra một số −u nh−ợc điểm để cả lớp nắm bắt đ−ợc và rút kinh nghiệm cho bài học sau. Và ở giai đoạn này là giai đoạn mà HSSV nêu ra một số mâu thuẩn hay thắc mắc mà trong quá trình học thực hành ch−a hài lòng hay ch−a nắm bắt đ−ợc, từ đó GV có trách nhiệm là giải đáp tỷ mỷ, chu đáo và chính xác những thắc mắc đó cho cả lớp nghe và ghi nhận. Đồng thời GV giao bài tập về nhà và định h−ớng nội dung của bài học sau cho HSSV chuẩn bị tr−ớc.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)