Tổng quan về ch−ơng trình đào tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 67)

thuật viên (KTV) trình độ cao đẳng chuyên ngành Cơ khí - Động lực tại

Tr−ờng ĐHSPKT Vinh:

Để có cái nhìn tổng quan về cấu trúc và vị trí của học phần trong ch−ơng trình đào tạo GVDN (thời gian đào tạo 3,5 năm) và KTV trình độ cao đẳng (thời gian đào tạo 3 năm) bao gồm các khối kiến thức cơ bản sau đây:

• Khối kiến thức giáo dục đại c−ơng: 44 ĐVHT *15 tiết = 660 tiết • Khối kiến thức kỹ thuật cơ sở: 36 ĐVHT * 15 tiết = 540 tiết

• Khối kiến thức s− phạm: 20 ĐVHT * 15 tiết = 300 tiết. Trong đó KTV

trình độ cao đẳng không học phần này. • Khối kiến thức kỹ thuật chuyên môn:

+ Phần lý thuyết:

- Các môn chuyên môn chung cho các ngành cơ khí:

21 ĐVHT * 15 tiết = 315 tiết.

- Các môn chuyên ngành:

26 ĐVHT * 15 tiết = 390 tiết

+ Phần thực hành (sơ đồ cấu trúc): 36 ĐVHT trong đó: - 28 ĐVHT * 30 giờ = 840 giờ (thực tập tại Tr−ờng) - 8 ĐVHT * 48 giờ = 384 giờ (thực tập tại xí nghiệp) • Tốt nghiệp t−ơng đ−ơng 5 ĐVHT

Sơ đồ cấu trúc phần thực hành ch−ơng trình đào tạo GVDN và KTV trình độ cao đẳng ngành Cơ khí - Động lực. Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc phần thực hành. Thực hành (36 ĐVHT) Thực tập qua ban (6 ĐVHT) Thực hành Nguội (4 ĐVHT) Thực hành cắt gọt kim loại (2 ĐVHT) Thực hành cơ bản (14 ĐVHT) Thực hành bảo d−ỡng và vận hành Ôtô (6 ĐVHT) Thực hành HT phun xăng và phanh ABS

(2 ĐVHT) Thực tập tại xí nghiệp (8 ĐVHT) Phần Gầm (5 ĐVHT) Phần Điện (4 ĐVHT) Phần Động cơ (5 ĐVHT)

Qua sơ đồ cấu trúc ch−ơng trình phần thực hành ở đây đ−ợc xây dựng theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết CM và thực hành nghề cho tất cả các học phần, phần lý thuyết đ−ợc trang bị cho HSSV vào phần h−ớng dẫn ban đầu (h−ớng dẫn đầu ca), và cả trong quá trình h−ớng dẫn th−ờng xuyên.

3.1.2 Cấu trúc nội dung ch−ơng trình học phần phần thực hành cơ bản

động cơ đốt trong (gọi tắt là “phần Động cơ”) .

Với nội dung đề tài quan tâm đó là học phần thực hành phần động cơ, ở phần này tr−ớc đây là 2 môn học riêng biệt đó là: môn Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong với môn thực hành động cơ đốt trong. Hiện nay 2 môn học này đã đ−ợc xây dựng theo quan điểm tích hợp thành một môn học chung gọi là môn thực hành cơ bản động cơ đốt trong, bao gồm 2 cơ cấu và 3 hệ thống với thời gian là 5 ĐVHT (=150 giờ), trong đó Hệ thống đánh lửa và Hệ thống khởi động đ−ợc chuyển sang học ở học phần Điện ôtô.

Bảng 3.1: Nội dung và phân bố thời gian ch−ơng trình thực hành cơ bản phần Động cơ đốt trong.

Thời gian

TT Tên bài

Tổng LT TH

Học phần 1: các cơ cấu trong động cơ

Học trình 1: 30

Bài 1 Bài mở đầu 5 3 2

Bài 2 Tháo lắp Bộ phận cố định 5 1 4

Bài 3 Tháo lắp Nhóm piston 5 1 4

Bài 4 Tháo lắp Xéc măng 5 1 4

Bài 5 Tháo lắp Thanh truyền và bạc biên 5 1 4

Bài 6 Tháo lắp Trục khuỷu – bánh đà 5 1 4

Học trình 2 30

Bài 1 Tháo lắp Xuppap 5 1 4

Bài 2 Tháo lắp Trục phân phối khí và các chi tiết dẫn động 5 1 4

Bài 4 BTTH 1: Tháo lắp các cơ cấu động cơ xăng. 5 1 4

Bài 5 BTTH 2 Tháo lắp các cơ cấu động cơ Diezel. 5 1 4

Bài 6 Kiểm tra học phần 1. 5

Học phần 2: Các hệ thống trong động cơ

Học trình 1 30

Bài 1 Tháo lắp Bơm n−ớc 5 1 4

Bài 2 Tháo lắp Van hằng nhiệt, két làm mát, ống dẫn n−ớc 5 1 4

Bài 3 Tháo lắp các loại bầu lọc dầu bôi trơn 5 1 4

Bài 4 Tháo lắp Tháo lắp bơm dầu bôi trơn 5 1 4

Bài 5 Tháo lắp Két làm mát dầu, và mạch dầu bôi trơn 5 1 4

Bài 6 BTTH 3: Tháo lắp HT làm mát và HT bôi trơn 5 1 4

Học trình 2. 30

Bài 1 Tháo lắp Thùng chứa, khoá, ống dẫn, lọc xăng 5 1 4

Bài 2 Tháo lắp Bơm xăng 5 1 4

Bài 3 Tháo lắp Bộ chế hoà khí 1 họng khuyếch tán 5 1 4

Bài 4 Tháo lắp Bộ chế hoà khí 2 họng khuyếch tán 5 1 4

Bài 5 Tháo lắp Bộ chế hoà khí trang bị điều khiển điện tử 5 1 4

Bài 6 BTTH 4: Tháo lắp động cơ xăng 5 1 4

Học trình 3. 30

Bài 1 Tháo lắp Thùng chứa, khoá, ống dẫn, lọc, vòi phun 5 1 4

Bài 2 Tháo lắp Bơm chuyển nhiên liệu động cơ Diezel 5 1 4

Bài 3 Tháo lắp Các phân bơm và dẫn động BCA thẳng hàng 5 1 4

Bài 4 Tháo lắp Các phân bơm và dẫn động BCA phân phối 5 1 4

Bài 5 Tháo lắp Bộ điều tốc và tự động điều chỉnh phun sớm 5 1 4

Bài 6 Kiểm tra học phần 2. 5

Tổng cộng 150

3.2 Phân tích nội dung ch−ơng trình học phần Động cơ đốt trong.

Từ bảng 3.1 ta thấy đây là ch−ơng trình thực hành học phần động cơ đ−ợc biên soạn d−ới dạng tích hợp giữa lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề dành cho đào tạo GVDN và KTV trình độ cao đẳng ngành động lực. Ch−ơng trình này đ−ợc biên soạn và đ−a vào áp dụng từ năm học 2005 - 2006 để thay thế cho các ch−ơng trình tr−ớc đây.

Đây là ch−ơng trình đ−ợc cải tiến để phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội, xét về thực tiễn thì nó sẽ rút ngắn đ−ợc thời gian đào tạo và đặc biệt ở đây là “lý thuyết đi đôi với thực hành” sẽ làm cho ng−ời học có hứng thú học tập hơn, có ý thức cao hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu và phát triển t− duy kỹ thuật. Đồng thời là học phần mà HSSV sẽ đ−ợc học, làm quen lần đầu về chuyên ngành, cho nên đây là điểm khởi đầu cho việc hình thành ý thức học tập nghề nghiệp và bắt đầu xuất hiện những ph−ơng pháp học tập cho HSSV.

Nh− vậy, môn lý thuyết CM và thực hành nghề đ−ợc thực hiện theo quan điểm tích hợp là “nhằm thiết lập mối liên kết lẫn nhau giữa các thành phần khác để thành một chỉnh thể thống nhất trong một hệ thống mới. Trong đó:

- Các phần tử liên kết với nhau chặt chẽ hơn, lô-gic hơn.

- Bản thân các thuộc tính các phần tử cũng có sự biến đổi. Do đó hệ thống có tính toàn vẹn và tính mục đích cao hơn”. [8.tr 76]

Việc xây dựng ch−ơng trình thực hành theo quan điểm tích hợp phải là một chỉnh thể thống nhất trong ch−ơng trình đào tạo nhằm từng b−ớc thực hiện mục tiêu của đối t−ợng cần đào tạo, phải thỏa mãn các nguyên tắc s− phạm của QTDH, phải đảm bảo tính hiệu quả với mục tiêu đào tạo, đồng thời phải có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt, tạo khả năng đa dạng hoá quá trình đào tạo, tạo đ−ợc sự liên thông giữa các loại hình đào tạo nhằm làm tăng chất l−ợng và hiệu quả đào tạo.

Do đó hai môn lý thuyết nghề và thực hành nghề đ−ợc nghiên cứu kết hợp, tái cấu trúc nội dung để nâng cao hiệu quả và rút ngắn đ−ợc thời gian đào tạo, qua đó có thể cập nhật vào ch−ơng trình các nội dung kiến thức chuyên môn mới, phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến theo từng ngành nghề mà không làm ảnh h−ởng đến khung ch−ơng trình đào tạo theo quy định của ngành” [8,tr 76]

Nh− vậy, dạy học theo quan điểm tích hợp thì hiện t−ợng trùng lặp nội dung trong lúc học tách rời giữa hai môn lý thuyết nghề và thực hành nghề, sẽ đ−ợc khắc phục khi xây dựng nội dung môn học này theo quan điểm tích hợp, có nghĩa là sẽ làm tăng hiệu quả về chất l−ợng đào tạo khi mà lý thuyết đ−ợc giảng dạy song song với thực hành và sẽ đ−ợc bổ sung kiến thức đúng lúc trong khi đang thực hành, giúp cho HSSV hình thành và phát triển các năng lực hiệu quả cao hơn đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo tốt hơn.

Bên cạnh đó việc đánh giá kết quả của HSSV đ−ợc thực hiện d−ới dạng tích hợp: có nghĩa là các bài kiểm tra th−ờng xuyên và bài kiểm tra kết thúc các học phần sẽ đ−ợc thực hiện d−ới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, chứ không chỉ đơn thuần nh− ch−ơng trình truyền thống tr−ớc đây (lý thuyết riêng, thực hành riêng).

Về cách thức tổ chức kiểm tra thì GV có thể cho HSSV thực hiện bài kiểm tra tổng hợp đòi hỏi HSSV phải nắm vững lý thuyết mới có thể thực hiện đ−ợc bài thực hành. Trong quá trình HSSV làm thực hành thì GV có thể đặt ra một số câu hỏi chất vấn trực tiếp HSSV về kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành hoặc đánh pan sản phẩm để HSSV trả lời hoặc kiểm tra chỉnh sửa khẳng định và chứng minh khả năng hiểu biết của mình về vấn đề GV muốn quan tâm. Từ đó GV có cơ sở để đánh giá từng HSSV công bằng và chính xác hơn. Qua đây khẳng định “lý thuyết đi đôi với thực hành” là rất cần thiết vì nó gắn kết với nhau, đồng thời tạo cho HSSV thói quen tích cực t− duy, chủ động sáng tạo, làm việc có khoa học, xây dựng một tác phong tự tin, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám bảo vệ để khẳng định thành quả và sự hiểu biết của mình.

Qua ch−ơng trình thực hành cơ bản học phần Động cơ ở bảng 3.1 ta đ−a ra một số nhận xét nh− sau:

+ Về −u điểm:

- Ch−ơng trình có −u điểm là đảm bảo tính tuần tự , lo-gic nên HSSV tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng rất tốt đồng thời hệ thống đ−ợc ch−ơng trình học. - Bài mở đầu mang tính chất nhập môn giới thiệu khái quát về nội dung ch−ơng trình của chuyên ngành nói chung và học phần động cơ nói riêng đã làm cho HSSV hiểu biết sâu sắc ngành từ đó có lòng yêu nghề, tạo hứng thú học tập tốt hơn. Đồng thời HSSV làm quen với các trang thiết bị, dụng cụ thực tập, tham quan các x−ởng thực hành để tạo khí thế mạnh mẽ, niềm tin vào t−ơng lai nghề nghiệp cho bản thân.

- Nội dung ch−ơng trình đã vạch ra rất cụ thể cho từng bài nên GV thực hiện dễ dàng, phần lý thuyết có thể trang bị cho HSSV đầu ca thực hành hoặc trang bị trong quá trình HSSV học thực hành hoặc vừa trang bị lúc đầu ca và cả trong quá trình học thực hành nên nội dung kiến thức và kỹ năng đ−ợc trang bị cho HSSV rất đầy đủ, sâu sắc và kỹ càng làm cho HSSV nắm bắt nội dung kiến thức và kỹ năng rất đầy đủ và kịp thời đồng thời góp phần rèn luyện bồi d−ỡng khả năng tự học, chủ động, tích cực, t− duy để chiếm lĩnh tri thức.

- Phần kiểm tra đánh giá HSSV đ−ợc chia theo hai học phần nên HSSV thể hiện kiến thức, kỹ năng của mình tốt hơn không bị để quá lâu và thời gian thực hiện đủ để HSSV phát huy hết khả năng chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, đồng thời GV có đủ thời gian để theo dõi kiểm tra đánh giá chính xác từng HSSV.

+ Về nh−ợc điểm:

- Nội dung ch−ơng trình ở đây đang áp dụng cho những thiết bị sản xuất cách đây bốn, năm thập kỷ. Các thiết bị mới và đang thịnh hành hiện nay thì ch−a đề cập tới. Do đó dẫn đến tình trạng mỗi GV có thể cập nhật thêm vào nội dung giảng dạy của mình nên không đảm bảo tính thống nhất trong giảng dạy. Vì vậy một số nội dung trong ch−ơng trình này có phần đã lạc hậu.

- Trong nội dung ch−ơng trình, phần lý thuyết cơ bản giống với nội dung của môn học Kỹ thuật cơ khí lớp 11 Trung học phổ thông. Vì vậy có những HSSV thấy mình đã biết chút ít nên dẫn đến chểnh mảng ít quan tâm học tập nghiên cứu.

- Về mặt cấu tạo chung của Động cơ đốt trong bao gồm hai cơ cấu chính: Cơ cấu Trục khuỷu - Thanh truyền, Cơ cấu phân phối khí và năm hệ thống là: Hệ thống (HT) làm mát, HT bôi trơn, HT nhiên liệu, HT đánh lửa (đối với động cơ xăng), HT khởi động. Nh−ng ở ch−ơng trình này thì HT đánh lửa và HT khởi động đ−ợc

chuyển sang ở ch−ơng trình học phần trang bị Điện ôtô - Máy kéo. Vì vậy

ch−ơng trình không mang tính hệ thống, tính toàn vẹn của đối t−ợng nghiên cứu . - Về thời gian cho cả học phần hơi ngắn nên ch−ơng trình ch−a đ−a hết nội dung của đối t−ợng nghiên cứu. Thời gian cho mỗi bài ch−a hợp lý có những bài thời gian đủ dài, nh−ng có một số bài thời gian quá ngắn nên gây khó khăn vất vả cho cả GV và HSSV vì phải chạy theo thời gian của ch−ơng trình đề ra.

3.3 Xây dựng ph−ơng pháp thực hiện bài dạy học phần Động cơ đốt trong

theo quan điểm tích hợp.

3.3.1 Đề xuất quy trình soạn hồ sơ giảng dạy:

3.3.1.1 Khái quát về hồ sơ giảng dạy: Là các tài liệu mà GV phải chuẩn bị cho

quá trình dạy học đó là:

+ Giáo án: Là bản kế hoạch dạy học do GV vạch ra để thực hiện, hay là tiến trình dạy học mà GV dự kiến sẽ thực hiện. Vì vậy nó chứa cả nội dung d−ới dạng khái quát và chứa cách thức thực hiện.

+ Đề c−ơng bài dạy: Là nội dung của bài dạy. Đề c−ơng bài dạy thể hiện chi tiết của nội dung giảng dạy và thông th−ờng nó đ−ợc soạn song song với việc

soạn giáo án, đồng thời nó là cơ sở để soạn giáo án. Tuy nhiên nếu có giáo trình chuẩn thì không cần soạn đề c−ơng. Nh−ng GV cũng có thể thêm bớt hay bổ sung nội dung vào đề c−ơng cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Tài liệu học tập: Là tài liệu mà GV chuẩn bị tr−ớc để trang bị cho HSSV, là tài liệu cô đọng nội dung các bài tập và kèm theo các nhiệm vụ mà GV yêu cầu HSSV hoàn thành ở lớp hay ở nhà.

3.3.1.2 Quy trình soạn hồ sơ giảng dạy: bao gồm các b−ớc nh− sau:

B−ớc 1: Xác định mục tiêu bài học (điểm kết thúc): Mục tiêu đ−ợc xác định từ việc nghiên cứu ch−ơng trình của môn học. Để thiết kế bài giảng tr−ớc tiên phải xác định mục tiêu của bài học. Do vậy việc xác định chính xác và công bố mục tiêu tr−ớc HSSV để họ biết mình sẽ đi đến đâu ở bài học này.

Mục tiêu của bài th−ờng đ−ợc đề cập đến ba yếu tố: kiến thức-kỹ năng-thái độ. Mục tiêu th−ờng đ−ợc bắt đầu bằng mệnh đề sau: Học xong bài này, sinh viên có khả năng:

Ví dụ: Mục tiêu của bài học “Tháo lắp Xéc măng đ−ợc phát biểu nh− sau: Sau khi học xong bài “Tháo lắp Xéc măng”, SV có khả năng:

- Trình bày công dụng, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và đặc điểm cấu tạo Xéc măng.

- Tháo Xéc măng đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật .

- Làm sạch các chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Lắp Xéc măng đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Thực hiện tháo lắp an toàn và vệ sinh công nghiệp tốt.

B−ớc 2: Xác định trình độ thực tế của HSSV. Trình độ thực tế của HSSV là những kiến thức, kỹ năng đã có tr−ớc đó. Để xác định trình độ thực tế của HSSV

cần xem xét các vấn đề sau: Đối t−ợng học, vị trí của môn học trong ch−ơng trình đào tạo, vị trí của bài trong ch−ơng trình môn học. Trình độ thực tế của HSSV là một trong những dữ liệu đầu tiên, cơ bản nhất để tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng mới. Việc xác định chính xác trình độ thực tế của HSSV có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình dạy học. Bởi lẽ cùng với mục tiêu và trình độ thực tế của HSSV sẽ là cơ sở để GV xác định nội dung và ph−ơng pháp dạy học…

B−ớc 3: Xác định nội dung tổng quát của bài học: Cơ sở để xác định nội dung

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)