Dạy học theo quan điểm tích hợp trong đào tạo kỹ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 42)

Chúng ta đã và đang sống trong thời kỳ khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ, thời gian chuyển tiếp từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ngày càng đ−ợc rút ngắn. L−ợng thông tin khoa học ngày càng lớn, tri thức nhân loại tăng lên gấp bội trong lúc điều kiện tiếp cận thông tin dễ dàng thông qua thông tin đại chúng, qua mạng Internet… Vì vậy nảy sinh một số mâu thuẩn nh− các lĩnh vực khoa học xâm nhập vào nhau, coi trọng tính vận dụng, trong khi đó điều kiện ở nhà tr−ờng thì có hạn, nội dung chỉ hạn chế ở môn học. Đặc biệt nữa là mâu thuẫn giữa quỹ thời gian đào tạo trong nhà tr−ờng với khối l−ợng nội dung kiến thức ngày càng lớn, đòi hỏi kỹ năng càng cao, những thông tin khoa học công nghệ phong phú và đa dạng… Cho nên dẫn đến sự phát triển của nhiều môn khoa học coi trọng tính thực tiễn. Với những yếu tố trên cho nên xu thế tích hợp diễn ra với nhiều ngành nghề, nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau là đIều tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của xã hội. Ví dụ nh− một thiết bị hiện đại nào đó có thể đ−ợc chế tạo theo kiểu tích hợp nhiều tính năng: bao gồm thiết bị cơ khí, thuỷ lực, điện tử, tự động hoá, vi xử lý, kỹ thuật số… Do đó để tiếp cận, vận hành, hiệu chỉnh, hoặc bảo trì, sửa chữa … đòi hỏi con ng−ời cần có những kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và phải đào tạo theo diện rộng từ đó tạo cho họ khả năng thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

1.5.1 Khái niệm tích hợp:

“ Tích hợp, hành động liên kết các đối t−ợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”[6,Tr.383].

Theo quan điểm này ta thấy việc tích hợp trong dạy học phần Động cơ đốt trong đó là quá trình thống nhất giữa các thành phần kiến thức và kỹ năng (lý thuyết nghề và thực hành nghề) thành một chỉnh thể thống nhất nhằm nâng cao chất l−ợng đào tạo, tạo hứng thú học tập, giúp HSSV nắm vững kiến thức lý thuyết và kỹ năng kỹ xảo nghề đồng thời sẽ rút ngắn đ−ợc thời gian đào tạo, đạt đ−ợc yêu cầu của mục tiêu đặt ra theo ch−ơng trình.

1.5.2 Phân loại tích hợp:

Quan điểm tích hợp đ−ợc phân loại theo các quan điểm sau:

+ Quan điểm “trong nội bộ môn học” (tích hợp trong một môn học): −u tiên các nội dung của một môn học. Quan điểm này chỉ duy trì một môn học riêng rẽ. + Quan điểm “đa môn”, trong đó có thể đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể đ−ợc nghiên cứu các nội dung theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. Ta thấy rằng theo quan điểm này các môn học đ−ợc tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu, nh− vậy là các môn học ch−a thực sự tích hợp.

+ Quan điểm “liên môn”, trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thể tiếp cận một cách hợp lý qua sự tìm tòi hiểu biết của nhiều môn học. Quan điểm này muồn nói đến sự liên kết của nhiều môn học làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết tình huống cho tr−ớc. Nh− vậy quá trình học tập không bị rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần phải giải quyết.

+ Quan điểm “xuyên môn”, chủ yếu phát triển những kỹ năng mà HSSV có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Những kỹ năng này gọi là kỹ năng xuyên môn: có thể lĩnh hội các kỹ năng này trong từng môn học và có thể áp dụng ở mọi nơi.

Các ch−ơng trình tích hợp có thể thực hiện ở các mức độ khác nhau. Có thể phối hợp, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn ở mức độ thấp có sự phối hợp về nội dung, ph−ơng pháp của một số môn học có liên quan, nh−ng mối môn cần đặt trong một phần hay những ch−ơng riêng. Tích hợp ở mức độ cao hơn và có sự kết hợp chặt chẽ trong nội dung, đặc biệt là những phần giao nhau của các môn này. Tích hợp ở mức độ cao nhất đ−ợc thực hiện khi nội dung của các môn học đ−ợc phối hợp, kết hợp với nhau hoàn toàn thành một chỉnh thể mới thì khi đó mục tiêu đã đề ra sẽ có hiệu quả và tiết kiệm hơn về nội dung và thời gian.

1.5.3 Đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp:

DH theo quan điểm tích hợp đ−ợc căn cứ vào một số đặc điểm nh− sau: + Tính khoa học và thực tiễn: Căn cứ và vận dụng đúng đắn quan điểm duy vật biện chứng đối với việc nhận thức sự vận động và phát triển tự nhiên của sự vật và hiện t−ợng. Do vậy quá trình đào tạo và thực hiện giảng dạy theo quan điểm tích hợp là phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới và trình độ phát triển sản xuất hiện nay.

+ Tính đa chức năng, đa ph−ơng án: Đặc điểm này chỉ rõ phạm vi ứng dụng, các cách khai thác những chức năng của mỗi đối t−ợng kỹ thuật và định h−ớng cho HSSV lựa chọn quy trình công nghệ hợp lý trong những điều kiện cụ thể. + Tính tiêu chuẩn hoá: Giáo dục cho HSSV biết coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện, biết tra cứu các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật

để ứng dụng vào quá trình thực tập sản xuất theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn.

+ Tính kinh tế: Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ giúp HSSV nắm vững kiến thức và kỹ năng, tiết kiệm thời gian đào tạo, sử dụng hợp lý các vật t− thiết bị…

+ Tính cụ thể và tính trừu t−ợng: Tính cụ thể đ−ợc thể hiện ở nội dung phản ánh những đối t−ợng cụ thể giúp cho HSSV trực tiếp tri giác đ−ợc trên đối t−ợng nghiên cứu thông qua các ph−ơng tiện tr−c quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên… Tính trừu t−ợng thông qua hệ thống các khái niệm kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuật… Để tiếp thu tri thức này đòi hỏi HSSV phải hình dung, t−ởng t−ợng. Song để có dữ liệu cho t− duy thì phải có nhận thức cảm tính (trực quan).

+ Tính tổng hợp và tích hợp: Nội dung ở đây hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn học khác nhau từ khoa học cơ bản đến kỹ thuật cơ sở và chuyên môn… nh−ng lại liên quan thống nhất với nhau để phản ánh tích cực và hiệu quả những đối t−ợng kỹ thuật cụ thể. Đặc điểm này chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiện t−ợng kỹ thuật, đồng thời phân tích đ−ợc khả năng áp dụng chúng trong những tr−ờng hợp t−ơng tự.

1.5.4 Nguyên tắc xây dựng ph−ơng pháp dạy dạy học theo quan điểm tích

hợp:

Để dạy học theo quan điểm tích hợp đạt mục tiêu đào tạo, nâng cao chất l−ợng và hiệu quả trong việc tổ chức và xây dựng ph−ơng pháp dạy học cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

+ Dạy học theo quan điểm tích hợp là một chỉnh thể thống nhất trong nội dung ch−ơng trình đào tạo nhằm từng b−ớc thực hiện mục tiêu của đối t−ợng cần đào tạo:

- Hình thành kiến thức (KT), kỹ năng (KN) cơ bản nhất để trên cơ sở đó HSSV sẽ thích nghi và nắm bắt đ−ợc với những vấn đề khác nhau trong thực tiễn.

- Khai thác muối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức cơ sở với KT chuyên

ngành để lĩnh hội vững chắc đ−ợc tri thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng-kỹ xảo chuyên ngành cho HSSV.

- Vận dụng các KT-KN vào thực tế sản xuất, hình thành năng lực t− duy kỹ thuật và khả năng vận dụng lý thuyết khoa học vào thực tiễn.

+ Dạy học theo quan điểm tích hợp phải thoả mãn các nguyên tắc s− phạm của quá trình dạy học:

- Kết hợp tính giáo dục với hình thành KT, KN và phát triển t− duy kỹ thuật cho HSSV.

- Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức. - Kết hợp tính lý luận với tính thực tiễn.

- Kết hợp củng cố và phát triển năng lực chung. - Kết hợp dạy và học.

+ Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả mục tiêu đào tạo (tiết kiệm thời gian, nâng cao chất l−ợng đào tạo theo mục tiêu đã đề ra).

+ Dạy học theo quan điểm tích hợp phải có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt và tạo khả năng đa dạng hoá quá trình đào tạo nghề: tạo đ−ợc sự liên thông giữa các loại hình đào tạo.

Kết luận Ch−ơng 1:

Trong tình hình khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, đồng thời nó đóng vai trò quan trọng và trực tiếp chi phối các cách thức hoạt động trong đời sống xã hội… trong đó có lĩnh vực dạy học. Vì thế PPDH đang là

vấn đề rất đ−ợc các cơ quan chức năng, các nhà s− phạm quan tâm và luôn tìm các giải pháp định h−ớng và đổi mới ph−ơng pháp dạy học để phù hợp với xu thế thế giới khi mà khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nh− vậy.

Trong phạm vi đề tài ở phần này đã đề cập một số PPDH th−ờng đ−ợc sử dụng trong các tr−ờng kỹ thuật nh−. Trong dạy học lý thuyết thì sử dụng các PP: PP thuyết trình, PP đàm thoại, PP trực quan; Trong dạy học thực hành th−ờng sử dụng các PP: PP làm mẫu - quan sát, PP luyện tập - huấn luyện. Bên cạnh các PPDH này thì ở các tr−ờng kỹ thuật đã và đang có xu h−ớng sử dụng các PPDH theo các cách tiếp cận mới nhằm nâng cao chất l−ợng dạy và học nh−: PP nêu vấn đề, PP ch−ơng trình hoá, PP angorit, PP dự án, PP mô phỏng...

Đồng thời do điều kiện nền khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh, thời gian đào tạo có xu h−ớng rút ngắn, nội dung đào tạo có xu thế tăng lên. Song để đáp ứng với tình hình đó thì giải pháp mang tính khả thi hơn là xu h−ớng tích hợp nội dung đào tạo. Cụ thể trong đề tài này đề cập đến tích hợp giữa lý thuyết nghề và thực hành nghề trong quá trình đào tạo nghề.

Ch−ơngii: Khảo sát thực trạng dạy học thực hành

tại tr−ờng đhSPKT Vinh

2.1 Giới thiệu chung về Tr−ờng Đại học s− phạm kỹ thuật Vinh.

Tr−ờng ĐHSPKT Vinh đóng trên địa bàn Khối Văn Trung, P. H−ng Dũng, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An. Tiền thân là Tr−ờng Công nhân kỹ thuật cơ khí đ−ợc thành lập vào năm 1960 d−ới sự quản lý của Bộ công nghiệp nặng. Năm 1973 Tr−ờng chuyển về Tổng cục dạy nghề quản lý. Năm 1988 Tr−ờng chuyển về Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý, Tr−ờng đổi tên gọi là Tr−ờng S− phạm kỹ thuật Vinh. Vào tháng 5 năm 1998 Tr−ờng lại chuyển về Tổng cục dạy nghề và Tr−ờng đ−ợc nâng cấp lên Tr−ờng CĐSPKT Vinh. Đến tháng 5 năm 2006 đ−ợc nâng cấp lên Tr−ờng Đại học s− phạm kỹ thuật Vinh.

Trải qua hơn 45 năm phát triển và tr−ởng thành nhà Tr−ờng đã đào tạo đ−ợc 43 khoá trong đó:

- Đào tạo hơn 8000 giáo viên dạy nghề.

- Đào tạo hơn 2000 kỹ thuật viên cao đẳng và trung cấp. - Đào tạo hơn 11000 công nhân kỹ thuật.

- Bồi d−ỡng chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ s− phạm cho gần 5000 l−ợt GV dạy các tr−ờng THCN, các tr−ờng dạy nghề và các trung tâm dạy nghề ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Ngoài ra còn liên kết với các Đại học để đào tạo Đại học cho 550 ng−ời và sau Đại học cho hơn 20 ng−ời.

2.1.1 Bộ máy tổ chức của nhà Tr−ờng.

Tổ chức của nhà Tr−ờng bao gồm:

+ Ban giám hiệu: gồm Hiệu Tr−ởng và 2 Phó Hiệu Tr−ởng + Các phòng chức năng:

- Phòng tổ chức. - Phòng quản trị. - Phòng tài vụ. - Phòng đào tạo.

- Phòng quản lý khoa học và thực tập sản xuất.

- Phòng công tác HSSV.

+ Các khoa:

- Khoa Giáo dục đại c−ơng. - Khoa S− phạm. - Khoa Điện-Điện tử. - Khoa Tin học. - Khoa Cơ khí. - Khoa Cơ khí- Động lực. - Khoa tại chức.

- Khoa quan hệ quốc tế. + Ngoài ra còn có:

- Bộ môn Mác-Lê Nin.

- Trung tâm đào tạo và bồi d−ỡng.

2.1.2 Quy mô đào tạo của nhà Tr−ờng.

Hiện tại Tr−ờng đang đào tạo các bậc học, các ngành nghề và số l−ợng sinh viên của tr−ờng nh− sau:

+ Các bậc học:

- Bậc cao đẳng s− phạm kỹ thuật: Thời gian đào tạo là 3,5 năm. - Bậc cao đẳng kỹ thuật: Thời gian đào tạo là 3 năm.

- Bậc trung cấp kỹ thuật. Thời gian đào tạo là 2 năm. - Bậc công nhân kỹ thuật. Thời gian đào tạo là 18 tháng.

Ngoài ra hàng năm Tr−ờng còn mở các lớp tại chức bậc học cao đẳng, bồi d−ỡng nghiệp vụ s− phạm cho hàng trăm ng−ời, liên kết với các tr−ờng đại học khác để mở các lớp tại chức tại tr−ờng…

+ Các ngành nghề đào tạo:

- Cơ khí chế tạo: Gồm các chuyên ngành: Cắt gọt kim loại, Kỹ thuật sắt. - Cơ khí động lực: Gồm các chuyên ngành nh− Sửa chữa thiết bị động

lực, Sửa chữa thiết bị công nghiệp.

- Kỹ thuật điện: Gồm các chuyên ngành nh− Điện xí nghiệp, Điện dân dụng.

- Kỹ thuật điện tử: Gồm các chuyên ngành nh− Điện tử công nghiệp,

Điện tử dân dụng.

- Tin học: chuyên ngành Công nghệ thông tin. - S− phạm kỹ thuật công nghiệp.

+ Tổng số HSSV của Tr−ờng là 5117 em.

2.1.3 Đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của nhà Tr−ờng:

Lực l−ợng giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý đào tạo là 174 GV biên chế và hợp đồng tạo nguồn với mặt bằng trình độ đ−ợc biểu diễn qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Mặt bằng trình độ GV của Tr−ờng ĐHSPKT Vinh Số GV Trình độ Khoa, bộ môn, trung tâm Biên chế Hợp đồng Tuổi bình quân Giảng viên chính Tiến sỹ Thạc sỹ Kỹ s−, cử nhân Trình độ khác Khoa cơ khí chế tạo 26 13 48 7 4+2NCS 16 14 3 Khoa cơ khí Động lực 18 15 40 3 2+1NCS 9 19 2 Khoa Điện - Điện tử 31 7 37 5 4+3NCS 20 12 Khoa Tin học 9 7 30 4 1 3 10 Khoa s− phạm 11 2 38 7 2+1NCS 7 2 1 Khoa Đại c−ơng 13 7 34 5 3+2NCS 7 8 Bộ môn khoa học Mác – Lênin 9 3 31 3 1+1NCS 7 3 Trung tâm đào tạo & Bồi d−ỡng 3 48 0 3 Cộng: 120 54 37 34 17TS, 10NCS 69 71 6 Tính % so với tổng số giảng viên 19% 16% 40% 41% 3%

Trong đó: 100% giáo viên dạy các môn lý thuyết có bằng Đại học và trên Đại học; 100% giáo h−ớng dẫn thực hành có bằng CĐSP KT trở lên và có bậc thợ từ 5/7 ữ 7/7.

2.1.4 Về cơ sở vật chất của nhà Tr−ờng:

Tr−ờng đ−ợc xây dựng trên khu đất là 8 ha, với các công trình nh− sau: - Khu x−ởng thực hành có diện tích mặt bằng là 8705 m2.

- Nhà học lý thuyết 5 tầng là 8625 m2. - Nhà học và thí nghiệm 4 tầng 3380 m2. - Hội tr−ờng 500 chỗ ngồi là 1000 m2.

- Nhà ở ký túc xã 5 tầng và 2 tầng là 3885 m2. - Th− viện của tr−ờng có diện tích trên 700m2.

- Và một số công trình phụ trợ khác nh−: sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt, bóng bàn…

Hiện tại đang thực hiện dự án xây dựng Giảng đ−ờng, nhà x−ởng khang trang hiện đại… trên khu đất 20 ha.

2.1.5 Về ch−ơng giáo trình và các tài liệu phục vụ cho dạy học:

Hiện nhà tr−ờng đang đào tạo theo khung ch−ơng trình của Bộ giáo dục và đào

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 42)