Ph−ơng pháp dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 32 - 35)

1.3.4.1 Khái niệm:

Ph−ơng pháp dạy học dạy học theo dự án là PP phức hợp. Với ph−ơng pháp này GV và HSSV phải cùng nhau giải quyết những vấn đề không chỉ về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập, tạo điều kiện để HSSV tham gia và quyết định trong các giai đoạn học tập. Và kết quả là tạo ra đ−ợc một sản phẩm nhất định.

1.3.4.2 Cơ sở khoa học của ph−ơng pháp dự án (PPDA):

+ Về cơ sở triết học: Là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa t− duy và hành động, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

+ Về cơ sở tâm lý học:

- Qúa trình nhận thức là quá trình tác động qua lại giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành.

- Trong quá trình nhận thức, kinh nghiệm từ hoạt động tự lực của cá nhân đóng một vai trò rất quan trọng.

- Nhân cách đ−ợc hình thành thông qua các hoạt động phức hợp.

- Kết hợp nhiều giác quan để nhận thức, tự tìm tòi và phát triển động cơ hứng thú.

1.3.4.3 Một số đặc điểm của ph−ơng pháp dự án:

+ Định h−ớng học sinh - sinh viên: Trong PPDA, GV đóng vai trò t− vấn, HSSV tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của HSSV. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của HSSV. Dự án phải chú ý đến sự hứng thú của HSSV (đ−ợc tham gia chọn đề tài). Trong quá trình làm việc phải có sự cộng tác làm việc theo nhóm, cộng tác làm việc với các lực l−ợng xã hội khác.

+ Định h−ớng hoạt động thực tiễn: Trong quá trình thực hiện dự án cần có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động th−c tiễn. Thông qua đó, kiểm tra củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết và thực hành. Chủ đề của dự án th−ờng xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội. + Định h−ớng sản phẩm: Sản phẩm của dự án không giới hạn ở kết quả lý thuyết, mà còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn.

1.3.4.4 Cấu trúc cơ bản của dạy học dự án:

+ Sơ đồ cấu trúc: Phân tích ý t−ởng Lập kế hoạch đề án Thực hiện đề án Kết thúc dự án Hình thành lại ý t−ởng Kết thúc theo dự định Có thể phát triển Không đạt Không khả thi Không khả thi Hình thành ý t−ởng của dự án

(1) Hình thành ý t−ởng đề án: GV và HSSV cùng nhau đề xuất để xác định đề tài hoặc GV giới thiệu định h−ớng một số đề tài rồi HSSV tự chọn và cũng có thể đề tài do HSSV tự đề ra.

(2) Phân tích ý t−ởng đề tài: khuyến khích HSSV bày tỏ suy nghĩ. Các tiêu chí phân tích: hứng thú của HSSV giá trị của đề án đối với việc dạy học. Khả năng thực hiện và giá trị sử dụng, nếu không khả thi thì cần phải xây dựng lại ý t−ởng, nếu khả thi thì cho HSSV nghiên cứu để xác định thời gian, lĩnh vực công việc cần phải làm và kết quả sẽ đạt đ−ợc.

(3) Lập kế hoạch đề án.

- Xác định những công việc cụ thể cần phải làm. - Phân công các công việc đó theo nhóm và cá nhân.

- Lập kế hoạch chi tiết cho từng công việc nh−: thời gian, ph−ơng tiện, ph−ơng pháp tiến hành, tài liệu cần sử dụng…

(4) Thực hiện đề án: HSSV vận dụng kinh nghiệm và kiến thức kết hợp tham khảo tài liệu và kinh nghiệm của ng−ời khác. Những kết quả trung gian trong quá trình thực hiện đ−ợc tự kiểm tra hoặc qua GV kiểm tra tạo nên những thông tin phản hồi cần thiết.

(5) Kết thúc đề án: Cho sản phẩm cụ thể hay bảng giới thiệu kết quả thí nghiệm. GV và HSSV đánh giá quá trình thực hiện đề án và kết quả của đề án xem xét có thể phát triển đề án hay cần bổ sung ý t−ởng ban đầu của đề án.

1.3.4.5 Nhân xét về ph−ơng pháp dạy học dự án:

+ Về −u điểm:

- Tạo đ−ợc động cơ và hứng thú học tập cho HSSV.

- Nhân cách của HSSV sẽ đ−ợc phát triển toàn diện thông qua hoạt động. Những hoạt động đó đ−ợc thể hiện d−ới các hình thức nh− tự định h−ớng, tự lập kế hoạch, tự thực hiện và tự kiểm tra đánh giá…

- Phát triển t− duy kỹ thuật cho HSSV. + Về nh−ợc điểm:

- Khi giải quyết vấn đề phải sử dụng kiến thức liên ngành, do đó không phải nội dung nào cũng có thể áp dụng đ−ợc.

- DHDA trong thực hành kỹ thuật đòi hỏi phải có thiết bị trợ giúp.

- Ph−ơng pháp này đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiệt tình và trách nhiệm cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)