Quan điểm tích hợp đ−ợc phân loại theo các quan điểm sau:
+ Quan điểm “trong nội bộ môn học” (tích hợp trong một môn học): −u tiên các nội dung của một môn học. Quan điểm này chỉ duy trì một môn học riêng rẽ. + Quan điểm “đa môn”, trong đó có thể đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể đ−ợc nghiên cứu các nội dung theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. Ta thấy rằng theo quan điểm này các môn học đ−ợc tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu, nh− vậy là các môn học ch−a thực sự tích hợp.
+ Quan điểm “liên môn”, trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thể tiếp cận một cách hợp lý qua sự tìm tòi hiểu biết của nhiều môn học. Quan điểm này muồn nói đến sự liên kết của nhiều môn học làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết tình huống cho tr−ớc. Nh− vậy quá trình học tập không bị rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần phải giải quyết.
+ Quan điểm “xuyên môn”, chủ yếu phát triển những kỹ năng mà HSSV có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Những kỹ năng này gọi là kỹ năng xuyên môn: có thể lĩnh hội các kỹ năng này trong từng môn học và có thể áp dụng ở mọi nơi.
Các ch−ơng trình tích hợp có thể thực hiện ở các mức độ khác nhau. Có thể phối hợp, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn ở mức độ thấp có sự phối hợp về nội dung, ph−ơng pháp của một số môn học có liên quan, nh−ng mối môn cần đặt trong một phần hay những ch−ơng riêng. Tích hợp ở mức độ cao hơn và có sự kết hợp chặt chẽ trong nội dung, đặc biệt là những phần giao nhau của các môn này. Tích hợp ở mức độ cao nhất đ−ợc thực hiện khi nội dung của các môn học đ−ợc phối hợp, kết hợp với nhau hoàn toàn thành một chỉnh thể mới thì khi đó mục tiêu đã đề ra sẽ có hiệu quả và tiết kiệm hơn về nội dung và thời gian.