Nhóm giải pháp để tăng huy động vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 98)

3.3.1.1 Giải pháp để tăng huy động vốn nội tệ

Đa dạng hoá các hình thức huy động: Mục tiêu là huy động số vốn nhàn rỗi tối đa nằm trong dân cƣ, các tổ chức kinh tế xã hội vào ngân hàng để làm tăng nguồn vốn cho vay và giúp khách hàng hƣởng các tiện ích của ngân hàng. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức huy động vốn càng gia tăng đòi hỏi nghiệp vụ huy động vốn phải tạo ra nhiều sản phẩm mới, chủng loại, mẫu mã phong phú, chất lƣợng thƣờng xuyên đƣợc cải tiến để thoả mãn nhu cầu tâm lý khách hàng.

Chú trọng huy động tiết kiệm nhỏ của các tầng lớp nhân dân. Duy trì và nâng cao chất lƣợng của các hình thức huy động truyền thống: Muốn vậy cán bộ ngân hàng phải tạo đƣợc lòng tin và uy tín với khách hàng trong việc bảo đảm an toàn tài sản, giữ bí mật cho khách hàng, giao dịch nhanh chóng thuận tiện

Các NHTM tỉnh Hải Dƣơng đã triển khai áp dụng các hình thức huy động vốn mới để thu hút khách hàng: tiền gửi tiết kiệm gửi góp, tiền gửi tiết kiệm có thƣởng, tiền gửi tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi; Tiền huy động thông qua tài khoản thu nhập của khách hàng...

Tuy nhiên, các hình thức huy động này chƣa thật sự là đòn bẩy để thu hút tiền gửi từ khách hàng.

Đa dạng hóa các kỳ hạn huy động vốn: Hệ thống NHTM tỉnh Hải Dƣơng hiện đang áp dụng các loại kỳ hạn: Không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 364 ngày, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 5 năm. Trong thời gian tới để đáp ứng một cách tốt nhất, đầy đủ nhất cho khách hàng cần mở rộng thêm các kỳ hạn nhƣ: 1 tuần, 10 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 36 tháng...

Đa dạng hóa phương thức trả lãi, gốc: Để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao, cần thực hiện các phƣơng thức trả gốc, lãi đa dạng hơn. Nên đƣa ra các phƣơng thức trả lãi, gốc phù hợp nhƣ: Gửi một lần lĩnh lãi nhiều kỳ giữ nguyên gốc, hoặc gửi ngày nào tính lãi ngày đó...

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, vận động khách hàng gửi tiền vào ngân hàng; thực hiện việc khen thƣởng xứng đáng đối với cán bộ ngân hàng có thành tích vận động khách hàng gửi tiền với số lƣợng lớn vào ngân hàng.

Tích cực ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán thanh toán nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và chuyển tiền qua ngân hàng.

Tóm lại, để thu hút khách hàng gửi tiền điều quan trọng là phải cải cách lề lối làm việc, thủ tục trong huy động vốn, mở rộng phạm vi thực hiện giao dịch ngân hàng một cửa.

Các NHTM Hải Dƣơng phải áp dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Chuyển mạnh từ việc đơn thuần chạy theo số lƣợng sang lấy chất lƣợng nguồn vốn và hiệu quả huy động vốn tức là tạo ra nguồn vốn sát hợp với nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế với chi phí huy động hợp lý làm tiêu chuẩn để đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện hoạt động này.

3.3.1.2 Giải pháp để tăng cường huy động vốn ngoại tệ

Bên cạnh việc tích cực huy động vốn nội tệ thì phải làm tốt công tác huy động ngoại tệ để hỗ trợ nguồn vốn nội tệ. Huy động đƣợc nguồn vốn ngoại tệ lớn sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu vay để nhập máy móc, thiết bị cũng nhƣ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Để làm đƣợc điều đó cần phải chú ý tới huy động nguồn vốn tiết kiệm ngoại tệ từ dân cƣ, song chính việc phát triển chuyên

môn hóa và đa dạng hoá các nghiệp vụ về ngoại tệ mới là tiền đề quan trọng để tăng thị phần hoạt động, từ đó tăng quy mô nguồn vốn.

Triển khai huy động tiết kiệm và chi trả kiều hối bằng ngoại tệ mặt tại các điểm giao dịch ở tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh. Các NHTM phải tự tổ chức đào tạo kỹ năng nhận biết ngoại tệ mặt (tối thiểu hai loại USD và EUR) đến 100% cán bộ kiểm ngân và cán bộ giao dịch một cửa.

3.3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản trị điều hành của các NHTM.

Để góp phần mở rộng TDNH cho các DN trong KCN, về mặt nhân sự, cần tạo ra một cơ chế động viên, khuyến khích đội ngũ nhân viên làm việc vì lợi ích chung của NH:

- Xây dựng hệ thống mô tả công việc cho từng chức danh chuyên môn nghiệp vụ một cách cụ thể, rõ ràng để tuyển dụng đúng ngƣời cho từng công việc cụ thể.

- Thƣờng xuyên đánh giá năng lực, sở trƣờng hoạt động để luân chuyển và bố trí cán bộ phù hợp và làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm và trả thu nhập xứng đáng cho cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ làm công tác tín dụng.

- Đào tạo không chú trọng bằng cấp mà đào tạo để cán bộ ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, chuyên sâu. Đào tạo cho đƣợc đội ngũ chuyên gia và các nhà quản trị chiến lƣợc.

Đây là những vấn đề then chốt trong việc thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên có chất lƣợng cao trong các NHTM hiện nay.

3.3.3 Nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN trong KCN.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của NHTM, là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, song nó cũng là một hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Mở rộng tín dụng và an toàn trong hoạt động tín dụng không chỉ là vấn đề quan tâm hàng đầu của các NHTM mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Bởi vì chất lƣợng tín dụng ngân hàng tốt sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, kinh tế tăng trƣởng. Ngƣợc lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả chất lƣợng tín dụng có vấn đề thì nó dễ gây ra thiệt hại không những cho ngành ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến cả nền kinh tế.

Mở rộng tín dụng và chất lƣợng tín dụng là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống các NHTM trên địa bàn Hải Dƣơng xuyên suốt mục tiêu:“ Phát triển, an toàn, bền vững, hiệu quả”. Do đó, những giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả phải là những giải pháp đảm bảo chất lƣợng tín dụng, đồng thời những giải pháp an toàn tín dụng cũng chính là những giải pháp thúc đẩy tín dụng phát triển lành mạnh. Để làm đƣợc điều đó các NHTM tỉnh Hải Dƣơng cần phải thực hiện các giải pháp sau:

3.3.3.1 Xây dựng chính sách cho vay DN KCN hiệu quả:

Xây dựng chính sách cho vay DN KCN một cách hiệu quả là xây dựng văn bản hƣớng dẫn trên cơ sở cụ thể hoá các quy định về hoạt động cho vay, dẫn đƣờng các hoạt động tín dụng cho DN KCN nhằm mục tiêu cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng ngân hàng theo nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.

Để mở rộng cho vay hiệu quả các DN trong KCN, các NHTM cần xây dựng chính sách cho vay với các nội dung chủ yếu nhƣ: xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc hoạt động TDNH trong KCN, trong đó:

- Thiết lập danh mục cho vay đa dạng với những ngành nghề cần tập trung đầu tƣ và những ngành nghề cần thận trọng quản trị rủi ro chặt chẽ.

- Mức cho vay đáp ứng tối đa nhu cầu vay của DN trong khuôn khổ nguồn vốn của NH và mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc.

- Phƣơng thức cho vay đa dạng: ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh các loại cho vay đã có, triển khai các hình thức cho vay mới nhƣ: bao thanh toán, đồng tài trợ, thấu chi…

- Lãi suất cho vay hợp lý, linh hoạt, có tính cạnh tranh.

- Cung cấp đầy đủ các dịch vụ NH: bảo lãnh, tƣ vấn đầu tƣ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh, mua bán ngoại tệ…

- Mức độ phân cấp, phân quyền phê duyệt cho vay, thủ tục hồ sơ, thời hạn giải quyết cho vay nhanh chóng, hiệu quả, hấp dẫn các DN KCN.

* Các giải pháp góp phần tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng

Thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau

Để có thể có đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách hàng, cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng:

- Các NHTM đã đƣợc hiện đại hoá cần khai thác các chức năng của chƣơng trình, mọi biến động nghiệp vụ đƣợc cập nhật tức thời. Xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi thay đổi đều đƣợc cập nhật trực tuyến và tức thời, tất cả các nghiệp vụ đều đƣợc dùng chung một hệ thống thông tin khách hàng duy nhất, đảm bảo cho việc xác định khách hàng chính xác, thuận lợi, hỗ trợ tích cực việc phân tích đánh giá khách hàng trong nghiệp vụ tín dụng.

- Hiện đại hoá công nghệ thông tin từ CIC để các NHTM có thể kết nối trực tuyến với CIC mà không qua chi nhánh NHNN nhƣ hiện nay. Trong điều

kiện chƣa thể thiết lập hệ thống kết nối trực tuyến, CIC cần xử lý nhanh chóng việc cung cấp thông tin cho các NHTM.

Nâng cao trình độ phân tích của nhân viên tín dụng

- Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đƣợc đi học để nâng cao trình độ kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá các dự án theo phƣơng án hiện đại, thiết lập một bảng lƣu chuyển tiền tệ phù hợp với sự vận động khách quan về dòng tiền của khách hàng.

- Sử dụng CBTD có trình độ Đại học ngành kinh tế trở lên để thực hiện phân tích tín dụng.

- Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng qua phỏng vấn, bằng việc nâng cao trình độ của CBTD, nâng cao kỹ năng giao tiếp, đánh giá tâm lý, đánh giá thiện chí trả nợ của ngƣời vay.

Tổ chức cán bộ và phân công nhiệm vụ:

Quy trình tín dụng phải đƣợc thực hiện bởi sự hiện diện của các bộ phận nghiệp vụ liên quan trong việc thực hiện cho vay với chức năng nhiệm vụ có tính độc lập, bao gồm: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản trị rủi ro tín dụng, bộ phận quản lý tín dụng, tránh tình trạng nhƣ hiện nay CBTD làm mọi việc sẽ dẫn đến lạm quyền. Đồng thời, xác định rõ ràng nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, chức năng quyền hạn của từng bộ phận nghiệp vụ trong việc thực hiện quy trình tín dụng.

Để giảm áp lực công việc cho CBTD và nâng cao chất lƣợng phân tích, tuỳ theo mục tiêu lĩnh vực tài trợ của từng NH có thể hình thành bộ phận CBTD chuyên nghiên cứu, đảm trách việc phân tích một vài lĩnh vực nào đó nhƣ chế biến nông sản, thuỷ sản, bia rƣợu, vật liệu xây dựng…

Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng. Đảm bảo thu nhập phải tƣơng xứng với trách nhiệm công việc, phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lƣợng công việc nhằm hạn chế tình

trạng lạm dụng quyền hạn để cấp những khoản tín dụng rủi ro đi đôi với công tác kiểm soát cán bộ.

Thực hiện tốt việc phân tích và xếp loại khách hàng:

Kkhối lƣợng công việc của CBTD hiện nay là quá nhiều. Để giúp giảm tải công việc và giúp CBTD tập trung hơn vào việc thâm nhập sâu các thị trƣờng tiềm năng ở các KCN cũng nhƣ tập trung xem xét kỹ hơn những khách hàng và khoản vay có độ rủi ro cần phải chú ý, các NH cần thực tốt việc phân tích, xếp loại khách hàng.

Những thông tin thu thập đƣợc từ hệ thống này có thể dùng một cách hiệu quả để phân đoạn khách hàng và định giá khoản vay theo mức độ rủi ro.

Để tận dụng đƣợc những ƣu thế của phƣơng pháp này trong bối cảnh của Việt Nam nói chung và Hải Dƣơng nói riêng, có những DN hoạt động tốt nhƣng thiếu thông tin lịch sử về tín dụng và có ít thông tin tài chính thì khi phân tích cần kết hợp cả phƣơng pháp phán đoán và phƣơng pháp điểm số.

Hệ thống tính điểm và xếp loại khách hàng đã đƣợc các Ngân hàng triển khai, nhƣng hiện nay tại Hải Dƣơng phƣơng pháp này chƣa đƣợc áp dụng một cách triệt để. Để thực hiện đƣợc phƣơng pháp này, các NH cần triển khai mạnh mẽ chƣơng trình hiện đại hoá, đầu tƣ vào công nghệ thông tin và tập huấn cho CBTD.

Nâng cao năng lực thẩm định dự án vay:

Là yếu tố quyết định đến sự an toàn của khoản tiền vay và chỉ thông qua thẩm định dự án vay vốn, NHTM mới đánh giá đƣợc khả năng thực hiện của dự án xin vay và nguồn trang trải nợ của khách hàng trên cơ sở đó ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay. Vì vậy cần thẩm định trên các phƣơng diện sau:

- Năng lực pháp lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có đầy đủ tƣ cách pháp lý, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay

nhằm xác định trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Đối với các tổ chức kinh tế, khi đánh giá tƣ cách pháp lý Ngân hàng phải xem xét các điều kiện đó là: Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền cấp, mục đích xin vay vốn có phù hợp với giấy phép kinh doanh không? Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trƣởng có hợp lệ hợp pháp không?...

- Uy tín của khách hàng vay vốn: Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà ngân hàng cần phải quan tâm đánh giá uy tín của doanh nghiệp cùng với uy tín của ngƣời điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó trên tất cả các phƣơng diện nhƣ: Lai lịch chủ doanh nghiệp (Tức xem xét tƣ cách trong quá khứ), lịch sử doanh nghiệp (Quá khứ, hiện tại và tƣơng lai), tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thanh toán các khoản công nợ (Ngân hàng và khách hàng),... Việc đánh giá, xem xét thông qua các kênh nhƣ: Thể hiện trên hồ sơ vay vốn gửi ngân hàng, sổ sách tại doanh nghiệp, phỏng vấn trực tiếp, thu thập và phân tích thông tin từ bạn hàng, khách hàng, từ các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan tài chính, thuế và các ngành nội chính...

- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh hay yếu, cơ cấu vốn dùng trong kinh doanh có hợp lý không? Đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho khách hàng tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tƣơng lai.

- Đánh giá về năng lực kinh doanh của khách hàng: Xem năng lực chuyên môn, năng lực điều hành của ngƣời lãnh đạo có thích hợp với lĩnh vực công việc đó không? Uy tín của ngƣời lãnh đạo trong giới kinh doanh cũng nhƣ trong nội bộ doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần khẳng định tƣ cách đạo đức của ngƣời lãnh đạo nhƣ thế nào? Khả năng nhạy bén,

năng động trong kinh doanh ở mức độ nào? Có kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý ở mức độ nào?.

- Đánh giá khả năng cạnh tranh về sản phẩm-dịch vụ và xu hướng phát triển của doanh nghiệp: Sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp với thị hiếu tiêu dùng không? Dự kiến sẽ cung ứng cho thị trƣờng nào là chính (trong nƣớc hay xuất khẩu)? Đánh giá khả năng cạnh tranh đối với các sản

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)