Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 39)

Các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế, và do đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNKCN nói riêng. Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng đƣợc cụ thể hoá thành các chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, có tác động chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, các DNKCN nói riêng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác.

Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc thì pháp luật là yếu tố không thể thiếu. Hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán, minh bạch và đƣợc tuân thủ chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trôi chảy. Trong hoạt động ngân hàng, các quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp; về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng; các quy định về mua bán nợ; thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản làm bảo đảm tiền vay; ... có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ vay vốn giữa các bên. Nếu những yếu tố này không đầy đủ, không đồng bộ hoặc thiếu nhất quán sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh không ổn định, thậm chí là những kẽ hở cho bọn tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Với những rủi ro nhƣ vậy, chắc chắn các ngân hàng sẽ rất cẩn trọng trong cho vay, làm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các chủ thể nói chung và của các DNKCN nói riêng trở nên khó khăn hơn.

1.4. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về phát triển các khu CN và đầu tƣ tín dụng cho doanh nghiệp trong khu CN.

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Để phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, nhiều nƣớc đã sử dụng mô hình KCN, KCX...và đã thu hút đƣợc nhiều thành công, song bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì còn xuất hiện những tồn tại nhất định. Việc phân tích, nghiên cứu mô hình phát triển các KCN, nghiên cứu các chính sách dành cho các DN trong KCN ở một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới là hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta có thêm kinh nghiệm trong quá trình phát triển các KCN và doanh nghiệp trong KCN ở nƣớc ta:

* Tại Singapore :

Đất nƣớc Singapore có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trên đƣờng hàng hải quốc tế, có cảng nƣớc sâu vào loại lớn nhất thế giới. Với vị trí này, Singapore trở thành khu trung chuyển lớn cho Malaysia và Indonexia.

Song điểm yếu của đất nƣớc này là thiếu nguồn tài nguyên trong nƣớc, thiếu tầng lớp doanh nghiệp trong nƣớc, thị trƣờng trong nƣớc quá nhỏ bé (đất nƣớc chỉ có 3 triệu dân). Điểm quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của Singapore là biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn đầu chỉ phát triển khu vực dịch vụ (dịch vụ cảng biển, sân bay, thƣơng mại, du lịch...khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm giải toả tình trạng thất nghiệp). Khi tích luỹ trong nƣớc khá lên thì từ những năm 1970 đến nay, Chính phủ Singapore nhận thấy rằng không chỉ dựa vào lợi thế trực tiếp mà cần hoạch định một chiến lƣợc dựa trên phát triển cân đối giữa ngành dịch vụ và các ngành khác nhƣ phát triển ngành công nghiệp hƣớng về xuất khẩu. Từ 1980 trở lại đây, Chính phủ Singapore tập trung vào đào tạo tay nghề cao, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít lao động, công nghiệp sạch có công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghiệp điện tử, tin

học, thiết bị chính xác...và hình thành các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Sự hình thành các KCN đã nhanh chóng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, các KCN đƣợc thiết kế đồng bộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến các trụ sở làm việc. Các doanh nghiệp có thể thuê mặt bằng sẵn có để sản xuất kinh doanh mà không cần phải xây dựng nhà xƣởng, kho tàng...

Các khu nhà ở công nhân cũng đƣợc xây dựng liền kề với các KCN nên rất thuận lợi cho việc đi lại của công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian, góp phần tăng năng suất lao động.

Các DN hoạt động trong KCN ngoài việc đƣợc hƣởng cơ sở hạ tầng có sẵn còn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của chính phủ Singapore về thuế, phí và thủ tục Hải quan...

Chính phủ Singapore có quỹ phát triển dành riêng cho các DN hoạt động trong KCN, các DN đƣợc nhà nƣớc bảo lãnh khi vay vốn các NHTM nhƣng phải qua sự giám sát của quỹ này.

* Tại Thái Lan:

KCN tập trung, trong đó có các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, khu vực này gồm các xí nghiệp sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nƣớc, thƣờng là các xí nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, không sản xuất hàng xuất khẩu.

KCN hỗn hợp là các KCN đƣợc chia làm hai khu vực: KCN tổng hợp gồm các xí nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nƣớc và làm xuất khẩu với tỷ trọng nhỏ, dƣới 40% trong tổng số sản phẩm sản xuất ra và KCN hàng xuất khẩu gồm các nhà máy sản xuất ra phải đạt ít nhất 40% sản phẩm xuất khẩu.

Về chính sách ƣu đãi, Thái Lan dành cho các nhà đầu tƣ vào KCN các ƣu đãi khá rộng rãi (đầu tƣ vào KCN cũng đƣợc ƣu đãi nhƣ KCX, trừ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hoá), đặc biệt là cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài có quyền sở hữu đất trong KCN.

Về thuế nhập khẩu áp dụng trong các KCN Thái Lan:

- Đối với hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị phụ tùng: Các doanh nghiệp trong KCN tổng hợp đƣợc giảm thuế nhập khẩu 50%.

- Đối với hàng nhập khẩu là nguyên liệu: Các doanh nghiệp đƣợc miễn thuế nhập khẩu 1 năm đối với nguyên vật liệu, nếu xuất khẩu ít nhất là 30% sản phẩm.

- Hàng hoá khi xuất khẩu khỏi Thái Lan đƣợc miễn thuế hay hoàn thuế. Nếu không xuất khẩu mà đƣa vào KCX cũng đƣợc miễn các loại thuế và đƣợc coi nhƣ hàng hoá đã đƣợc xuất khẩu và ngƣợc lại, hàng hoá nhập vào KCX bao gồm thành phẩm, sản phẩm phụ và phế liệu nếu đƣa ra khỏi KCX để bán vào nội địa Thái Lan sẽ phải chịu thuế xuất khẩu.

- Về chính sách tín dụng: các DN hoạt động trong KCN khi có nhu cầu vay vốn thƣơng mại đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 50% lãi suất trong 1/2 thời hạn vay.

* Tại Trung Quốc:

Chiến lƣợc CNH-HĐH của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 nhằm thực hiện hai sự chuyển đổi có tính chất lịch sử: Một là, chuyển từ một xã hội nông nghiệp nông thôn sang một xã hội công nghiệp và đô thị. Hai là, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng.

Năm 1979, Trung Quốc quyết định thử nghiệm thành lập 5 đặc khu kinh tế vùng biển với tổng diện tích hơn 35.000 Km2 dân số hơn 10 triệu ngƣời. Bao gồm: đặc khu Thẩm Quyến; đặc khu Chu Hải; đặc khu Sán Dầu; đặc khu Hạ Môn; đặc khu Hải Nam. Hàng năm các đặc khu kinh tế trên tạo ra giá trị sản phẩm hơn 40 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu trên 35 tỷ USD.

Trong khoảng 20 năm gần đây, Trung Quốc xây dựng nhiều KCN, KCX với chiến lƣợc là “Mở rộng ra vùng phụ cận”. Đƣa các KCN ở trong các thành

phố lớn nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải...ra bên ngoài. Trong thời kỳ đầu, Trung Quốc phát triển các KCN, KCX rất ồ ạt, nên việc xử lý chất thải, ô nhiễm môi trƣờng không đƣợc quan tâm, dẫn đến môi trƣờng bị ô nhiễm ở hầu hết các đô thị ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc khi xây dựng các KCN đã quan tâm nhiều đến yếu tố bảo vệ môi trƣờng, không tiếp nhận các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và chƣa xây dựng nhà máy xử lý chất thải cho KCN...

Chính quyền Trung Quốc ban hành một loạt các chính sách đặc biệt ƣu đãi để thu hút đầu tƣ nhƣ hạ giá thuê đất tại KCN, chính sách thuế, chính sách ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu...

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thông qua việc hỗ trợ, đầu tƣ các KCN và tín dụng cho các Doanh nghiệp trong khu CN của các nƣớc trên thế giới, chúng ta rút ra một bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển một loại hình doanh nghiệp này đó là:

- Cần có một môi trƣờng chính trị và luật pháp ổn định, vì chỉ có môi trƣờng chính trị ổn định mới thu hút đƣợc đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào các KCN.

- Xây dựng KCN phải tính đến quy hoạch vùng, miền, lợi thế về tự nhiên, khoáng sản...Phải đầu tƣ thích đáng vào xây dựng đồng bộ, khoa học cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của các nhà đầu tƣ.

- Thủ tục đăng ký đầu tƣ vào các KCN phải linh hoạt, thông thoáng, cần phải tập trung vào cơ chế „một cửa, một dấu‟, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, tránh gây phiền hà cho nhà đầu tƣ, không phải ngẫu nhiên mà hơn 70% các DN nƣớc ngoài đều phàn nàn về thủ tục hành chính của chính quyền. Cần có chính sách ƣu đãi về thuế quan, đất đai, ngoại hối, lãi suất..cho các nhà đầu tƣ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã thực hiện đƣợc những nội dung chủ yếu:

- Hệ thống hoá lý luận và làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò về KCN, DN trong KCN trong nền kinh tế hiện nay.

- Xác định rõ bản chất của TDNH, phân tích vai trò của TDNH đối với nền kinh tế, tầm quan trọng của TDNH đối với sự phát triển của DN nói chung và DN trong các KCN nói riêng. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng tín dụng đối với DN trong các KCN đây là cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp thích hợp nhằm mở rộng TDNH đối với các DN trong KCN trên địa bàn Hải Dƣơng.

- Đƣa ra đƣợc kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc phát triển các KCN, hỗ trợ cũng nhƣ các chính sách tín dụng cho các DN trong KCN từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG

2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dƣơng

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- xã hội tỉnh Hải Dương.

Hải Dƣơng là tỉnh nằm giữa Đồng bằng Bắc Bộ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 57 km và Hải Phòng 45 km, với diện tích tự nhiên 1660,9 km2, dân số gần 2 triệu ngƣời, là điểm trung chuyển giữa thành phố cảng Hải Phòng và thủ đô Hà Nội. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía đông giáp thành phố Hải Phòng

Hải Dƣơng có các tuyến đƣờng sắt, đƣờng bộ quan trọng chạy qua nhƣ: đƣờng 5, cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (sắp thông xe), đƣờng 18, 183, gần cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tỉnh Hải Dƣơng có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Hải Dƣơng và 11 huyện. Địa hình gồm một bộ phận là đồi núi (gồm một số xã thuộc huyện Chí Linh và Kinh Môn) còn lại đại bộ phận là đồng bằng. Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống hiếu học đã đƣợc khẳng định qua nhiều giai đoạn lịch sử nhƣ làng Tiến sỹ Mộ Trạch – Bình Giang.

Với vị trí chiến lƣợc quan trọng nhƣ vậy Hải Dƣơng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội.

Trong nững năm qua, cùng với cả nƣớc, Hải Dƣơng đã nhanh chóng bƣớc vào quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế, mặc dù khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng đến hầu hết các ngành kinh tế nhƣng kinh tế tỉnh Hải Dƣơng vẫn có sự tăng trƣởng tốt. Chỉ tính trong 5 năm 2010-2014 kinh tế tăng trƣởng bình quân đạt 7,9%/năm, thấp hơn bình quân thời kỳ 2005-2009 (9,7%/năm) và cao hơn bình quân chung cả nƣớc (5,8-5,9%/năm). Thƣơng mại, giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, tài chính, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm ...phát triển khá tốt.

Năm 2014 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,7% (kế hoạch tăng 7-7,5%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp một cách hợp lý. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ chuyển từ 17,1% - 50,9% - 32% (năm 2013) sang 16,5% - 51,2% - 32,3% (năm 2014). So với năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 9,9%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,3%, dịch vụ tăng 6,5% giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 4,016 triệu USD, tăng 13%; thu ngân sách tăng 19,7% so dự toán năm.

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dƣơng còn có những mặt hạn chế:

Kinh tế tăng trƣởng mặc dù cao hơn bình quân của cả nƣớc nhƣng thấp hơn giai đoạn trƣớc và chƣa bền vững, hiệu quả chƣa cao, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh chậm, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Công nghiệp tuy đã có khởi sắc song tỷ trọng công nghiệp Trung ƣơng trên địa bàn vẫn là chủ yếu, công nghiệp địa phƣơng và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, quy mô nhỏ, còn thiếu những ngành mũi nhọn, có hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật và giá trị kinh tế cao.

Kết cấu hạ tầng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế. Các KCN đã đƣợc hình thành nhƣng cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, quỹ đất trong các KCN còn nhiều. Việc thu hút đầu tƣ đã có những chuyển biến tích cực, nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Giá trị các sản phẩm nông nghiệp còn thấp do sự gắn kết với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chƣa tốt. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hƣớng xuất khẩu hàng hoá chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, thiếu sức hấp dẫn.

Mạng lƣới kinh doanh thƣơng mại yếu, công tác xúc tiến thƣơng mại, quảng bá du lịch, hoạt động tƣ vấn kinh doanh còn chậm đƣợc đổi mới; hoạt động du lịch có nhiều tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác và đầu tƣ thoả đáng.

Công tác quản lý Nhà nƣớc trong một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, cải cách hành chính tiến hành chậm, còn mang tính hình thức, thủ tục hành chính ở một số nơi còn nhiều phiền hà. Một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực, quan liêu sách nhiễu dân trong khi thi hành công vụ là những rào cản ảnh hƣởng không nhỏ tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

2.1.3. Hoạt động của KCN và doanh nghiệp trong KCN ở Hải Dương.

2.1.3.1. Thực trạng phát triển các KCN tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.

* Công tác quy hoạch:

Tỉnh Hải Dƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. So với 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hải Dƣơng có lợi thế về vị trí địa lý, nằm ở vị trí có nhiều hƣớng tác động mang tính liên vùng, vai trò làm cầu

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)