Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong KCN tại các

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 61 - 73)

các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

2.2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng và các hình thức cấp tín dụng đối với các DN trong KCN.

Hoạt động tín dụng ngân hàng tại các DN trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian qua có sự tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, điều này thể hiện sự quan tâm của các NHTM trên địa bàn tỉnh đối với khu vực thị trƣờng này, cũng nhƣ sự tăng lên nhanh chóng của các KCN cũng nhƣ việc thu hút đầu tƣ đạt hiệu quả. Trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014, hoạt động tín dụng trong các KCN có những chuyển biến rõ rệt. Tính đến 31/12/2014 dƣ nợ tín dụng đạt 2753 tỷ đồng tăng 29,6% so với năm 2013 gấp

gần 4 lần so với năm 2010, đặc biệt năm 2011 có tốc độ tăng trƣởng rất cao: tăng 49,7% so với năm 2010. Cụ thể:

Bảng 2.8 Tình hình cho vay và dƣ nợ đối với các DN trong các KCN.

( Đơn vị: tỷ đồng )

Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Tốc độ tăng trưởng dư nợ 2010 611 483 853 17,7% 2011 1.205 781 1.277 49,7% 2012 1.412 1.074 1.615 26,5% 2013 1.790 1.280 2.125 31,6% 2014 1.611 983 2.753 29,6%

( Nguồn: Báo cáo chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương các năm )

Trong tổng dƣ nợ tín dụng toàn tỉnh, dƣ nợ tín dụng DN trong KCN còn chiếm tỷ trọng thấp, đạt 3,5% vào năm 2010, tăng, giảm qua các năm đến năm 2014 đạt 7,1% tổng dƣ nợ tín dụng toàn tỉnh. Tỷ lệ này chứng tỏ vốn tín dụng ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của các DN trong KCN. Mặc dù số tƣơng đối còn nhỏ nhƣng nếu so về tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ thì tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân 5 năm của DN trong KCN là 31,02%/năm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ chung. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn cho các DN trong KCN ngày càng tăng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của chính các doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển các KCN nói riêng và nền công nghiệp tỉnh nhà nói chung

Bảng 2.9 Tỷ trọng dƣ nợ DN trong KCN trong tổng dƣ nợ toàn tỉnh.

( Đơn vị: tỷ đồng )

Năm Dư nợ cho vay DN trong KCN Dư nợ cho vay toàn tỉnh

Tỷ trọng dư nợ DN trong KCN trong dư nợ toàn tỉnh 2010 853 24.343 3,5 2011 1.277 28.611 4,5 2012 1.615 32.341 5 2013 2.125 35.826 5,9 2014 2.753 38.912 7,1

( Nguồn: Báo cáo chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương các năm )

Đi sâu vào thực trạng đầu tƣ tín dụng đối với các DN trong KCN của các TCTD trên địa bàn ta thấy dƣ nợ tập trung chủ yếu tại các NHTM nhà nƣớc (tính cả NHTM cổ phần Ngoại thƣơng) và chủ yếu là NH Công thƣơng, NH Đầu tƣ, NH Ngoại thƣơng, chứng tỏ sự phân khúc thị trƣờng và thế mạnh của các ngân hàng thƣơng mại (Ngân hàng No&PTNT chủ yếu cho vay nông nghiệp, nông thôn...) trong đó các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chiếm 91,2% thị phần với số dƣ nợ là 2.511 tỷ đồng (số liệu năm 2014, nguồn NHNN tỉnh Hải Dƣơng).

Mặc dù tỷ trọng cho vay các DN trong KCN còn thấp, nhƣng thu nhập từ lãi cho vay đã đóng góp đáng kể vào thu nhập lãi cho vay của các TCTD trên địa bàn, còn thu nhập từ hoạt động cung ứng các dịch vụ phi tín dụng cho các DN trong KCN còn nhỏ, số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.10 Thu nhập từ lãi cho vay DN trong KCN so toàn tỉnh.

( Đơn vị: tỷ đồng)

Thu lãi cho vay 2010 2011 2012 2013 2014

Toàn tỉnh 2.895,2 3.147,2 3.395,8 3.582,6 3.696,6

Trong KCN 102,4 140,5 161,5 201,9 247,8

Tỷ trọng/toàn

tỉnh 3,5% 4,5% 4,8% 5,6% 6,7%

( Nguồn: Báo cáo chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương các năm )

Có đƣợc kết quả trên là do các ngân hàng bằng nhiều hình thức thu hút các doanh nghiệp trong KCN về quan hệ tại Ngân hàng, các ngành nghề ngân hàng đầu tƣ chủ yếu là các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da dầy...có thị trƣờng đầu ra tƣơng đối ổn định.

Tuy nhiên, vẫn có một số khoản vay không hiệu quả làm phát sinh nợ xấu cho các NH. Đó là các dự án sử dụng thiết bị nhập khẩu không đồng bộ, các dự án có thị trƣờng tiêu thụ bấp bênh, nguyên liệu sản xuất không ổn định, phụ thuộc vào đối tác cung cấp...đặc biệt những năm qua, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các KCN. Điều này đã dẫn đến sản xuất cầm chừng, hoặc sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc sản phẩm từ đó không có khả năng trả nợ đƣợc ngân hàng.

Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DN trong KCN tỉnh Hải Dƣơng.

( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Nợ xấu 24 14 46,8 82,9 104,6 Dƣ nợ cho vay DN trong KCN 853 1.277 1.615 2.125 2.753 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 2,8% 1,1% 2,9% 3,9% 3,8%

Các NHTM trên địa bàn chủ yếu đầu tƣ tín dụng cho các DN trong KCN theo 3 hình thức: tín dụng từng lần, theo hạn mức tín dụng và tín dụng theo dự án đầu tƣ.

Bảng 2.12 Các hình thức cho vay DN trong KCN.

( Đơn vị: tỷ đồng )

Các hình thức cho vay

Doanh số cho vay từ 2010-2014 Dƣ nợ đến 31/12/2014 Doanh số Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn: (trong đó: bảo lãnh các loại) - Cho vay từng lần - Cho vay theo HMTD

4.108 947 2.547 1.561 100 62% 38% 1.411 328 958 453 100 67,9% 32,1% Cho vay Trung, dài hạn

(trong đó: bảo lãnh các loại) - Theo dự án 2.521 755 2.521 100 100 1.342 289 1.342 100 100

( Nguồn: Báo cáo chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương các năm)

Trong đó: cho vay theo dự án chiếm tỷ trọng lớn hơn do các doanh nghiệp vay để đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị ban đầu, đây là hình thức duy nhất mà các ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp theo thời hạn trung, dài hạn. Trong cho vay ngắn hạn, chủ yếu cho vay từng lần chiếm tỷ trọng 62% còn lại là cho vay theo hạn mức tín dụng. Các DN trong KCN đƣợc các ngân hàng phát hành bảo lãnh ngân hàng nhƣ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh L/C...chủ yếu là dựa vào số tín dụng đã đƣợc phê duyệt làm bảo đảm do vậy khi tính doanh số phát sinh thì tính chung để tránh bị trùng.

Điều này cho thấy các sản phẩm tín dụng ngân hàng cho DN trong KCN còn nghèo nàn và đơn điệu và thị trƣờng của các sản phẩm tín dụng khác còn đang bỏ ngỏ, chƣa đƣợc khai thác triệt để.

2.2.2.2 Thực trạng quy trình xét duyệt tín dụng đối với các DN trong KCN.

Mỗi chi nhánh NHTM ở Hải Dƣơng đều có một quy trình tín dụng do NHTM trung ƣơng ban hành và hƣớng dẫn thực hiện, tuy nhiên thực trạng quy trình cấp tín dụng mà các NHTM trên địa bàn thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lập hồ sơ tín dụng.

Khách hàng đến trụ sở NH trình bày nhu cầu vay vốn. CBTD tìm hiểu thông tin về khách hàng, cho khách hàng biết những điều kiện vay vốn, CBTD đánh giá sơ bộ. Nếu KH đồng ý những điều kiện vay nhƣ vậy, CBTD hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay.

Khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu cần). CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Tiến hành nghiệp vụ thẩm định.

Bƣớc 2: Thu thập thông tin và phân tích tín dụng: - Thu thập thông tin:

Nguồn thông tin sơ cấp lấy từ bộ hồ sơ vay do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin thứ cấp: CBTD đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng, phỏng vấn khách hàng, lấy thông tin từ báo đài, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ hệ thống thông tin tín dụng của TCTD và một số nguồn khác. Việc lấy tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN có phần hạn chế do chƣa đƣợc kết nối trực tiếp với TCTD mà phải thông qua chi nhánh NHNN.

- Phân tích tín dụng:

NH đánh giá thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua đánh giá đánh giá các nội dung: đánh giá năng lực pháp lý và năng lực kinh doanh, tính cách ngƣời vay (uy tín), mục đích vay, môi trƣờng kinh doanh của ngƣời vay, năng lực trả nợ và đảm bảo tín dụng.

Đánh giá năng lực pháp lý: NH kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ để xác định rõ: DN có trụ sở tại địa bàn kinh doanh của NH hay không? Tƣ cách pháp lý của ngƣời đại diện DN vay vốn trong giao dịch với NH nhƣ thế nào? Khách hàng vay là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay của pháp nhân trực tiếp, có còn hiệu lực không?...

Đánh giá năng lực kinh doanh: Mỗi NH có cách làm khác nhau, thông thƣờng là NH đánh giá qua về quy mô doanh nghiệp: nguồn vốn, số lƣợng lao động, sản lƣợng sản xuất tiêu thụ hàng năm,…

NH đánh giá năng lực kinh doanh của Lãnh đạo DN chủ yếu thông qua bằng cấp. NH tìm hiểu uy tín của Lãnh đạo DN, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của ngƣời lãnh đạo cao nhất và ban điều hành qua các kênh thông tin: bạn hàng của DN, đối thủ cạnh tranh của DN, báo đài ở địa phƣơng, khách hàng…

Kiểm tra mục đích vay vốn: NH kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đối tƣợng cho vay của NH không, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

Đánh giá tính cách người vay (uy tín): NH dựa vào quan hệ trong quá khứ những khách hàng cũ vay trả đúng hạn, những doanh nghiệp lớn, có danh tiếng trên thị trƣờng đƣợc xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới thì CBTD chủ yếu dựa vào cảm nhận khi tiếp xúc với khách hàng và qua các thông tin điều tra thêm.

Đánh giá năng lực tài chính: NH đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích đánh giá tài chính DN.

Để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: CBTD xuống DN: xem xét các điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị, các loại sản phẩm, khả năng tiêu thụ, mạng lƣới bán hàng, kết quả sản xuất, tồn kho,…

Đánh giá tài chính DN: Căn cứ trên các Báo cáo tài chính do DN cung cấp (hầu hết là chƣa đƣợc kiểm toán) trong hai năm gần nhất, các Báo cáo quyết toán thuế, CBTD xem xét các số liệu về nguồn vốn: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nợ các TCTD; xem xét các số liệu về tài sản: tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn.

CBTD tính toán các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: đánh giá khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn...năm hiện tại và năm trƣớc gần nhất.

Tuy nhiên, CBTD hầu nhƣ bỏ qua công đoạn đánh giá tính chính xác Báo cáo tài chính, đánh giá chất lƣợng tài sản Có của DN: các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản lƣu động khác nhƣ: tạm ứng, chi phí trả trƣớc, chi phí chờ kết chuyển … giúp phát hiện lãi giả, lỗ thật.

Đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh, dự án đầu tư: CBTD tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh.

Đa số các NHTM ở Hải Dƣơng đánh giá tính hiệu quả của phƣơng án chủ yếu thông qua tính toán lợi nhuận dự kiến đạt đƣợc của phƣơng án mà không lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, do đó nguồn trả nợ đƣợc xem xét chủ yếu là từ lợi nhuận và khấu hao. Từ đó dẫn đến việc tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay, thời điểm giải ngân, thu nợ chƣa chính xác. Đối với các khoản vay nhỏ thì dự toán kết quả kinh doanh đƣợc lập một các sơ sài, mang tính chất thủ tục.

Đối với nhu cầu vay dài hạn thì tính dòng tiền của dự án bao gồm: lợi nhuận dự kiến và khấu hao hàng năm. Sử dụng lãi suất tiền gửi dài hạn để chiết khấu dòng tiền để tính NPV và IRR, chƣa tính toán chi phí sử dụng vốn thực sự của dự án.

Các NH rất coi trọng đảm bảo tín dụng, có thể nói đây là điều kiện chủ yếu để quyết định cho vay. CBTD thẩm định tài sản đảm bảo về các nội dung: - Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới tài sản đảm bảo.

- Xác định rõ quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm. - Định giá tài sản đảm bảo: Đối với bất động sản, CBTD dựa vào khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố, cấp có thẩm quyền của Nhà nƣớc ban hành cũng nhƣ xem xét vị trí, hiện trạng của ngôi nhà. Đối với máy móc thiết bị NH thƣờng mời Công ty định giá thẩm định.

Bƣớc 3: Quyết định tín dụng:

Sau khi thẩm định xong, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay theo mẫu. Nếu đủ điều kiện, trình Trƣởng phòng Tín dụng, lãnh đạo phê duyệt. Trƣờng hợp không cho vay, CBTD soạn thảo văn bản từ chối cho vay, lãnh đạo ngân hàng ký gửi cho khách hàng.

- Nếu khoản vay vƣợt quyền phán quyết: Hội đồng tín dụng hoặc ban thẩm định dự án NH cấp trên phê duyệt.

- Nếu khoản vay thuộc quyền phán quyết: Giám đốc NH cho vay sẽ quyết định: duyệt đồng ý cho vay hoặc duyệt cho vay có điều kiện hoặc không đồng ý.

Khi khoản vay đƣợc phê duyệt, NH và khách hàng sẽ lập Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có) và tiến hành giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

Hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay đƣợc lập theo mẫu in sẵn.

Thời gian đồng ý hoặc từ chối cho vay đƣợc các NHTM quy định sẵn “Quy định của NHNo&PTNT, các dự án trong quyền phán quyết, thời gian xét duyệt khoản vay là 5 ngày làm việc đối với vay ngắn hạn và không quá 15

ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn. Đối với dự án vƣợt quyền phán quyết, thời hạn trình lên NH cấp trên và thời hạn NH cấp trên phê duyệt là 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 30 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn”.

Bƣớc 4: Giải ngân.

Sau khi khách hàng đã hoàn thiện các điều kiện và hồ sơ cần thiết để giải ngân khoản vay theo nội dung phê duyệt khoản vay, có Giấy nhận nợ gửi cho NH.

Tuỳ theo tính chất của khoản vay và yêu cầu của khách hàng, có hai kiểu giải ngân: giải ngân bằng tiền mặt trực tiếp cho khách hàng, hoặc giải ngân thông qua chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng vay hay trả thẳng cho đơn vị bán hoặc đơn vị nhận thầu.

Bƣớc 5: Giám sát và thanh lý tín dụng.

Sau khi giải ngân, CBTD kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi hoạt động của khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất CBTD đi thị sát thực tế kiểm tra mục đích sử dụng vốn, xem khách hàng có vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay hay không.

Theo quy định, DN vay vốn phải nộp báo cáo tài chính vào mỗi quý để CBTD đánh giá, xếp hạng khách hàng nhƣng điều này không đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế là CBTD thực hiện phân tích chất lƣợng tín dụng, xếp hạng khách hàng thông qua định lƣợng cụ thể và định tính nếu khoản vay đƣợc cho là tiềm ẩn rủi ro và tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản vay xấu.

Công tác phòng ngừa: trong quá trình giám sát khoản vay, có những khoản vay còn có khả năng thu hồi nợ thì NH tiến hành các biện pháp phòng ngừa, còn những khoản vay rủi ro rất cao có thể mất cả vốn và lãi, các khoản vay khê đọng thì NH tiến hành xử lý.

CBTD đảm nhiệm luôn công việc giám sát, phòng ngừa rủi ro, chƣa phân công cán bộ chuyên trách quản lý nợ có vấn đề hoặc lập một tổ quản lý

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)