Định hƣớng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp trong các khu CN tạ

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 87)

CN tại các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Định hướng phát triển các khu CN và doanh nghiệp trong khu CN của Đảng và Nhà nước.

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, vai trò và hiệu quả kinh tế quan trọng của việc xây dựng và phát triển các KCN, KCX đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định rõ trong các văn kiện quan trọng về đƣờng lối phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994) đã nêu rõ : „Quy hoặc các vùng, trƣớc hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, khu kinh tế đặc biệt, KCN tập trung‟‟. Đại hội lần thứ VIII (năm 1996) đã ra nghị quyết cụ thể : „Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX, KCNC), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô. ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đƣa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với dân cƣ”. Trong Nghị quyết lần thứ 4 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã xác định phƣơng hƣớng phát triển các KCN trong những năm tiếp theo là : „phát triển từng bƣớc và nâng cao hiệu quả các KCN‟‟. Đây là những định hƣớng quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nƣớc. Tại Đại hội IX của Đảng về chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2001-2005 đã tiếp tục khẳng định „Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nƣớc. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số KCNC, hình thành các KCN lớn và khu kinh tế mở‟‟.

Trong phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2010-2015 tại Đại hội Đảng XI (năm 2011) nêu rõ : „Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động ; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất‟ . Tại Quyết định số 1107/QĐ-TTG ngày 21/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 có nêu rõ „Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phƣơng có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Đƣa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 34% hiện nay lên khoảng 40 - 45% vào năm 2015 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 29,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 50% vào năm 2015 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo‟.

Sự phát triển các KCN Việt Nam ngày càng đƣợc khẳng định vai trò của nó trong việc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc. Những đóng góp của KCN và các doanh nghiệp KCN đã và đang góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng bền vững kinh tế xã hội Việt Nam. Những thành công của các KCN ở Việt Nam đã khẳng định đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng và phát triển các KCN và thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương

3.1.2.1 Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương.

Kinh tế tăng trƣởng nhanh, bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực, trƣớc hết là nguồn nhân lực, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên-xã hội. Xây dựng nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, hiện đại, cơ cấu hợp lý, năng lực sản xuất có khả năng cạnh tranh cao, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với quy mô giá trị ngày càng lớn.

Phát huy vai trò của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đi đầu trong một số lĩnh vực then chốt, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đầu tƣ có trọng điểm vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chất lƣợng cao, tạo bƣớc đột phá tiếp theo. Phát triển hệ thống đô thị, khu dân cƣ nông thôn theo hƣớng hiện đại.

Phát triển theo hƣớng bền vững: kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Gắn hiệu quả trƣớc mắt với phát triển lâu dài, giữa thành thị và nông thôn, giảm chênh lệch giữa các huyện trong tỉnh, xoá bỏ dần các tệ nạn xã hội.

Mục tiêu cụ thể:

Tăng nhanh mức GDP/ngƣời, đạt khoảng 1300-1500 USD vào năm 2015; đạt mức 2300-2500 USD vào năm 2020.

- Giai đoạn 2011-2015: GDP tăng bình quân 11,5%/năm. Trong đó nông nghiệp, thuỷ sản 3,5-3,7%/năm ; Công nghiệp và xây dựng 15-16%/năm ; Dịch vụ 11,5-12,5%/năm.

- Giai đoạn 2016-2020: GDP tăng bình quân 11,1%/năm. Trong đó nông nghiệp, thuỷ sản 3,2-3,5%/năm ; Công nghiệp và xây dựng 15-16%/năm ; Dịch vụ 13-14%/năm.

Cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các nhành công nghiệp và dịch vụ: Năm 2015: Nông nghiệp, thuỷ sản: 21%; công nghiệp: 46% và dịch vụ 33%; năm 2020 với cơ cấu: Nông nghiệp, thuỷ sản: 16%; công nghiệp: 47% và dịch vụ 37%.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, giai đoạn đến năm 2015: tăng trƣởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 25% và giai đoạn tiếp theo tăng 25-30%; thu hút nguồn vốn bên ngoài cho phát triển đạt khoảng 36-39% tổng vốn đầu tƣ.

3.1.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp:

* Quan điểm phát triển :

Phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập ; Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ ;

Phát triển công nghiệp phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội Vùng trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 145/2010/QĐ-TTg ngày 13-8-2010 của Thủ tƣớng Chính phủ) ; Phát triển công nghiệp đáp ứng định hƣớng, mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2006-2020 và nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hải Dƣơng lần thứ XV ; Phát triển công nghiệp gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và phát triển an sinh xã hội ; Phát triển công nghiệp gắn với an ninh quốc phòng.

* Định hƣớng và mục tiêu phát triển công nghiệp :

Ƣu tiên mạnh công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp phụ trợ.

Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, năng lục cạnh tranh và bảo vệ môi trƣờng, an ninh quốc phòng .

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 20%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 17,4%/năm trở lên.

Mở rộng quy mô, tăng cƣờng năng lực sản xuất mới ; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hƣớng hiện đại, coi trọng đầu tƣ chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, từng bƣớc hiện đại hoá các cơ sở sản xuất hiện có.

Phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác nhau phù hợp với định hƣớng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng, hình thành các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất cho các nhà máy lớn.

Khuyến khích phát triển rộng khắp công nghiệp nông thôn và làng nghề. Thu hút nhanh các dự án đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng (ƣu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch), hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp mới.

3.1.3. Những định hướng về hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2015 và những năm tiếp theo..

3.1.3.1 Định hướng phát triển hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Xuất phát từ thực tiễn diễn biến về kinh tế thế giới, khu vực và trong nƣớc trong thời gian vừa qua, ngành ngân hàng đã xây dựng kế hoạch phát triển bền vững hoạt động ngân hàng đến năm 2015 và những năm tiếp theo :

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng phù hợp với mục tiêu, diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và góp phần phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc, khả năng cạnh tranh của hệ thống TCTD trong nƣớc phù hợp với yêu cầu phát triển và thông lệ, chuẩn

mực quốc tế, sẵn sàng cho giai đoạn hội nhập đầy đủ của ngành ngân hàng. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại hệ thống NHTM, phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng trên cơ sở an toàn-hiệu quả-bền vững.

Một số chỉ tiêu phát triển bền vững ngành ngân hàng :

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế.

- Tăng trưởng huy động vốn bình quân 15%; - Tăng trưởng đầu tư tín dụng bình quân 11-15%; - Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng 3- 5%; - Tổng phương tiện thanh toán tăng 18-20%;

3.1.3.2 Định hướng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Trên cơ sở thực tiễn hoạt động trong những năm vừa qua, theo định hƣớng của hệ thống ngân hàng Việt Nam; mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2015 và những năm tiếp theo, ngành ngân hàng tỉnh Hải Dƣơng xác định mục tiêu hoạt động chủ yếu trực tiếp cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá tỉnh Hải Dƣơng những năm tới là: Tăng trƣởng bền vững, an toàn, hiệu quả và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó :

- Tín dụng tăng trƣởng bền vững, huy động vốn tại địa phƣơng tăng hàng năm từ 15-20%, dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế tăng từ 11-15%, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ tín dụng từ 3-5%.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hƣớng hiện đại và tiện ích. - Hoạt động ngân hàng lành mạnh, an toàn, hiệu quả và bền vững.

- Thực hiện tốt chính sách của chính phủ về hỗ trợ các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm vực dậy nền kinh tế.

3.1.3.3 Định hướng chung của các NHTM cấp trên về đầu tư tín dụng cho các DN trong KCN.

Các NHTM đều có định hƣớng riêng cho việc đầu tƣ tín dụng đối với các DN trong KCN nhƣng tựu trung lại đều có quan điểm: mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong KCN nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút nguồn tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp từ đó phát triển các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, thẻ, Internetbanking...

3.2. Các giải pháp tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng tín dụng đối với các DN trong khu CN. dụng đối với các DN trong khu CN.

3.2.1. Xây dựng môi trường pháp lý minh bạch, hiệu quả.

- Xây dựng hành lang pháp lý vững chắc để các ngân hàng có thể triển khai các sản phẩm dịch vụ của mình một cách hiệu quả. Xem xét chỉnh sửa những yếu tố chƣa hoàn chỉnh, các yếu tố chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, chƣa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động NH phát triển và hội nhập ở các bộ luật đã ban hành nhƣ: luật NHNN, luật các TCTD, luật thƣơng mại, luật kế toán, luật lao động... Cải cách cách thức xây dựng hệ thống pháp luật hiện nay theo hƣớng Quốc Hội xây dựng luật một cách chi tiết, có thể đi vào cuộc sống ngay, tránh tình trạng luật ban hành lại cần phải các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn, gây chậm trễ và không nghiêm túc.

Chính phủ và các bộ, ngành cần xem xét ban hành những Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn các bộ luật đất đai, dân sự...theo hƣớng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, không để tình trạng mỗi nơi làm một cách. Pháp luật về thuế, pháp luật về phá sản doanh nghiệp, về bảo hiểm, về quyền sở hữu trí tuệ...cần sớm đi vào cuộc sống. Các chế tài xử lý vi phạm cần đƣợc thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh, cải cách hệ thống toà án, đảm bảo tính độc lập cao trong quá trình xét xử.

- Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giải thích để các Bộ luật đƣợc ban hành sớm đi vào cuộc sống, tránh tình trạng ban hành luật thì nhiều nhƣng các DN, ngƣời dân không hiểu về luật. Quan tâm đến luật bảo vệ môi trƣờng.

- Đấy nhanh qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO đã và đang tạo ra một áp lực rất lớn từ bên ngoài từ đó yêu cầu cho việc cải cách hệ thống pháp luật và các thể chế kinh tế thị trƣờng diễn ra phải khẩn trƣơng hơn, sâu rộng và triệt để hơn.

3.2.2. Nâng cao chất lượng môi trường thông tin.

Để hạn chế mức độ không cân xứng của môi trƣờng thông tin, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Hỗ trợ, khuyến khích các thể chế nhằm hỗ trợ thông tin cho thị trƣờng: các DN hoạt động trong lĩnh vực thông tin, tài chính doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ đánh giá, xếp hạng DN, định giá tài sản, tƣ vấn ngành nghề, tƣ vấn tài chính, kiểm toán...Hiện nay đã có một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nhƣng hiệu quả chƣa đƣợc cao, cần có sự hỗ trợ nhiều hơn của Nhà nƣớc.

- Mặc dù các cơ quan có chức năng của Chính phủ đã ban hành các văn bản dƣới luật để thi hành luật Kế toán, nhƣng trong quá trình thực thi còn phát sinh nhiều tranh cãi , đề nghị cần thu thập và chỉnh sửa các tranh cãi đó để tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó cần có sự bổ sung cần thiết để phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ đó, tạo điều kiện cho các TCTD mạnh dạn cấp tín dụng trên cơ sở nắm bắt thông tin chính xác các số liệu báo cáo tài chính của DN.

- Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc NHNN (CIC) là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các NHTM, thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của các NH. Tuy

nhiên, vì một số lý do khách quan, thông tin chƣa bảo đảm tính cập nhật và chính xác cao. Để CIC hoạt động có hiệu quả hơn nữa thì NHNN cần đƣa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các NH trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Từ đó các NHTM có thể khai thác thông tin từ hệ thống này, và lấy đó làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.

- Khuyến khích thành lập các hiệp hội trong các ngành nghề khác nhau

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)