Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 35 - 37)

Thứ nhất là chiến lược kinh doanh của ngân hàng: chiến lƣợc kinh doanh có vai trò quan trọng trong cơ chế thị trƣờng. Nó chỉ rõ hƣớng đi của mỗi ngân hàng trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài (thƣờng là từ 5 năm trở lên), về định hƣớng phát triển các mặt nghiệp vụ, các nhóm khách hàng mục tiêu, và các mục tiêu cần đạt tới. Trong quá trình thực hiện, chiến lƣợc kinh doanh đƣợc cụ thể hoá thành các kế hoạch ngắn hạn, các bƣớc đi cụ thể với các chính sách về sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng,... và các giải pháp cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Thứ hai là chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu hoạt động tín dụng nói chung và cho vay DNKCN nói riêng. Chính sách mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng; các định hƣớng về cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế, theo thời hạn cho vay, theo đối tƣợng khách hàng; các quy định về quy trình, thủ tục cho vay; các quy định về tài sản bảo đảm, lãi suất... sẽ quyết định quy mô, cơ cấu cho vay theo các tiêu thức khác nhau. Ngoài ra, việc đa dạng hoá các hình thức vay vốn sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo điều kiện thu hút khách hàng.

Thứ ba là trình độ cán bộ ngân hàng: Với tính chất là một ngành dịch vụ đặc biệt, hoạt động ngân hàng đòi hỏi chất lƣợng phục vụ rất cao mà điều này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Có thể nói, con ngƣời là yếu tố quyết định mọi thành bại trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNKCN nói riêng. Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng cao, tội phạm ngân hàng ngày càng tinh vi,

đòi hỏi mỗi cán bộ ngân hàng không chỉ giỏi chuyên môn, đủ trình độ tiếp thu các nghiệp vụ mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mà còn cần phải có đạo đức tốt; nhã nhặn, niềm nở trong tiếp xúc với khách hàng.

Thứ tư là hoạt động Marketing ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động marketing có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng không thể thụ động chờ khách hàng đến quan hệ mà phải chủ động tiếp cận, thu hút khách hàng. Thông qua hoạt động Marketing, ngân hàng giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ với khách hàng; tƣ vấn cho khách hàng; thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng,... Đồng thời, thông qua tiếp xúc khách hàng, ngân hàng sẽ hiểu thêm về các yêu cầu của khách hàng để có những sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Ngân hàng nào thực hiện các hoạt động maketting tốt hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.

Thứ năm là chất lượng tín dụng DNKCN: trong việc cho vay bất kỳ đối tƣợng khách hàng nào, ngân hàng cũng rất quan tâm đến chất lƣợng tín dụng của khách hàng vì đó là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung của ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng DNKCN tốt là một tín hiệu "bật đèn xanh" cho ngân hàng mở rộng cho vay. Ngƣợc lại, nếu chất lƣợng tín dụng DNKCN kém tức là tỷ lệ nợ xấu cao, nguy cơ mất vốn lớn thì chắc chắn ngân hàng sẽ tăng cƣờng kiểm soát, áp dụng nhiều hơn các biện pháp phòng ngừa, hạn chế cho vay,... kết quả là việc vay vốn sẽ rất khó khăn, thậm chí là không vay đƣợc.

Bên cạnh đó, các nhân tố khác nhƣ: việc bố trí, phân công cán bộ làm công tác cho vay DNKCN; phân quyền phán quyết tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng; trình độ công nghệ; quy mô, thƣơng hiệu ngân hàng; thái độ phục vụ, chất lƣợng dịch vụ... cũng ảnh hƣởng đến khả năng cho vay nói chung và cho vay DNKCN nói riêng của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)