của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tín dụng ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các DN. Đối với các DNKCN, vai trò của vốn vay ngân hàng thể hiện qua những nét chính sau:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là một nguồn quan trọng để thúc đẩy sự ra đời và duy trì hoạt động của các DNKCN. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng là một trong những nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các chủ thể kinh tế nói chung và các DNKCN nói riêng. Ngay cả ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển, dù bản thân các doanh nghiệp có lớn đến đâu thì vốn vay ngân hàng vẫn là khoản lớn nhất trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, các DNNN hoạt động chủ yếu dựa vào: vốn Nhà nƣớc cấp (khi thành lập và cấp bổ sung trong quá trình hoạt động), vốn vay các tổ chức tín dụng (trong đó vốn vay ngân hàng là chủ yếu) và chiếm dụng vốn của các đối tác (tín dụng thƣơng mại).
trung tƣ bản mới chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nguồn vốn chủ sở hữu còn nhiều hạn chế, thị trƣờng chứng khoán còn kém phát triển, khả năng huy động vốn từ phát hành trái phiếu công ty thấp thì vốn từ ngân hàng (bao gồm vốn vay và vốn góp cổ phần) càng trở nên có ý nghĩa hơn.
Xét dƣới góc độ cung cấp vốn, vai trò của ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc tài trợ vốn để hình thành nên các doanh nghiệp (thƣờng thông qua việc góp cổ phần, cho vay dài hạn, cho vay “khởi nghiệp"...) mà còn thể hiện rõ nét trong việc thƣờng xuyên tài trợ, đáp ứng các nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ chính cho các DNKCN để thực hiện đầu tƣ chiều rộng và chiều sâu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và hệ quả của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt cả về giá, chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm,... Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cải tiến thiết bị và công nghệ. Muốn làm đƣợc điều này, doanh nghiệp phải huy động đƣợc nguồn vốn đủ lớn, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn. Rõ ràng, ở Việt Nam hiện nay chỉ có ngân hàng mới có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu trên của doanh nghiệp. Ngân hàng đang là nhà cung cấp vốn quan trọng nhất giúp các DNKCN thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng có tác động mạnh, thậm chí là định hƣớng xu hƣớng phát triển của các DNKCN. Thông qua việc điều chỉnh hạn mức tín dụng, lãi suất và/hoặc các điều kiện vay vốn, ngân hàng có thể mở rộng hay thu hẹp nguồn vốn đầu tƣ đối với các DNKCN hoặc ngành nghề nào đó. Điều này có thể dẫn đến việc tăng hay giảm số lƣợng DNKCN và/hoặc thay đổi cơ cấu DNKCN, thay đổi cơ cấu ngành nghề từ đó góp phần vào việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần tạo ra thị trƣờng "đầu vào" và "đầu ra" của các DNKCN. Vai trò góp phần tạo ra thị trƣờng "đầu vào" thể hiện ở chỗ: thông qua các hoạt động cho vay của mình, ngân hàng có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu vào của các DNKCN; đóng vai trò cầu nối cho sự hợp tác giữa DNKCN với các nhà cung cấp đầu vào; trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNKCN,... Vai trò góp phần tạo ra thị trƣờng "đầu ra" thể hiện ở chỗ: hỗ trợ vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng bá thƣơng hiệu; trợ giúp các doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra của các DNKCN thêm phát triển; làm cầu nối đƣa các DNKCN và các doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra xích lại gần nhau, hợp tác với nhau; cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu, gia tăng sản lƣợng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của các DNKCN.