Phiếu 1: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối (TV4, tập 2)
Câu 1: Em hiểu thế nào là kết bài mở rộng
Câu 2: Em hãy viết kết bài cho đề tài cây tre ở làng em ………
Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm
Câu 1: (4 điểm):HS biết đượckết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tảđối với cây, nêu lên lợi ích của cây và bình luận về cây đó.
Câu 2: (6 điểm): Học sinh viết theo cảm nghĩ của mình nhưng cần viết được lợi ích của cây, bình luận về cây tre và nêu được tình cảm của mình với cây trẹ
Phiếu 2: Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối (TV4, tập 2)
Đọc 3 bài văn miêu tả cây sầu riêng, bãi ngô và cây gạo của ba tác giả và cho biết:
Câu 1: Mỗi tác giảđã quan sát theo trình tự nàỏ
Câu 2: Mỗi tác giảđã quan sát bằng giác quan nàỏ
………
Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm
Câu 1: (4 điểm)- Yêu cầu học sinh biết được mỗi tác giả quan sát theo trình tự: - Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của câỵ
- Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì phát triển của câỵ
- Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây (từng thời kì phát triển của bông gạo).
Câu 2: (6 điểm): Yêu cầu học sinh làm được:
- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân,cành lá (bài Sầu riêng).
- Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng. - Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).
Phiếu 3:Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối (TV5, tập 2) Câu 1: Em có thể tả cây cối theo trình tự nàỏ
Câu 2: Em có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nàỏ
………....
Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm
Câu 1: (4 điểm)- Học sinh biết cần biết được tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây
- Nhìn từ xa và lại gần.
Câu 2: (6 điểm): Học sinh biết có thể quan sát cây cối bằng các giác quan là: - Theo ấn tượng của thị giác: thấy hình dáng của cây, lá, hoa,... - Còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác,…
Phiếu 4: Tập làm văn: Ôn tập về tảđồ vật ( TV5, tập 2) Câu 1: Lập dàn ý cho bài văn miêu tảđồ vật có tác dụng gì?
Câu 2: Em hãy lập dàn ý chung cho bài văn miêu tảđồ vật
………
Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm
Câu 1: (4 điểm):Yêu cầu học sinh biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật giúp người viết bám vào dàn ý để viết bài tránh sót ý, viết ý lộn xộn. Giúp bài viết có tính nhất quán theo một trình tự thời gian và không gian nhất định.
Câu 2: (6 điểm): Học sinh làm được: a, Mở bài:
- Đồ vật em định tả là gì?
- Em thấy nó hoặc có nó khi nàỏ b, Thân bài:
- Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,…)
- Tả các bộ phận của đồ vật ( hình thù, màu sắc , kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên).
- Nêu công dụng của đồ vật
c, Kết bài: Em có cảm nghĩ gì trước vẻđẹp và công dụng của đồ vật?