0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Rèn cho học sinh biết cách viết đoạn trong văn miêu tả

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 62 -68 )

Đoạn văn là một bộ phận của bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh phải có ít nhất 3 đoạn: Mở bài(MB), thân bài(TB) và kết bài(KB). Phần MB và KB người ta thường trình bày thành 1 đoạn. Riêng phần TB, ta có thể tách thành 2 hoặc 3 đoạn, tuỳ theo từng yêu cầu của đề.

Sau khi học sinh được trang bị kiến thức về thể loại, đoạn văn, dàn bài, cách quan sát sự vật được học trong các tiết học trong chương trình, GV cần hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào viết văn, kĩ năng quan sát khai thác sự vật, kĩ năng vận dụng câu từ, hình ảnh vào viết văn.

Tảđồ vật thường tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết sự vật, rồi đến công dụng của sự vật.

Tả cây cối thường trình tự tả theo sự phát triển của cây, đòi hỏi một sự theo dõi liên tục cả một quá trình, có thể theo mùạ

Tả theo trình tự bao quát đến bộ phận của câỵ Có thể tả trong một thời điểm. Miêu tả cây cối cần phân biệt tả một loài cây như bãi ngô, tả một cái cây như cây gạọ

Tả con người thường tả theo thứ tự từ bao quát đến những nét nổi bật của người đó như về màu da, mái tóc…

Tả cảnh cùng nhìn từ bao quát đến chi tiết từng cảnh.

Và tả con vật cũng thế, chẳng hạn trong văn miêu tả con vật, ta có thể tập xây dựng đoạn văn theo hình thức sau:

Hãy sắp xếp các câu sau theo một trình tự thích hợp để tạo thành một đoạn văn: + Còn đôi ngà tuyệt đẹp của chú là do hai răng cửa hàm trên phát triển thành. + Có lẽ những chú voi là động vật khổng lồ nhất sống ở trên cạn.

+ Đây là một vũ khí cực kì lợi hại của chú ta đấy: nó như hai mũi kiếm. + Chiếc vòi này không phải là vô tích sựđâu nhé.

+ Thật kì lạ: chiếc vòi dài trông thật ngộ nghĩnh, đu đa đu đưa, thõng xuống trước mặt của voi ta là do mũi và môi trên biến thành.

Đoạn văn gồm nhiều câu văn được liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức ( ý và lời). Vì vậy, khi viết đoạn, chúng ta cần đảm bảo được sự liên kết chặt chẽđó. Sự liên kết về ý thể hiện ở chỗ nội dung của mỗi câu cùng hướng về, nói về

- Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trờị Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phớị

Chứ không thể viết: Mẹ em là bác sĩ. Đôi dép này rất đẹp. Cây hoa này nở hoa rất đẹp. Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủđề riêng.

Sự liên kết về lời thể hiện ở các phép liên kết câu ( phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng,...). Đoạn nào không bảo đảm được sự liên kết đó thì đoạn văn sẽ trở lên lộn xộn, thiếu mạch lạc.

+ Phép lặp:

Ta có thể liên kết một câu đứng trước nó bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữđã xuất hiện ở câu đứng trước nó.

Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.

- Ví dụ: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn nhưđang múa quạt xòe hoạ (Đoàn Minh Tuấn)

+ Phép thế:

Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từđồng nghĩa thay thế cho các từ ngữđã dùng ở câu trước.

Việc sử dụng đại từ hoặc từđồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn.

- Ví dụ: Cây hoa hồng mỗi độ đơm bông rất đẹp. Nó làm cho khu vườn nhà em thêm rực rỡ.

+ Phép nối:

Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…

Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.

Ví dụ: Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên ai cũng thích nghẹ Thế nhưng, lão Hổ Vằn lại không thích tiếng gáy đó một chút nàọ

Các đoạn văn trong một bài văn lại liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh. Liên kết đoạn văn là làm cho nội dung bài văn ( văn bản) chặt chẽ và liền mạch.

Cách liên kết đoạn cũng tương tự như liên kết câụ Ta có thể dùng từ ngữ có tác dụng nối, dùng câu nối,...và có thể liên kết theo không gian hoặc thời gian.

VD: +Về liên kết theo thời gian :

- Đầu hè năm ngoái,....Sáng nào,....Ít hôm sau,...Chẳng bao lâu,...( Liên kết theo thời gian - Áng chừng)

- Xuân về,…Hè tới,…Thu sang,…Khi trời chuyển mình sang đông,…( Liên kết theo thời gian - Mùa)

- Mới sáng tinh mơ,…Khi mặt trời lên,…Đến giữa trưa,…Tới chiều tà,…Khi hoàng hôn buông xuống,…(Liên kết theo thời gian trong ngày).

+ Về liên kết theo không gian :

- Nhìn từ xa,....Lại gần,....Trên cành,...Dưới tán lá,....( Liên kết theo không gian : từ xa đến gần).

- Hiện ngay trước mắt tôi là....Dưới mặt đất,....Trên cao ,....Phóng tầm mắt ra,.... xa,... (Liên kết theo không gian: từ gần đến xa).

Đoạn văn tiêu biểu thường có mởđoạn bằng một câu khái quát, câu chủđề, nêu ý chính của cả đoạn, tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ lời nhận định của câu mởđoạn .

VD: Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên . Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múạ Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trờị Có chỗđảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. (Theo Thi Sảnh)

Ta cũng có thể diễn giải, liệt kê các chi tiết trước rồi mới kết đoạn bằng một câu khái quát , nhằm tóm lại những điều đã diễn giải ở trên.

Ví dụ: Với đoạn văn : “Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá! Trăng lên caọ Mặt nước sáng loá. Bầu trời càng sáng hơn. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi”.

Ta cũng có thể sắp xếp lại như sau : “ Trăng lên caọ Mặt nước sáng loá. Bầu trời càng sáng hơn. Cả một vùng nước song sánh, vàng chói lọị Biển và trời

*Lưu ý : Cái hay của một đoạn văn thể hiện rõ nét nhất ở ý. Ý càng mới mẻ, càng sâu sắc, độc đáo thì đoạn văn càng có sức thuyết phục. Ý phải diễn đạt thành lờị Ý hay mà không biết cách diễn đạt thì lời văn trở nên sáo rỗng.

Lời văn hay là lời văn chân thành, trong sáng, giản dị, có hình ảnh, có âm thanh, có nhạc điệu,...và có cách sắp xếp (bố cục) chặt chẽ.

Các câu trong đoạn văn luôn hướng đến một chủ đề nhất định và có sự kết hợp mạch lạc, thống nhất về mặt ngữ nghĩa sao cho chúng luôn phù hợp về nội dung và không mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhaụ

Cũng là viết đoạn mở bài và kết bài cho một bài văn nhưng mỗi cách viết lại đem lại cho người đọc một cảm nhận khác nhau vềđối tượng được miêu tả.

+ Mở bài

- Mở bài gián tiếp bằng cách mượn hình ảnh: ( còn gọi là mượn vật trữ tình) Nghĩa là thông qua miêu tả cảnh vật để bày tỏ tư tưởng tình cảm của mình.

Ví dụ : Tả con chim công múa (TV4/2) Mở đầu cho bài văn tác giả viết: “Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân là mùa công múạ”

Với cách miêu tả cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp từ cỏ cây, hoa lá, mang xúc cảm của người viết để dẫn dắt người đọc đến với đối tượng cần tả (con chim công múa) .

- Để miêu tả cơn mưa mùa hạ trước hiên nhà: Người viết có thể mượn hình ảnh: Mưa trong bài thơ “mưa” của tác giả Trần Đăng Khoa (SGK, TV lớp 4/1) để viết mở bài: Cơn mưa của Trần Đăng Khoa chắc hẳn các bạn ai củng biết đó là cơn mưa Mưa Mưa Ù ù như xay lúa Lộp bộp Lộp bộp Rơi Rơi…

Cơn mưa mùa hạ trước hiên nhà mình đây cũng vậy, mưa rào rào xối xả như vội vảđi đâụ Ngồi trong cử sổ nhìn ra muốn được cùng mấy đứa nhóc trong xóm

- Mở bài gián tiếp bằng cách so sánh hình ảnh : Tức là ngay mở bài đã dùng sự vật, hình ảnh cụ thể để thuyết minh sự vật, sự việc phức tạp, trừu tượng hơn. Cách mở bài này sẽ biến cái trừu tượng thành cái cụ thể, đơn giản và cho ta một cảm giác mới mẻ, sinh động, tăng thêm vẻ sống động của bài văn .

Ví dụ : Bài tập đọc “Mùa thu ở làng quê” của Nguyễn Trọng Tạo - SGK TV lớp 5/1) đã vào bài như sau: Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên caọ Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa , chúng là những cái giếng không đáy, ởđó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung của mở bài trên:

+ Những sự vật nào được nêu trong đoạn văn ? (bầu trời, các hồ nước, cái giếng) +Tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn văn. (các hồ nước – cái giếng không đáy, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao). Qua đó cho HS biết được một kiểu vào bài gián tiếp bằng cách so sánh các hình ảnh để tạo thành đoạn mở bàị

Mượn hình ảnh dòng sông Hồng để vào đề giới thiệu dòng sông quê mình cũng là một cách mượn hình ảnh rất đặc sắc.

+ Kết bài :

- Kết bài không mở rộng : được phân thành 3 loại sau: kết bài kiểu tổng kết, kết bài kiểu trữ tình, kết bài kiểu điểm đề. Trong văn miêu tả thường hay sử dụng hai loại đó là kiểu tổng kết và kiểu trữ tình.

* Kết bài kiểu tổng kết : Đây là cách kết bài rất thường gặp. Phần cuối bài nêu ra kết luận có tính tổng kết, quy nạp về nội dung các mặt đã nói ở các phần trên.

Ví dụ : Tả con mèo nhà em. Cho học sinh nhận xét về các đặc điểm của con mèo + Mèo nhà em có đặc điểm gì? ( rất tinh nhanh, thông minh, rất tình cảm,..) + Em có thích con mèo nhà em không ? Vì saỏ Từ những đặc điểm trên, các em có thể viết: Mi mi của em rất tinh nhanh, thông minh mà cũng rất tình cảm. Em rất thích nó.

Với kết bài này, người viết đã tổng kết lại những đặc điểm của con mèo và bày tỏ tình cảm của người viết .

* Kết bài kiểu trữ tình : Là người viết thông qua cảm xúc của bản thân để nói ra lời khen ngợi hay mượn vật để bày tỏ nỗi giận dữ, đau thương khiến cho

Ví dụ : Tả con mèo nhà em.

+ Gọi học sinh nêu các đặc điểm, tính cách, hình thức bên ngoài,.. của con mèo (như: nó rất tinh khôn, hoạt bát, rất tình cảm, có bộ lông và vóc dáng rất đẹp)

+ Yêu cầu các em nói lời nhận xét tổng quát về con mèo của em. Từ cảm xúc đó, các em có thể kết bài ngắn gọn : Mi mi của em thật tuyệt !

- Kết bài kiểu mở rộng: gồm có 3 loại

- Kết bài kiểu miêu tả: là phương thức kết bài thông qua việc miêu tả hình thái nhân vật, cảnh tượng, hoàn cảnh để sâu sắc chủđề, tạo không khí và làm tăng tính chân thực, sức truyền cảm nghệ thuật của nội dung.

Ví dụ: Khi tả cây phượng trên sân trường có em đã viết : Mở trang sách, ôi! đúng bài “Hoa học trò”, mấy giọt nắng tinh nghịch rơi vàọ Rồi những cánh hoa đỏ cũng đậu vào, trang sách rực rỡ hẳn lên. Lòng em mơn man cảm xúc. Phượng ơi! Phượng tô điểm cho vẻ đẹp sân trường bằng những mùa hoa tươi thắm, tỏa bóng mát những giờ ra chơị Nếu phải xa cây phượng chắc nhớ lắm! Yêu cầu các em nhận xét đoạn kết bài trên có gì hay ? (đã khéo léo diễn tả cảm xúc qua việc miêu tả những cánh hoa phượng đậu vào trang sách ). Qua đó giúp các em hiểu rằng: đây cũng là một kết bài mở rộng theo cách miêu tả. Người tả mượn hình ảnh miêu tả trang sách rực lên khi những cánh hoa phượng vô tình đậu vào để diễn tả tình cảm gắn bó sâu sắc gửi gắm với cây phượng sân trường.

- Kết bài kiểu ý niệm : ý niệm ởđây là quan điểm, cách nghĩ. Ở chỗ cuối bài, tác giảđã ló ra cái ý thức ẩn chứa của mình, khiến cho chủđềđược thăng hoạ Như thế sẽ có lợi cho việc tìm hiểu tư tưởng của tác giả, ý tưởng của người viết để lại sự suy tư cho người đọc. Ví dụ : Với đề bài “Tả cây tre quê hương” có học sinh đã viết kết bài “Thời gian trôi đi, bao đổi thay lại đến, tre vẫn thủy chung gắn bó với làng quê em.

- Ai đi xa vẫn luôn mang theo nỗi nhớ, nhớ hình bóng cây tre quê hương. Tre là bến đậu của bao niềm thương, nỗi nhớ. Tre nâng bước những người con xa xứ”

- Hoặc cũng với đề bài trên ta có thể viết kết bài : Em yêu cây tre quê hương, không chỉ bốn mùa xanh mát, mà tre đâu sợ cái giá rét của mùa đông, cái nắng gắt của mùa hè. Dù trên đất cằn sỏi đá, tre vẫn cần mẫn xanh tươi, hiên ngang, ưỡn tấm ngực đón phong ba bão táp, hiến dâng cho con người tất cả. Ôi! Cây tre đẹp biết chừng nào !

cách gửi gắm ý niệm, có ý tưởng độc đáo, với hàm ý sâu xa, ngợi ca cây tre cũng chính là ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, một lời nhắn nhủ thật sâu sắc. Kết bài bạn đã gửi gắm điều mình muốn nói về cây tre cũng kiên cường như con người Việt Nam. Tre là biểu tượng của quê hương.

- Kết bài kiểu bày tỏ, giới thiệu :

Ví dụ: Quảng Bình quê tôi thật đẹp. Nếu có dịp gé lại miền trung yêu dấu trên dải đất cong cong hình chữ S thì bạn đừng quên gé thăm Quảng Bình. Tới đây rồi bạn sẽ không xa lạđể nói câu: Đất nước tôi thật tuyệt!

Tóm lại : Với các cách mở bài, kết bài nói trên giúp cho người viết cụ thể hóa, đa dạng hóa phần mở bài, kết bài, biết lựa chọn và tạo cảm xúc khi viết. Khi dạy, giáo viên cần dùng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu để các em xác định, lựa chọn các cách mở bài và kết bàị

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 62 -68 )

×