0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vốn từ trong văn miêu tả

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 51 -56 )

Học sinh Tiểu học bước đầu đã được làm quen với dạng văn miêu tả (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối, tả ngườị..) nhưng thực tế các em vẫn còn lúng túng, chưa thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết bàị Cho nên, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết đối với giáo viên nhằm giúp các em thành thạo sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả, nâng cao chất lượng bài làm văn.

+ Cung cấp vốn từ ngữ cho các em nhưng phải giúp các em biết dùng chúng đúng lúc, đúng chổ. Mỗi chi tiết miêu tả thường có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa hay trái nghĩạ Chẳng hạn đề tả cánh đồng lúa chín nên dùng từ ngữ nào trong hàng loạt các từ ngữ “vàng nhuộm”, “vàng hoe”, “vàng tươi”, “vàng ối”…Cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát không chỉ có tác dụng định hướng quan sát mà còn có ảnh hưởng lớn đến việc tìm tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Cần tránh đặt các câu chỉ hỏi về kiến thức khoa học. Nên đặt câu hỏi có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả. Hãy so sánh hai câu hỏi khi quan sát cây dừa:

- Cây dừa có những bộ phận nàỏ

- Nhìn tàu lá dừa em nhớ tới hình ảnh nàỏ Quả dừa nằm ởđâủ Nó gợi cho em nghĩđến vật gì?

Câu hỏi thứ nhất chỉ nhằm hỏi kiến thức khoa học ( môn Tự nhiên - xã hội). Câu này không có tác dụng gợi cho học sinh tìm các từ ngữ miêu tả. Câu hỏi thứ hai hướng học sinh tìm ra các chi tiết miêu tả, đồng thời gợi lên cho các em liên tưởng khi quan sát. Do đó nó gợi cho học sinh tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả.

+ Cho HS giải nghĩa các từ cụ thể, các thành ngữ cụ thể để đo việc nắm nghĩa từ của HS

Ví dụ: Lao động trí óc nghĩa là gì? Em hiểu thành ngữ gió chiều nào che chiều ấy là thế nàỏ

Những từ ngữ cần giải nghĩa có thể là những từ có cùng yếu tố cấu tạọ Ví dụ: Phân biệt ngĩa của từ mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ ghẻ, hay nghĩa của các từ ghép: tâm sự, tâm tình, tâm giao, tâm tư là gì?. Những từđó có thể là những từ Hán Việt, ví dụ: Tham quan là gì? Có thể yêu cầu chỉ ra nghĩa cụ thể trong văn cảnh của một từ nhiều nghĩa, ví dụ: Nghĩa của quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi có gì khác so với quả trong quả tim, quảđồi, quảđất.

+ Luyện sử dụng từ cũng là đểđo sự phong phú vốn từ của học sinh

- Yêu cầu học sinh kể ra các từ thuộc một trường liên tưởng nào đó. Ví dụ: kể ra những từ theo chủđề nhà trường, kể ra những từ chỉđức tính tốt của HS.

- Yêu cầu phân loại từ theo nhóm nghĩa và đặt tên cho nhóm.

Ví dụ: Cho một số từ sau: vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp

- Yêu cầu tìm từ lạc ( từ không thuộc nhóm) trong nhóm, ví dụ: Cho các từ: bàn, tủ, ti vi, giường, ghế, tủ lạnh. Hãy gạch bớt hai từ để những từ còn lại tạo thành nhóm khác.

+ Luyện sử dụng từ cũng là đo khả năng sử dụng từ của học sinh gồm các kiểu: điền từ, tạo ngữ, đặt câu, viết đoạn văn, chữa lỗi dùng từ.

- Yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Ví dụ: Chọn tưng bừng hay náo nức điền vào chỗ trống thích hợp: Ai cũng…chờđón ngày lễ; ngoài đường phố không khí rất…, náo nhiệt.

- Yêu cầu học sinh tạo ngữ, tức là nắm các khả năng kết hợp của từ. Ví dụ: Nối náo nức với những từ ngữ có thể kết hợp được: đến trường, học bài, đón tết.

- Yêu cầu HS đặt câu với từ. Ví dụ: Đặt câu với từng từ tả hoạt động của thú rừng: rình, rượt, vồ, quắp

- Yêu cầu HS viết đoạn văn với những từđã chọ Ví dụ: “Em hãy viết bốn câu về người bạn của em, cố gắng sử dụng những từ sau:…”

+ Để bài văn miêu tả được sinh động, gợi hình, gợi cảm thu hút người đọc thì ngôn ngữ miêu tả phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Trước hết, ngôn ngữ miêu tả là phải có tính chính xác

Ngôn ngữ miêu tả chính xác là ngôn ngữ miêu tả sát đúng, cụ thể từng biểu hiện của sự vật, sự việc, con người (ngay cả ý nghĩ, tư tưởng...). Bởi văn học phản ánh cuộc sống một cách chân thực, do đó "văn muốn hay là phải đúng" (Lê Quý Đôn). Tả con mèo thì mắt phải tròn, tiếng kêu “meo meo”, ngủ “lim dim”, đi “nhẹ nhàng”… Tả người thì tùy vào đối tượng đó là ai mà sử dụng ngôn ngữ phù hợp, không thể tả mái tóc, nước da của em bé cũng giống như người lớn được…

Thứ hai, tính hàm súc

Hàm súc nghĩa là súc tích, ngắn gọn hàm chứa nhiều ý nghĩạ Tính hàm súc là khả năng ngôn ngữ có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nhiều ý, ý ở ngoài lời "ý tại ngôn ngoại". Một từ có khả năng gợi được một ý nghĩa lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó. Đây là đặc điểm nổi bật đối với văn miêu tả bởi có thế thì đối tượng cần tả mới nổi bật, gợi cảm.

Xuất phát từ yêu cầu về mặt thông tin của tác phẩm văn học; với tư cách là một văn bản thông tin, bằng một lượng ngôn từ hạn hẹp, phải cung cấp cho người đọc những lượng thông tin lớn nhất, không có độ dư thừạ

Hiện nay, nhu cầu gia tăng thông tin đang đặt ra như một đòi hỏi tất yếu và chính đáng trong thời đại bùng nổ thông tin liên quan đến cả nhịp điệu của cuộc sống hiện đạị Nhu cầu gia tăng thông tin trong ngôn ngữ hay nói cách khác là rút ngắn con đường dẫn đến thông tin là một trong những nhu cầu mới của công chúng văn học ngày hôm naỵ

Thứ ba, tính hình tượng

Ngôn ngữ miêu tả giàu hình tượng là ngôn ngữ giàu hình ảnh, đường nét màu sắc, âm thanh, nhạc điệụ.. có khả năng gây ấn tượng mạnh, tác động sâu xa trong trí tưởng tượng và cảm nhận của người đọc. Tả đêm trăng thì “sáng vằng vặc”, tả con suối thì màu “trắng trong”, chảy “róc rách”…

Tính hình tượng của ngôn ngữ miêu tả không chỉ biểu hiện ở các biện pháp tu từ, các phương thức chuyển nghĩa ( so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, hoán dụ,…) mang tính chất cục bộ bề ngoài mà còn nằm sâu trong bản chất hình tượng của sáng tác. Nó không chỉ miêu tả sự “vận động” và “tác động” của các sự vật, hiện tượng mà còn tái hiện trạng thái tinh thần của toàn bộ sự vật và con người trong những thời khắc nhất định.

Thứ tư, ngôn ngữ phải mang tính truyền cảm

Thông qua hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, nhà văn phải bộc lộ những cung bậc tình cảm khác nhau, có thể là niềm vui hay nỗi buồn, yêu thương hay giận hờn... trước đối tượng mình tả. Từđó mà hướng dẫn nhận thức và thôi thúc hoạt động của con ngườị Hướng dẫn học sinh tả con vật thì phải sử dụng những từ ngữ yêu thương, quý mến như: nhớ, thương, yêu quý... hay tả mẹ thì dùng những từ như: biết ơn, yêu quý, thương yêụ..

Như vậy, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề cần thiết trong dạy học môn văn. Bởi nếu không thì học sinh sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, tùy hứng dẫn đến chất lượng bài văn kém và kéo theo các dạng văn khác các em cũng không thể làm tốt được, bởi văn miêu tả còn được vận dụng trong các dạng văn khác nữa như văn kể chuyện, trần thuật, phát biểu cảm nghĩ, tưởng tượng…

2.3.4. Tăng cường cng c tri thc lí thuyết v câu trong văn miêu t

Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có một đoạn văn hay thì phải có các câu văn haỵ Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ chính xác, câu văn cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc, đường nét, hình khối,...Để câu văn có hình ảnh, các em cần lưu ý sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ,...Các hình thức nghệ thuật này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiềụ

Bản chất của câu là diễn đạt được một ý trọn vẹn. Câu ứng với một kiểu cấu tạo nhất định, một ngữđiệu nhất định ( trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình thức là mởđầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu).

Ví dụ: - Những bông hoa giẻ thơm ngát ấỵ

- Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy được dùng để tặng cô giáọ

Ở câu thứ nhất chưa phải là câu vì diễn đạt ý chưa trọn vẹn, làm người đọc không hiểu câu đó có mục đích gì. Còn ở câu thứ hai là câu vì nó diễn đạt một ý trọn vẹn và người đọc có thể hiếu được mục đích của câu nói đó.

Câu có hai bộ phận chính: chủ ngữ, vị ngữ; bộ phận phụ: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ.

Sử dụng theo mục đích nói gồm có các kiểu câu: Câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu cảm.

- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi ngườị Cuối câu kể thường có dấu chấm.

Ví dụ: Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múạ Đảo có chổ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chái, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời…lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. (Thi Sảnh)

+ Câu cầu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,…của người nói, người viết với người khác [11. Tr 88]. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Ví dụ: Lan nhìn Hà, bảo: Hà hãy đi cùng mình.

Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta! ( Lọ nước thần)

+ Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói [11. Tr 120]. Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật…Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).

Ví dụ: - Chà, con mèo này có bộ lông mới đẹp làm sao! - A! Con mèo này khôn thật!

+ Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết [12. Tr 131]. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).

Ví dụ: Con ăn cơm chưả - Em làm bài tốt chứ? - Mình làm bạn nhé?

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu có thể chia ra thành câu đơn, câu ghép, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ, câu bình thường và câu đặc biệt; câu bình thường và câu rút gọn.

Để phân biệt câu đơn, câu ghép phải căn cứ vào số lượng vế câu có trong câụ Câu ghép là câu có nhiều vế câu nhưng cần lưu ý trường hợp vế câu nọ nằm trong lòng vế câu kia thì cũng không được xem là câu ghép mà phải xếp vào câu đơn.

Giúp HS biết phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn, nên cần chỉ cho HS thấy rõ câu đặc biệt thì không thể khôi phục bộ phận thiếu một cách đơn nhất, còn câu rút gọn nhờ ngữ cảnh xác lập được một khả năng duy nhất cho bộ phận được rút gọn.

Ví dụ: - Lại bắt đầu trở rét. Vòm trời thấp hẳn xuống. Gió bấc rít từng hồi dài Mưa! Mưa!

- Hôm nay trời thế nàỏ Mưạ

Hai câu “Mưa!” trong ví dụ thứ nhất là câu đặc biệt. “ Mưa” trong ví dụ thứ hai là câu rút gọn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 51 -56 )

×