pháp tu từ
2.4.1. So sánh
So sánh là biện pháp tạo hình, khiến sự vật được so sánh trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn và gợi liên tưởng cho người đọc. So sánh có giá trị gợi âm thanh, hình ảnh. Sử dụng so sánh trong bài văn miêu tả còn là cách thức làm đẹp ngôn từ.
Trong văn miêu tả có rất nhiều hình ảnh so sánh, cách so sánh khác nhaụ + Dựa vào mặt ngữ nghĩa ta có thể chia phép so sánh thành các dạng: so sánh bằng A= B, so sánh kém A< B và so sánh hơn A> B.
Ví dụ: - Tớ không to khỏe bằng cậụ (A< B)
- Môi cô ấy đỏ như cánh hồng đẫm sương buổi sớm. (A= B) - Bạn Hoa học giỏi hơn các bạn khác trong lớp. ( A> B)
+ Để giúp HS có khả năng diễn đạt những điều mình muốn bằng những cách so sánh khác nhau, chương trình tiểu học đã cung cấp cho các em các kiểu so sánh khác nhaụ Ví dụ:
+ So sánh sự vật với con người:
- Trẻ em như búp trên cành. - Bà như quả ngọt chín rồị
- Tiếng suối trong như tiếng hát xạ
- Tiếng chim kêu như tiếng xóc của những rổ tiền đồng.
+ So sánh hoạt động với hoạt động:
- Con trâu đen chân đi nhưđập đất - Tàu cau vươn như tay vẫỵ
+ Có khi so sánh quả với vật:
- Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến
+ Người với cây cối:
- Ông lão như cây lim, câysến giữa rừng
+ Vật với cây cối:
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm
+ Loài vật với đồ vật:
- Chú gà trống như một chiếc đồng hồ báothức.
Cũng có khi có những so sánh khác, chẳng hạn “Nước sông xanh biếc như bầu trời mùa thu” hay “Những chú bọ ngựa bé tí như con muỗi, màu xanh cốm.” Có thể thấy sự thành công và sáng tạo của Tô hoài trong việc sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn sau: “Đầu hung dữ như chiếc nắm đấm, chân cứng như hai thanh sắt, tiếng gáy ồồ như nước mưa rào chảy vào vành cống hẹp.” “Hiển hiện trước mắt mọi người một chú gà chọi nhưđược tạc bằng đồng với những đường nét thật là độc đáo, sắc sảọ”
Ví dụ: Miêu tả một chú gà trống. Một em đặt câu: - Chú gà nhà em có bộ lông màu đỏ tíạ
Giáo viên có thể cho các em nhận xét: Câu văn đã đủ chủ ngữ, vị ngữ, đã rõ nghĩạ Sau đó đặt câu hỏi: Em nào đặt câu khác hay hơn để miêu tả bộ lông của chú gà trống? - Học sinh có thểđặt câu:
- Chú trống choai thật oai vệ, chú khoác trên mình bộ lông màu đỏ tía, chen lẫn màu vàng sẫm như một chiếc áo sặc sỡ của những chàng công tử.
Em khác lại có thể so sánh ngắn gọn hơn:
- Chú khoác trên mình một bộ lễ phục màu tía rực rỡ như một võ tướng. Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, nhưng những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên
thì hiệu quả khác hẳn, ta cảm thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc người nghẹ Chẳng hạn có thểđọc cho các em nghe: Trăng hồng như quả chín Lững lơ lên trước nhà. Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trờị
( Trăng ơị..từđâu đến – Trần Đăng Khoa- TV 4/2) Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
Cây dừa- Trần Đăng Khoa- TV2/2)
Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói
( Con chim chiền chiện- Huy Cận- TV4/ 2)
Mặt trời xuống biển như hònlửa Sóng đã cài then đêm sập cửạ
( Đoàn thuyến đánh cá-Huy Cận- TV4/2)
- Trong những giờ học vẽ, cùng với hộp màu, cái bút chì, chiếc tẩy thì cái thước kẻđúng là “chiếc đũa thần”.
- Sợi bông trong quảđầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nởđều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cườị, trắng loá. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mớị
Khi đọc cho học sinh những câu văn, câu thơ như vậy, đầu tiên giáo viên cho các em thảo luận và phát hiện các biện pháp nghệ thuật được các tác giả sử dụng, sau đó cho các em nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó, có thể phân tích để các em hiểu cái hay cái đẹp trong từng câu văn, câu thơ. Làm như vậy, dần dần nhiều ngày tích luỹ lại các em sẽ có vốn từ phong phú và sẽ học được cách miêu tả sinh động của các tác giả, biết vận dụng khi làm văn.
2.4.2. Nhân hoá
Nhân hóa là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú các sự vật, hiện tượng. Làm cho những đối tượng này không phải là người nhưng lại mang dấu hiệu, thuộc tính của con ngườị Nhân hoá là con đường thú vị nhất, ngắn nhất đưa những vấn đề trừu tượng đến với nhận thức của con ngườị Khi sử dụng nhân hoá, người viết thả sức vùng vẫy, lựa chọn ngôn từ để làm tăng sự uyển chuyển, mềm mại khi diễn đạt.
Ví dụ: Khi tả hình dáng bên ngoài của chào mào, nhà văn Tô hoài viết: “Mắt, mỏ Chào Mào nhâng nháo, phởn phơ. Đứng đâu cũng nhún nhảy làm điệụ Đã thếđỉnh đầu lại chênh vênh đội lệch cái mũ nhung đen nháỵ”.
Hay khi đi sâu tả nội tâm, tính nết của từng con bò, nhà văn Hồ Phương đã viết như sau “Con Ba Bớp phàm ăn tục uống nhất…Con Hoa hùng hục ăn. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ…,cu Tũn dở hơi chốc chốc lại ăn tranh mảng cỏ của mẹ, chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó.”
Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may
( Dòng sông mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo, TV lớp 4/2)
Ở đây dưới ngòi bút tài tình của tác giả thì dòng sông cũng điệu như là con người, cũng biết mặc áọ Như vậy câu thơ của tác giả thật sinh động và lí thú.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng- Hồ Chí Minh, TV lớp 4/2)
Trăng của Bác cũng biết nhòm, biết ngắm như là con người vậỵ Câu thơ của Bác dểđi vào lòng người đọc và mang ấn tượng sâu sắc là bởi chổđó.
- Cổng trường dang tay đón các bạn nhỏ.
- Bông hoa duyên dáng tươi cười trong nắng sớm
- Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá. - Những chị gió nhón chân đi nhè nhẹ trên mặt hồ nước.
Khi đọc cho học sinh những câu văn, câu thơ như vậy, giáo viên cũng cho các em thảo luận và phát hiện các biện pháp nghệ thuật được các tác giả sử dụng. Sau đó cho các em nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó, có thể phân tích để các em hiểu cái hay cái đẹp trong từng câu văn, câu thơ. Làm như vậy, dần dần nhiều ngày tích luỹ lại các em sẽ có vốn từ phong phú và sẽ học được cách miêu tả sinh động của các tác giả, biết vận dụng khi làm văn nhưở nghệ thuật so sánh.
+ Các hình thức nhân hóa a) Nhân hóa để tả hình dáng
VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai b) Nhân hóa để tả hoạt động
VD : Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, SGK- TV lớp 5/1)
c) Nhân hóa để tả tâm trạng
VD : Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
d) Nhân hóa để tả tính cách VD :
Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
( Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo, SGK TV lớp 4/2)
Nhân hóa giúp học sinh thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế, làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên từđó trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh. Như vậy, nhân hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc biểu đạt đặc điểm, thuộc tính của đối tượng miêu tả. Chúng tạo nên bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng ngôn ngữ trong miêu tả. Cần hướng dẫn và khuyến khích HS có thói quen sử dụng trong viết văn miêu tả.
2.4.3. Điệp từ, điệp ngữ
Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn.
- Các hình thức điệp ngữ
+ Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
VD: Trong bài thơ “Tre Việt Nam” Mai sau
Mai sau Mai sau
Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh (SGK-TV lớp 5/1)
Cụm từ “Mai sau” được lặp lại ba lần. Việc lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh sự xanh tươi, vững chải, kiên trì, bền bỉ và thủy chung của tre mãi mãi theo năm tháng. + Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liên kết VD: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát.... Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa, TV5/1)
Việc lặp lại nhiều lần từ “có” trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạọ Và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạđược cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bom.
+ Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định
VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực...
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ởđây là nhiều vô kể...
2.4.4. Ẩn dụ (còn gọi là ví ngầm)
Ẩn dụ là hình thức chuyển nghĩa mà trong văn cảnh, nghĩa đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm. Để có được một ẩn dụ thì phải có một giả thiết ngầm về nét tương đồng nào đó giữa hai sự vật. Khác với so sánh, trong ẩn dụ chỉ có một vếđược nhắc tới, vế còn lại đòi hỏi người đọc phải hiểu ngầm.
- Ẩn dụ ngôn ngữ: Là hình thức chuyển đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác.
Ví dụ: cổ chai, chân bàn, chân ghế, lá phổi, tay quay,…
- Ẩn dụ nghệ thuật: Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mỹ ( không chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con ngườị
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
( Ca dao)
Con cò - ẩn dụ chỉ người nông dân. Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ, bởi vì có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn. Từ hình ảnh cò lặn lội kiếm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng nhân dân ta đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ.
Thuyền về có nhớbến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. ( Ca dao)
Thuyền và bến là hai sự vật gắn bó với nhau được ví ngầm với tình yêu, nỗi nhớ và sự thủy chung của đôi trai gái yêu nhaụ Nhưng ởđây, vế đem ra so sánh là
người con gái và người con trai bị tỉnh lược. Tình yêu chung thủy được biểu đạt một cách kín đáo, tế nhị và gợi cho người đọc một hình ảnh thật sinh động, độc đáọ
Ẩn dụ thường kín đáo, súc tích, giúp cho cách diễn đạt thêm sâu sắc và tinh tế, đem lại cho người đọc một tình cảm. Ẩn dụ không chỉđược dùng trong văn chương mà còn dùng nhiều trong đời sống hằng ngày, làm cho ngôn ngữ trong quan hệ giao tiếp thêm ý nhị và giàu hình ảnh hơn.
2.4.5. Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
( Hoàng Trung Thông)
- Cách dùng từ như vậy gợi hình ảnh cụ thể, giàu hình ảnh
- Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ởđây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi caọ ( Ca dao) - Cách dùng từ gợi cảm
- Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ởđây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữạ
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thànhđứng lên. ( Tố Hữu- Ngữ văn 6, tập 2)
- Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân
- Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị
- Cách dùng từ như vậy ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm xúc cho câu thơ, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể Ví dụ: Đó là tay vợt cừ khôi của lớp tôi - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Ví dụ: Vì saỏ Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu – Ngữ văn 6, tập 2)
Trái Đất: chỉ những người sống trên trái đất- nhân loại nói chung - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Tố Hữu- Ngữ văn 6, tập 2)
Áo chàm: chỉ người Việt Bắc
- Lấy cái cụ thểđể gọi cái trừu tượng Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng ngườị
( Hồ Chí Minh)
Mười năm: chỉ thời gian trước mắt; trăm năm: chỉ thời gian lâu dài
+ Mục đích và tác dụng của hoán dụ:
Mục đích của hoán dụ là nhấn mạnh vào một dấu hiệu, một thuộc tính nào đó của đối tượng được nói đến: dấu hiệu hoặc thuộc tính này được dùng làm cái đại diện, cái thay thế cho đối tượng.
Về mặt hình thức, hoán dụ giống ẩn dụ chỉ có một vế ( vế biểu hiện), còn vế kia (vếđược biểu hiện) bị che lấp đị Nhưng trong khi ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật, thì hoán dụ biểu hiện mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện. Như vậy, xét về mặt nội dung, cơ sởđể hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.
Nhờđược xây dựng trên mối quan hệ khách quan có thực giữa các đối tượng, cho nên hoán dụ có khả năng khắc họa đặc điểm của đối tượng định nói đến. Nhấn mạnh đặc điểm nào, khắc họa đặc điểm nào của đối tượng định nói là tùy thuộc vào
năng lực phát hiện và ý định chủ quan của người nóị Nói cách khác, tài năng của người nói thể hiện ở chổ biết phát ra mối quan hệ khách quan có thực một cách chính xác, tiêu biểu và bất ngờ với mọi ngườị Những hoán dụ tốt, làm đọng lại