Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 30 - 33)

Quan sát là nhìn, là xem xét, nhận biết một vật, một người, một cảnh…nào đó để phát hiện ra những nét khác biệt của đối tượng, nét đặc trưng riêng chỉ đối tượng mới có. Việc quan sát không phải chỉ bằng mắt, mà còn bằng tai, bằng mũi, bằng lưỡi, bằng tất cả sự cảm nhận tinh tế khác của người viết.

Với những đối tượng miêu tả khác nhau, việc quan sát cũng có những sự khác nhaụ Vì thế khi quan sát cần chú ý:

- Lựa chọn thời điểm quan sát sao cho thích hợp với từng đối tượng miêu tả. - Lựa chọn góc độ không gian để sao có thể quan sát được đối tượng một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất mọi phẩm chất của đối tượng.

- Lựa chọn những chi tiết quan sát sao cho phù hợp với đặc trưng bản chất cũng như những nét riêng của đối tượng miêu tả.

Quan sát, mắt cho ta cảm giác về màu sắc (xanh, đỏ, vàng, ...), hình dạng (cây cao, thấp, cái bàn hình vuông, hình chữ nhật...), hoạt động (con gà trống khi đi cổ thường nghều cao, con ngan bước đi chậm chạp, lạch bạch...), dùng tay sờ vỏ bưởi thấy thế nàỏ... Dạy học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật.

Quan sát làm bài văn miêu tả, cần tìm ra những đặc điểm riêng của từng đồ vật, con vật, cây cối và bỏ qua những đặc điểm chung. Dạy quan sát cái bút chì của em . Giáo viên hướng dẫn học sinh không chỉ nhận xét màu sắc của vỏ bút chì, cần nhận ra những dòng chữ in trên vỏ, các đặc điểm khác của vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có.

+ Nguyên tắc quan sát:

-Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới , hay ngoài vào trong hoặc ngược lại ...

-Trình tự thời gian:

Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, tháng này sang tháng khác, tuần này sang tuần khác, ngày này sang ngày khác…

- Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân (hứng thú hay khó chịu, yêu hay gét…) thì quan sát trước, các bộ phận khác quan sát sau…

+ Phương pháp quan sát:

Cần hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều giác quan để quan sát, biết phối hợp với các giác quan:

- Mắt nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật. - Tai nhận ra âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc. - Mũi nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm. - Vị giác xúc và xúc giác, quan sát cảm nhận.

Khi hướng dẫn học sinh quan sát một cánh đồng lúa chín. Ngoài mắt ra cần biết huy động cả mũi (để phát hiện ra mùi hương lúa chín, mùi đất, mùi rơm ...), cả tai (để nghe, thu nhận những âm thanh như tiếng chim hót, tiếng gió rì rào, ...) rồi

cảnh tấp nập ở đường phố, ở thôn xóm, một trận thi đấu thể thao ở địa phương…ngoài mắt ra cần huy động cả mũi, tai, tay…để ngửi, để nghe, để sờ…

+ Quan sát tỉ mỉ nhiều lần

Muốn tìm ra ý của đoạn văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa, nhìn lướt qua nó không tìm ra ý hay cho bài văn.

- Thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại:

Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hướng dẫn các em trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể, ngôn ngữ chính xác gợi hình ảnh.

Đối với học sinh còn nhiều bỡ ngỡ trong công việc này cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ một vài lần. Đối với các em nên tách một số giác quan quan trọng, cần thiết cho việc quan sát cảnh, vật, người mà đầu bài yêu cầu và hướng dẫn các em tập vận dụng các giác quan đó. Trình tự tiến hành là: nêu lên giác quan cần vận dụng (em hãy dùng mắt để quan sát chiếc cặp. Em hãy lắng tai nghe những tiếng động trên đường phố và nêu lên các nhận xét…). Em hãy xoa tay lên mặt cặp, sờ vào các bộ phận khác của cặp và nêu nhận xét. Gợi ý từ ngữ cần dùng để ghi chép các nhận xét (ví dụ: nên dùng từ gì để ghi màu sắc cây cối hai bên đường?...).

Ở mức độ cao hơn giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào trọng tâm cảnh vật, con ngườị.. và rèn luyện sự tinh tế khi quan sát. Đó là sự phát hiện ra những đặc điểm ít người nhận thấỵ Nằm trong nhà, nghe tiếng lá rụng ngoài thềm, Trần Đăng Khoa lên mười tuổi phát hiện “tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng”.

Với những yêu cầu của đề thì bài văn phải viết những cái gì? Cần hướng dẫn cho HS hiểu các từ ngữ trong khi tìm hiểu về cách viết văn trong mỗi tiết học:

*Lưu ý:

Cần có câu hỏi theo trình tựđể HD HS quan sát HS tập quan sát thực tếđối tượng.

Yêu cầu của câu hỏi gợi mở:

Câu hỏi cần theo trình tự dàn bài chung.

Câu hỏi càng tinh tế, càng chon lọc, tỉ mỉ thì càng phát huy khả năng quan sát của các em. (Từđó rèn cho HS kĩ năng, kĩ xảo quan sát tỉ mỉ, tinh tế.)

+ Phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật, và người

+ Sự quan sát của học sinh được hướng dẫn bằng các câu gợi ý. - Quan sát gắn với ghi chép là chính.

Quan sát gắn liền tưởng tượng, so sánh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)