Tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về đoạn trong văn miêu tả

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 58 - 62)

SGK Tiếng Việt 4 định nghĩa đoạn văn như sau: “ Mỗi đoạn văn miêu tả nội dung nhất định. Khi viết, hết mỗi đoạn cần xuống dòng.” [11. Tr 53]

Trong cuốn Tiếng Việt thực hành do tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên thì “ Đoạn văn là đơn vị cơ sởđể tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản. Đoạn văn có thể dài, ngắn khác nhau; nó có thể chiếm cả trang viết với vài chục câu nhưng có thể chỉ gồm vài ba câu, cá biệt có thể chỉ gồm một câụ Số lượng câu trong đoạn văn thực sự không quan trọng lắm, tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thểđoạn văn cũng phải có được độ dài nhất định để đảm bảo phát triển ý đầy đủ.” [ 23. Tr 68]

Theo quan điểm của tác giả Lê Phương Nga trong Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học thì: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ, thể hiện một cách tương đối trọn ven về một tiểu chủđề. Nó có một cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm xuống dòng và bắt đầu bằng chữ cái hoa viết thụt đầu dòng.”

Đoạn văn diễn dịch: Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở vị trí đầu đoạn, các câu triển khai cụ thể hóa cho câu chủđề.

Ví dụ: Mẹ là người phụ nữ rất đảm đang. Sáng sớm khi mọi người đang ngủ, mẹ dậy sớm chuẩn bị bửa sáng cho cả nhà. Khi mặt trời ửng hồng, mẹ lại tay liềm, tay cuốc ra đồng. Em thấy thương mẹ quá. Một tay mẹ lo biết bao nhiêu là việc trong gia đình. Có tay mẹ mà nhà cửa sạch mát, ngoài vườn luống rau xanh tốt. Mỗi khi đi ngủ, mẹ vén mà, đắp chăn rồi kể chuyện cổ tích cho em nghẹ Em lạc vào thế giới thần tiên và thiếp đi lúc nào không biết.

Đoạn văn quy nạp: Là đoạn văn có cấu trúc ngược lại với đoạn văn diễn dịch. Các câu diễn đạt ý cụ thể đứng trước, câu chủ đềđứng ở cuối đoạn đúc kết lại nội dung của các câu đã trình bày trước nó.

Ví dụ: Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụạ Những cách hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Hoa mai mới đẹp làm sao!

Đoạn văn song song: Các câu trong đoạn đều có tầm quan trọng như nhau trong việc biểu đạt nội dung của toàn đoạn. Không câu nào mang ý chính và có thể khái quát được các câu khác. Loại đoạn văn này không có câu chủđề.

Ví dụ: Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ maỵ Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.

(SGKTV lớp 4, tập 2,tr.31)

Đoạn văn móc xích: Đoạn móc xích không có câu chủ đề. Trong đoạn văn, các câu được viết nối tiếp với nhau theo kiểu chuỗi xích: ý câu sau nối tiếp, phát triển ý câu trước và cứ thế nối tiếp nhau đến hết đoạn. Cách trình bày nội dung theo cách móc xích này thường tạo ra sự chặt chẽ, logic, liên tục giữa các ý. Tuy nhiên loại đoạn văn này chỉ thích hợp với những đoạn văn ngắn.

Ví dụ: Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền thống được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thờị Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đạị

(SKG TV lớp 5, tập 2, tr.122) Ý của câu 1 giới thiệu sự ra đời của chiếc áo dài tân thời, lặp lại cụm từ chiếc áo dài tân thời ở câu 2 nhằm làm tiền đề xuất phát cho việc giới thiệu đặc điểm chiếc áo dài tân thờị

Đoạn văn tối giản: Là đoạn văn chi có một câụ

Ví dụ: Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước tạ (SGKTV lớp 4 tập 2, tr.103)

Đoạn văn tổng hợp: Là loại đoạn văn phối hợp cấu trúc diễn dịch và cấu trúc quy nạp. Ứng với cấu trúc này, đoạn văn có câu chủđề kép: Câu chủđề đầu và câu chủ đề cuối đoạn. Câu chủ đề cuối đoạn là kết quả suy diễn từ câu chủ đề đầu và các câu triển khai giữa đoạn.

Ví dụ: Mẹ là người phụ nữ rất đảm đang. Sáng sớm khi mọi người đang ngủ, mẹ dậy sớm chuẩn bị bửa sáng cho cả nhà. Khi mặt trời ửng hồng, mẹ lại tay liềm,

trong gia đình. Có tay mẹ mà nhà cửa sạch mát, ngoài vườn luống rau xanh tốt. Mỗi khi đi ngủ, mẹ vén mà, đắp chăn rồi kể chuyện cổ tích cho em nghẹ Em lạc vào thế giới thần tiên và thiếp đi lúc nào không biết. Mẹ là người phụ nữ rất tuyệt vờị

- Giúp học sinh có hiểu biết rộng hơn vềđoạn mở bài, kết bài - Yêu cầu về mở bài và kết bài

a) Mở bài :

Tục ngữ có câu : “ Vạn sự khởi đầu nan”

Bước mởđầu tốt là đã thành công một nửạ Công việc là vậy, làm văn cũng vậỵ Mở bài là một phần quan trọng trong cấu trúc bài văn, là đoạn mởđầu trong một sự tương quan với bộ phận chủ thể ( thân bài) và bộ phận kết bài của bài văn. Nó có thể là một câu, cũng có thể là một đoạn. Mở bài hay - dở sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự biểu đạt của chủđề, sự thành bại của bài viết và cả hiệu quả trình bày, khiến độc giả khi tiếp xúc với cả bài văn sẽ có được cái cảm hứng thực tình. Chính vì thế, phần mở bài cần phải đề cập tới chủđề của đề bàị Phải tạo được sự mới mẻ, lí thú hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh và quyến rũ người đọc.

Ví dụ : Tả cái bàn học của em

Cho học sinh xác định yêu cầu đề bàị

+ Đề bài thuộc thể loại gì? (Văn miêu tả : tảđồ vật) .

+ Đồ vật đó là cái gì ? ( Cái bàn học). Giúp học sinh biết “cái bàn học” là chủđề của đề bài và khi viết mở bài cần phải giới thiệu về “cái bàn học”.

+ Cái bàn đó do đâu mà có? Có từ bao giờ?

Ví dụ: cái bàn do bố mua đầu năm học hoặc cái bàn là phần thưởng của bà dành cho em cuối năm học lớp Ba, ...

- Hướng dẫn học sinh diễn đạt thành các câu văn mạch lạc, đầy đủ ý để gây sự chú ý cao cho người đọc và nhắc các em không được viết theo cách trả lời các câu hỏi như gợi ý.

Ví dụ: Trong nhà em có rất nhiểu cái bàn song em thích nhất là cái bàn học đặt trong phòng em. Đó là phần thưởng của bà ngoại tặng cho em cuối năm học lớp Haị Không nên diễn đạt là: Nhà em có một cái bàn. Cái bàn này do bà em mua, mua đầu năm học.

+ Theo quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới bậc Tiểu học, có hai cách mở bài :

Ví dụ : Tả một cây bóng mát mà em thích “ Trường em có nhiều cây bóng mát nhưng em thích nhất là cây bàng” .

- Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể hoặc tả.

Ví dụ : Tả một cây hoa mà em thích. “Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý.”

b) Kết bài :

Một bài văn nếu chỉ có mở bài hay và thân bài phong phú, hấp dẫn không thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải có kết bài đẹp. Kết bài viết hay sẽ có tác dụng làm sâu sắc chủđề, tạo nên dư âm dư vị cho cả bài viết. Kết bài không đơn thuần chỉ là một đoạn cuối của bài văn, nó còn là bộ phận kết thúc trong một tương quan chủ thể (thân bài) và mở bài của bài văn. Kết bài có thể là một câu, cũng có thể là một đoạn tự nhiên. Vậy trong đoạn kết bài cần đạt các yêu cầu sau :

- Một là, phải hoàn thành chủ đề. Nghĩa là kết bài phải tỏ rõ ý tưởng của người viết muốn gửi gắm đến người đọc.

- Hai là, phải để lại dư vị cho người đọc. Nghĩa là sau khi đọc xong bài văn, kết bài đó phải khiến cho người đọc, người nghe bao vấn vương, suy tư, sự nuối tiếc và tưởng chừng tất cả vẫn còn ở trước mắt.

Ví dụ : Khi cho học sinh tả về cây em yêu thích nhất.

Kết bài: Em rất yêu quý cây cam vì nó là một kỉ niệm của ông đã để lại cho con cháụ Khi lớn lên em sẽ nhớ lại những hồi ức này và nó sẽở mãi trong lòng em.

+ Kết bài : gồm có hai cách

- Kết bài không mở rộng : nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của người viết đối với đối tượng được tả (bài văn miêu tả ).

- Kết bài mở rộng : Từ đối tượng được tả suy rộng ra các vấn đề khác ( bài văn miêu tả )

Ví dụ : Tả cây bàng ở sân trường em

+ Kết bài mở rộng: Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơấu bên gốc bàng thân thuộc của em.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)