0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về từ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 45 -47 )

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu để tạo câu, xây dựng lời nói [20. Tr 29].

Cũng có thể định nghĩa: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ

âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu [20. Tr 29].

Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái,

Tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về từ nhằm cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ, làm giàu vốn từ cho học sinh.

Nội dung các vấn đề lí thuyết về từ không vượt ra ngoài các bài lí thuyết về từở lớp 5: Từđơn, từ ghép, từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ nhiều nghĩa, từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩạ

Về mặt lí thuyết, để phân loại, nhận diện từ theo cấu tạo, phải nắm chắc các kiến thức sau: Xét về cấu tạo, dựa vào số lượng tiếng, người ta chia từ ra thành từ có một tiếng ( từđơn) và nhóm từ có hai tiếng trở lên ( từđa âm). Để tiếp tục phân loại nhóm từ đa âm, phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng ở trong từ: nếu các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa thì đó là từ ghép, nếu các tiếng trong từ chỉ có quan hệ về âm ( có một bộ phận âm đầu, vần hay cả khuôn, tiếng ( âm đầu và vần), cả tiếng giống nhau) thì đó là từ láỵ

+ Từ láy là từ gồm hai tiếng trở lên được ghép lại với nhau theo một quan hệ ngữ âm nhất định. [ 20. Tr 31]. Các âm tiết có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, hoặc giống nhau ở phụ âm đầu ( chắc chắn, làm lụng, bàn bạc…) hoặc giống nhau ở vần (bối rối, lì xì, lừđừ,…) hoặc có những âm tiết giống nhau hoàn toàn ( chuồn chuồn, xanh xanh,…). Các âm tiết trong từ láy thường có những thanh điệu tương xứng với nhau: các thanh ngang, thanh sắc, thanh hỏi, và các thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng thường đi đôi với nhaụ Ví dụ: lo lắng, chim chóc, bé bỏng,Về mặt ý nghĩa, từ láy có giá trị gợi cảm, có tính cụ thể, sinh động. Khi vận dụng làm văn, bài văn sẽ tăng sức biểu cảm hơn.

- Giá trị đặc sắc của từ láy là lớp từ tượng hình ( thướt tha, uyển chuyển, mềm mại,…), tượng thanh (líu lo, róc rách, lộp cộp,…)

+ Các loại từ láy

- Láy đôi: Loại láy đôi được chia làm hai kiểu: láy hoàn toàn (xa xa, oang oang, rầm rầm,…) và láy bộ phận. Láy bộ phận có láy vần ( lèm bèm, lờ đờ, líu ríu,…), láy âm đầu ( vội vã, dễ dãi, rầu rĩ, náo nức,…).

- Láy ba: Từ láy ba trong tiếng Việt không nhiều lắm ( khít khìn khịt, tẻo tèo teo, cuống cuồng cuồng,…)

- Láy bốn: Hình thức láy bốn thường được xây dựng trên cơ sở láy đôi ( hớt hơ hớt hải, hì hà hì hục, vội vội vàng vàng, lơ thơ lẩn thẩn,…)

+ Từ ghép gồm hai tiếng trở lên được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng lại với nhau theo một quan hệ ngữ nghĩa nhất định. [20. Tr 30]. Từ ghép là một khối vững chắc về ngữ âm và ngữ nghĩạ Số lượng các tiếng thường không thể thêm bớt. Khi đọc các tiếng phải đọc liền mạch.

Từ ghép có thể chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập là những từ cấu tạo bằng hai thành tố có vai trò ngang hàng với nhau [ 21. Tr 11]. ( đẹp tươi, nhà cửa, ăn ở,…). Từ ghép chính phụ là những từ cấu tạo bằng hai thành tố không có vai trò ngang nhau, một thành tố giữ vai trò chính, một thành tố đóng vai trò phụ, bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính [21. Tr 11]. (áo dài, nhà máy, cà chua,…)

Văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bàị Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là đã cung cấp cho các em một số vốn từ nhất định, trong đó bao gồm những từ phổ thông, từđịa phương, từđồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ cùng trường nghĩa, từ hình tượng, từ giàu màu sắc biểu cảm.

Ví dụ:

Từ phổ thông: Cha mẹ, đâu, sân, bát… Từđịa phương: ba, bọ, mạ, mô tê, cươi, đọi

Từđồng nghĩa: Chết, toi mạng, qua đời, hi sinh, quy tiên, xuống suối vàng, về với tổ tiên,…

Từ hình tượng: lom khom, vắt vẻo, chênh vênh,…

Giáo viên đọc cho học sinh nghe những bài văn, đoạn văn tả cảnh hay trong sách những bài văn hay, báo…

Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức khác nhau: + Quan sát vật thật: cái cặp, bàn học, cây viết máy,… + Quan sát tranh ảnh: nón lá, tranh cây gạo,…

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 45 -47 )

×