Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn– hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 74)

a)Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012

Tìm lời giải cho hữu hiệu cho “bài toán” nợ xấu là vấn đề đặt ra không chỉ với nền kinh tế Việt Nam hiện nay mà còn là thách thức của toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ.

Để xử lý hiệu quả nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại, việc đƣa ra biện pháp kiên quyết, phù hợp từ Nhà nƣớc và chính bản thân các ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết. Do chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, thua lỗ. Hệ quả là nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) không ngừng tăng lên, trở thành “điểm nghẽn” của nền kinh tế đất nƣớc, cản trở sự lƣu thông dòng vốn tín dụng. Phải có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể.

Bảng 4.19: Nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng SHB qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch so sánh 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 515 703 1.485 188 36,50 792 112,68 Thƣơng mại 984 2.828 5.948 1.844 187,40 3.120 110,33 Xây dựng 146 137 472 (9) (6,16) 335 244,28 Khác - - - - - - - Tổng 1.645 3.668 7.19 2.023 122,98 4.247 115,79

(Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Cần Thơ)

Nông nghiệp

Nợ xấu trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 nợ xấu tăng 36,50% so với năm 2010. Sang năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn trong ngành này tiếp tục tăng mạnh lên tới 112,68% so với năm 2011. Do tình trạng nông sản thất mùa, hoặc đƣợc mùa mất giá, tình trạng trái cây Trung quốc tràn vào Việt Nam, đồng thời các mặt hàng nông sản không tìm đƣợc đầu ra, xuất khẩu bị ngƣng lại ở các thị trƣờng Mỹ, Trung Quốc làm cho nông dân chƣa có khả năng trả nợ nên làm cho việc thu hồi nợ khó khăn dẫn đến nợ xấu tăng làm kém hiệu quả trong hoạt động cho vay tín dụng.

Thương mại

Nợ xấu trung và dài hạn trong lĩnh vực thƣơng mại tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 nợ xấu trong lĩnh vực này tăng rất cao, tƣơng ứng tăng 187,40 % so với năm 2010. Sang năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn trong ngành này tiếp tục tăng mạnh, tƣơng ứng tăng 110,33%. Do các khoản vay đều có chi phí vốn vay lớn, thậm chí quá lớn, trong khi doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc dẫn đến mất cân bằng về tài chính. Nhiều doanh nghiệp trong ngành thƣơng mại tổng lãi vay phải trả lớn gấp nhiều lần quỹ tiền lƣơng, tỷ lệ sinh lời của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay, hiệu quả kinh doanh thấp, tài chính kém lành mạnh, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh hạn chế, trong khi phải đối diện với những khó khăn lớn của kinh tế trong, ngoài nƣớc đó là sức mua kém, tồn kho lớn, doanh thu giảm sút, DN không có nguồn để trả nợ cả gốc và lãi. Các khoản vay ngân hàng vì thế mà trở thành nợ xấu là lẽ đƣơng nhiên..

Xây dựng

Nợ xấu trung và dài hạn trong lĩnh vực xây dựng biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 nợ xấu có giảm nhƣng tốc độ giảm rất thấp chỉ 6,16 % so với năm 2010. Sang năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn trong ngành này tăng mạnh lên tới 244,28% so với năm 2011. Nợ đọng trong xây dựng tại địa phƣơng kéo dài từ nhiều năm nay, gây ra những hậu quả xấu cho doanh nghiệp và cả Ngân hàng. Nhanh chóng giải quyết dứt điểm nợ đọng trong ngành chính là biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cũng nhƣ góp phần xử lý nợ xấu, bảo đảm tăng trƣởng lợi nhuận.

b)Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Để xử lý hiệu quả nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại, việc đƣa ra biện pháp kiên quyết, phù hợp từ Nhà nƣớc và chính bản thân các ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết. Do chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thua lỗ.

Bảng 4.20: Nợ xấu trung và dài hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng SHB 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 Chênh lệch so sánh Số tiền % Nông nghiệp 1.354 767 (586) (43,31) Thƣơng mại 6.284 4.002 (2.281) (36,31) Xây dựng 278 335 58 20,79 Khác - - - - Tổng 7.915 5.105 (2.810) (35,5)

(Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Cần Thơ)

Nông nghiệp

Nợ xấu trung và dài hạn trong ngành này trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2012. Do có những chính sách hỗ trợ và phát triển nông nghiệp trong năm 2012 nên vấn đề nợ xấu trong Ngân đã đƣợc xử lý tốt hơn. Các nhóm nợ xấu đƣợc cơ cấu lại. Xử lý nợ xấu trở thành mục tiêu quan trọng trong năm 2013 của Ngân hàng SHB.

Thương mại

Nợ xấu trung và dài hạn trong ngành này trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2012. Tuy nhiên trong năm 2013 Ngân hàng kiên

quyết xử lý nợ xấu, tình hình kinh doanh sản xuất dẩn trở lại ổn định nên nợ xấu đã giảm so với cùng kì năm trƣớc.

Xây dựng

Nợ xấu trung và dài hạn trong ngành này trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2012. Trong lĩnh vực xây dựng bất động sản ngân hàng cho vay 60% giá trị dự án, nhƣng ngay từ khi xác định giá trị tài sản lại nâng cao hơn giá trị thực của nó ”có một đồng thổi thành hai đồng”, do vậy mặc dù thanh lý toàn bộ tài sản đảm bảo cũng không thu hồi đƣợc nợ, ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả thu hồi nợ thông qua tài sản đảm bảo. Do đó Ngân hàng cần thu hồi nợ, cơ cấu lại các khoản nợ và thẩm định cho vay tốt hơn.

4.4.4.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng

a)Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2010-2012

Cá nhân, hộ gia đình:

Nợ xấu trung và dài hạn đối với cá nhân, hộ gia đình tăng đều qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của khoản mục này tăng rất mạnh lên tới 141,41% so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng mạnh, tƣơng ứng tăng 231,17% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do Ngân hàng mở rộng qui mô tín dụng đối với đối tƣợng khách hàng này nên việc nợ xấu gia tăng là không tránh khỏi. Khi các thành phần trong nền kinh tế gặp khó khăn thì đối tƣợng này bị ảnh hƣởng trực tiếp do nó việc thu hồi nợ rất khó khăn. Tuy nhiên gần đây, việc thu hồi nợ của cán bộ tín dụng khi món nợ đến hạn chƣa đƣợc thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó là thiện chí trả nợ của khách hàng, một phần là để giảm bớt gánh nặng về lãi suất, một phần là tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng về sau.

Bảng 4.21: Nợ xấu trung và dài hạn theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng SHB qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch so sánh 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 198 478 1.583 280 141,41 1.105 231,17 Công ty CP, TNHH 1.119 2.679 5.541 1.560 139,41 2.862 106,81 DNTN 278 511 792 233 83,81 2.1 54,89 Tổng 1,595 3.668 7.915 2.073 129.97 4.247 115,79

Công ty CP, TNHH

Nợ xấu trung và dài hạn đối với công ty CP, TNHH đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của khoản mục này tăng 139,41% so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng 106,81% so với năm 2011. Nguyên nhân xuất phát từ sự làm ăn thua lỗ của các Công ty CP, TNHH nợ xấu ngân hàng chiếm phần lớn là nợ của các Công ty CP, TNHH do đây là nhóm có nhiều thuận lợi trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dƣ nợ tín dụng của toàn thể nền kinh tế. Chi phí vốn vay lớn, thậm chí quá lớn, trong khi doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc dẫn đến mất cân bằng về tài chính. Nhiều đơn vị tổng lãi vay phải trả lớn gấp nhiều lần quỹ tiền lƣơng, tỷ lệ sinh lời của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay, hiệu quả kinh doanh thấp, tài chính kém lành mạnh, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh hạn chế, trong khi phải đối diện với những khó khăn lớn của kinh tế trong, ngoài nƣớc đó là sức mua kém, tồn kho lớn, doanh thu giảm sút, công ty không có nguồn để trả nợ cả gốc và lãi. Các khoản vay ngân hàng vì thế mà trở thành nợ xấu là lẽ đƣơng nhiên.

DNTN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ xấu trung và dài hạn đối với DNTN tăng đều qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của khoản mục này tăng cao nhất tƣơng ứng tăng 83,81% so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng so với năm 2011. Phần nợ xấu lớn thứ hai là xuất phát từ một số DN tƣ nhân lớn, trong đó tập trung chủ yếu là các khoản vay đầu tƣ bất động sản (BĐS), chứng khoán, đầu tƣ ngoài ngành... nhiều công ty dùng nợ ngắn hạn đầu tƣ dài hạn. Khi đang gặp khó khăn về vốn, việc DN lấy vay ngắn hạn cho đầu tƣ dài hạn là khá phổ biến, việc sử dụng vốn sai nguyên tắc (dùng vốn ngắn hạn đầu tƣ dài hạn) là con đƣờng ngắn nhất dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu cho DN và hệ thống ngân hàng, nhiều công ty dùng vốn vay đầu tƣ ra ngoài ngành, đặc biệt vào BĐS. Trong bối cảnh thị trƣờng BĐS vừa đóng băng, vừa suy giảm, thì đây là nguy cơ vừa làm mất vốn, vừa làm mất khả năng thanh toán của DN.

b)Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Cá nhân, hộ gia đình:

Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn đối cá nhân, hộ gia đình giảm so với cùng kì 2012. Do Ngân hàng nổ lực trong việc xử lý nợ xấu và chính sách hỗ trợ vay vốn của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm thúc đẩy các khách hàng cá nhân và hộ gia đình trả nợ để đƣợc hƣởng những chính sách hỗ trợ.

Bảng 4.22: Nợ xấu trung và dài hạn theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng SHB 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 Chênh lệch so sánh Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 1.364 975 (389) (28,51) Công ty CP, TNHH 5.763 3.487 (2.276) (39,49) DNTN 788 643 (2.145) (18,40) Tổng 7915 5.105 (2.810) (35,50)

(Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Cần Thơ)

Công ty CP, TNHH

Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn đối Công ty CP, TNHH giảm so với cùng kì 2012. Cho thấy những biện pháp xử lý nợ xấu có hiệu quả. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong đầu năm 2013. Các công ty CP, TNHH phải giải quyết các món nợ cũ mới đƣợc tiếp tục vay các khoản mới.

DNTN

Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn đối cá nhân, hộ gia đình giảm so với cùng kì 2012. Có đƣợc kết quả khả quan nhƣ trên là do Ngân hàng đã quản lý chặt chẽ các khoản nợ xấu và thu hồi nợ. Đồng thời do sự hỗ trợ của Ngân hàng giải ngân các khoản vay mới nhằm hỗ trợ DNTN sản xuất kinh doanh cải thiện tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ trong năm trƣớc.

4.5 CÁC HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG

Bên cạnh, việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, thể hiện qua doanh số cho vay trung và dài hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn, dƣ nợ trung và dài hạn, nợ xấu trung và dài hạn. Phân tích các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua một số chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá tổng quát về hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013.

Bảng 4.23: Các hệ số đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng quan 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2013

Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012 Tháng 6/2012 Tháng 6/2013 1.DS cho vay Tr đồng 683.373 1.094.374 1.032.598 561.233 483.736 2. DS thu nợ Tr đồng 688.576 1.022.490 737.639 98.043 335.706 3.Dƣ nợ TDH Tr đồng 24.537 371.242 1.075.390 780.431 1.223.420 4.Tổng nợ xấu Tr đồng 21.007 30.584 36.130 35.267 38.714 5. Nợ xấu TDH Tr đồng 1.645 3.668 7.915 7.915 5.105 6. Dƣ nợ bình quân Tr đồng 614.800 1.054.113 857.720 784.143 1.082.923 7. Vốn huy động Tr đồng 1.158.784 1.004.417 1.533.380 1.247.670 1.335.561 8. Vốn HĐ TDH Tr đồng 68.136 17.333 421.899 305.788 406.754 9. Tổng NV Tr đồng 1.359.373 1.976.353 4.193.187 2.972.339 5.166.234 10. Hệ số thu nợ % 100,76 93,43 71,44 17,47 69,40 11.Vòng quay vốn TD Lần 1,12 0,97 0,86 0,13 0,31 12. Dƣ nợ TDH/ VHĐ Lần 0,21 0,31 0,70 0,63 0,92 13. Dƣ nợ TDH/ Tổng NV % 18,05 16,05 25,65 26,26 23,68 14. Dƣ nợ TDH/ Vốn HĐ TDH Lần 3,60 18,30 2,55 2,55 3,01 15. Tỷ lệ nợ xấu % 1,59 1,59 0,89 1,22 0,76

( Nguồn : Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh cần Thơ)

4.5.1 Hệ số thu nợ trung và dài hạn

Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Hệ số này càng cao thì càng tốt. Hệ số thu nợ trung và dài hạn trong năm 2010 đạt cao nhất là 100,76% nghĩa là cứ 100 đồng Ngân hàng đem cho vay thì thu lại đƣợc 100,76 đồng . Tuy nhiên hệ số này giảm trong năm 2011 và năm 2012. Hệ số này trong 6 tháng đầu năm 2013 là tăng cao so với cùng kì 2012. Hệ số thu hồi nợ đạt khá cao nhƣng có chiều hƣớng giảm dần, Ngân hàng nên chú trọng hơn nữa công tác cho vay và thu hồi nợ. Vì nếu các khoản cho vay đƣợc lựa chọn kĩ càng thông qua công tác thẩm định chặt chẽ, cho vay đúng nguyên tắc thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ, khi đó hệ số này sẽ ngày càng đƣợc cải thiện.

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu biểu hiện giữa doanh số cho vay và dƣ nợ bình quân. Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, nó phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu chỉ số

này lớn hơn 1 thì vòng quay vốn tín dụng nhanh và có hiệu quả khi doanh số thu nợ lớn hơn dƣ nợ bình quân. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì công tác thu nợ càng hiệu quả và ngƣợc lại. Vòng quay vốn tín dụng tăng cao nhất vào năm 2010 là 1,12 vòng cho thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng nhanh. Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng giảm mạnh vào năm 2012 là còn 0,86 vòng do tình trạng đi xuống của nền kinh tế, các khoản thu khó đòi, nợ xấu tồn tại trong một số ngành nhƣ xây dựng, thƣơng mại dẫn đến việc thu hồi nợ gặp khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 là 0,31 lần giảm so với cùng kì . Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2013 nhỏ hơn 1. Do trong thời gian này doanh số thu nợ của chi nhánh thấp hơn so với dƣ nợ bình quân vì hầu hết nhiều khoản nợ chƣa đến hạn thanh toán hay do việc kinh doanh mà khách

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn– hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 74)