a) Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010- 2012
Nông nghiệp
Cần Thơ nằm ở trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long có khí hậu ôn hòa, sông ngòi chằng chịt, hệ thống các trung tâm viện nghiện cứu phục vụ cho
sự phát triển của nông nghiệp nên đây là ngành chiếm trọng cao và đƣợc xem là mũi nhọn của thành phố. Do đó doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao. Doanh số cho vay trung và hạn theo ngành nông nghiệp có sự biến động qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay tăng so với năm 2010. Do trong năm 2011 Chính phủ triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn làm cho doanh số cho vay trung và hạn tăng lên mặc dù trong năm 2011 lãi suất huy động tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng theo.
Tuy nhiên sang năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nông nghiệp giảm so với năm 2011. NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 4 lĩnh vực ƣu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức không quá +/-3% lãi suất cơ bản. Thông tƣ số 22/2012/TT-NHNN Hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ- TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Do đó các món vay ngắn hạn tăng lên, khách hàng vay ngắn hạn nhiều hơn doanh số cho vay trung và dài hạn giảm.
Bảng 4.7: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng SHB qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch so sánh 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 96.287 148.096 109.512 51.782 53,78 (38.557) (26,04) Thƣơng mại 553.054 883.050 861.977 329.996 59,67 (21.073) (2,39) Xây dựng 12.031 12.038 10.269 7 0,06 (1.769) (14,70) Khác 22.001 51.217 50.841 29.216 132,79 (376) (0,73) Tổng 683.373 1.094.374 1.032.598 11.001 60,14 (61.776) (5,64)
(Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Cần Thơ)
Thương mại:
Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của Ngân hàng và là ngành mang lại lợi nhuận cho vay cao nhất của Ngân hàng.
Doanh số cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực thƣơng mại sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 cho vay ở khoản mục này tăng so với năm
2010. Nguyên nhân là do năm 2011 nhu cầu vốn dành cho các ngành thƣơng mại tăng cao vì đây là ngành có vòng vay vốn tín dụng nhanh. Mặc dù lãi suất cho vay trong năm 2011 tăng cao gần 20% năm tuy nhiên khách hàng vẫn đầu tƣ và mở rộng kinh doanh. Sang năm 2012 cho vay ở khoản mục này giảm so với năm 2011. Do trong năm 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu, M&A, không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tìm đến con đƣờng giải thể, phá sản. Do đó Ngân hàng rất thận trọng trong cho vay, các món vay đều đƣợc thẩm định kỹ càng. Do vậy, mục tiêu mở rộng qui mô tín dụng trung và dài hạn trong năm của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài với Ngân hàng còn các khách hàng mới có đƣợc tài sản đảm bảo và uy tín tốt thì Ngân hàng mới giải ngân.
Xây dựng
Doanh số cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực xây dựng năm 2011 tăng rất thấp, chỉ tăng 0,06% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế dần trên đà phục hồi, giá cả vật chất tăng cao trong đó các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đang thi công nên nguồn vốn trung và dài hạn trong ngành này tăng cao.
Sang năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực này giảm so với năm 2011. Do thị trƣờng bất động sản cũng không khá khẩm hơn. Cuối năm hàng loạt dự án đƣợc bán tháo, giải phóng tồn kho. Không ít các dự án đƣợc các nhà đầu tƣ rao bán và chấp nhận lỗ. Cung – cầu lệch nhau, áp lực trả nợ ngân hàng, thị trƣờng yếu về thanh khoản,…là những yếu tố chính khiến xu hƣớng bán tháo, bán giảm giá, chiết khấu lớn trên thị trƣờng bất động sản diễn ra sôi động trong năm 2012. Đây là những nguyên nhân làm cho làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn giảm.
Tuy nhiên, với những giải pháp đó tín dụng trung và dài hạn vẫn chìm trong xu thế giảm giá, thanh khoản thị trƣờng thấp. Tình trạng trầm lắng vẫn kéo dài trong nhiều tháng qua. Nguyên nhân chính là do DN kinh doanh bất động sản vẫn không vay đƣợc tín dụng mới do vấp phải “điều kiện vay”, gần nhƣ tín dụng vẫn “đóng” với DN trong lĩnh vực này.
Ngành khác
Bao gồm cho vay sản xuất gia công, chế biến, vận tải kho bãi, buôn bán nhỏ bán tạp hóa,... chỉ chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Doanh số cho vay trung và dài hạn cho các lĩnh vực này có sự biến động qua các năm. Năm 2011 cho vay ở khoản mục
này tăng rất mạnh 132,79% so với năm 2010. Do nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn trong lĩnh vực này tăng.
Tuy nhiên sang năm 2012 cho vay ở khoản mục giảm nhƣng không đáng kể, giảm 0,73% so với năm 2011. Do đây là các khoản vay nhỏ lẻ khả năng hoàn vốn chậm, chi phí cho việc thẩm định để cho vay cao, không đáp ứng điều kiện giải ngân. Tuy nhiên doanh số cho vay ở khoản mục này trong năm giảm không đáng kể. Các ngành này có tỷ trọng tƣơng đối thấp nhƣng mức sinh lời khá cao và đây là các ngành tiềm năng mang lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng do đó Ngân hàng cần phát triển tín dụng trung và dài hạn trong lĩnh vực này.
b) Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nông nghiệp:
Cần Thơ có điều kiện tự nhiên thuận lợi và hệ thống các trung tâm viện nghiện cứu phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp nên đây đƣợc xem là mũi nhọn của thành phố.
Bảng 4.8: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế của Ngân
hàng SHB 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 So sánh chênh lệch Số tiền % Nông nghiệp 76.260 41.535 (34.726) (45,54) Thƣơng mại 456.284 422.042 (34.206) (7,50) Xây dựng 6.036 3.210 (2.826) (46,82) Khác 22.688 16.949 (5.739) (25,30) Tổng 561.233 483.736 (77.597) (13,81)
(Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Cần Thơ)
Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2012. Do các hoạt động sản xuất kinh doanh thu đƣợc hiệu quả các khách hàng không có nhu cầu mở rộng sản xuất kèm theo đó là chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Nhà nƣớc trong năm 2012 và năm 2013 nhƣng doanh số cho vay trung và dài hạn trong lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2013 có chiều hƣớng đi xuống.
Thương mại
Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của Ngân hàng và là ngành mang lại lợi nhuận cho vay cao nhất của Ngân hàng. Do trong
năm 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu, M&A, không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tìm đến con đƣờng giải thể, phá sản. Tuy lãi suất cho vay trung và dài hạn đã giảm đáng kể, và giảm lãi suất cho vay cho những món vay cũ nhằm giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn tuy nhiên doanh số cho vay tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.
Doanh số cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực thƣơng mại trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2013. Do ảnh hƣởng từ sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm trƣớc nên trong 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp chỉ vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh chứ không mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Cán bộ tín dụng thƣờng thẩm định rất kỹ lƣỡng phƣơng án kinh doanh của khách hàng vay vốn trong lĩnh vực thƣơng mại. Vì đây là ngành có tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng do đó việc doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm ảnh hƣởng lớn hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngoài việc xem xét hiệu quả về mặt kinh tế, hiện nay ngân hàng còn chủ trƣơng quan tâm nhiều hơn đến lợi ích, phúc lợi xã hội trong những dự án cho vay vốn có thời gian trung và dài hạn.
Xây dựng
Doanh số cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm mạnh, giảm 46,82% so với cùng kì năm 2012. Mặc dù chính phủ đã bắt đầu nới lỏng cho vay đối với lĩnh vực BĐS từ năm 2012 bằng một loạt những chính sách “cởi trói” cho BĐS nhƣ hạ lãi suất huy động xuống 12%/năm từ tháng 4/2012 và đến nay còn 9%/năm. Tín dụng đƣợc mở với mọi loại hình không chỉ cho vay nhà để ở mà còn vay để mua bán, nhà để đầu tƣ, mở cho vay xây dựng BĐS để bán. Các ngân hàng thƣơng mại tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ ngƣời mua nhà…
Tuy nhiên, với những giải pháp đó tín dụng trung và dài hạn vẫn chìm trong xu thế giảm giá, thanh khoản thị trƣờng thấp. Tình trạng trầm lắng vẫn kéo dài trong nhiều tháng qua. Nguyên nhân chính là do DN kinh doanh bất động sản vẫn không vay đƣợc tín dụng mới do điều kiện vay làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Ngành khác
Doanh số cho vay trung và dài hạn cho lĩnh vực này trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm trƣớc. Mặc dù, thành phố Cần Thơ có những chính sách hỗ trợ phát triển đa dạng các ngành nghề, các ngành nghề
kinh doanh sản xuất đƣợc chú trọng. Nhƣng ở thời điểm 6 tháng đầu năm các khách hàng rất e ngại mở rộng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và có xu hƣớng thu hẹp sản xuất hạn chế vay trung và dài hạn. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh lãi suất cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn nên doanh số cho vay trung và dài hạn trong các ngành này gặp tình trạng khó khăn.
4.4.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng a) Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng qua 3 năm
2010-2012
Cá nhân, hộ gia đình
Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đối với cá nhân, hộ gia đình có sự biến động qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay của khoản mục này tăng mạnh so với năm 2010. Có sự tăng trƣởng doanh số cho vay vào năm 2011 là do ngân hàng phải cố gắng trong việc hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình để họ sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bên cạnh việc cho vay vốn hộ gia đình, ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho cán bộ, công nhân viên chức vay với hình thức tính chất trả góp hàng tháng.
Năm 2012 doanh số cho vay khoản mục này có sự giảm nhẹ tƣơng ứng giảm 0,68% so với năm 2011. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, ngƣời dân tăng cƣờng thắt chặt chi tiêu, thu nhập thực tế của ngƣời tiêu dùng giảm do đó hoạt động này bị sụt giảm doanh số cho vay. Đồng thời do nhu cầu sử dụng vốn thực hiện sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình giảm. Ngoài ra, năm 2012 là năm tăng trƣởng tín dụng thấp nhất trong 12 năm qua, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận kinh doanh sụt giảm, cắt giảm lƣơng...
Bảng 4.9: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng SHB qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch so sánh 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 124.579 207.931 206.520 83.352 66,91 (1.411) (0,68) Công ty CP, TNHH 479.796 779.194 772.819 299.398 62,40 (56.375) (7,24) DNTN 78.998 107.249 103.260 28.251 35,78 (3.989) (3,72) Tổng 683.373 1.094.374 1.032.598 411.001 60,14 (61.776) (5,64)
(Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Cần Thơ)
Công ty cổ phần, công ty TNHH
Công ty CP, TNHH là loại hình doanh nghiệp có số lƣợng nhiều nhất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Các công ty này hoạt động ở các lĩnh vực nhƣ mua bán chế biến thuỷ sản, đóng gói, may mặc...Đến thời điểm hiện tại thành phố có rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này lý giải tại sao doanh số cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thành phần kinh tế.
Năm 2011 doanh số cho vay đối với khoản mục này tăng so với năm 2010, chính nhu cầu vốn ban đầu để làm cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty cũng nhƣ nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh của các công ty hoạt động doanh số cho vay của Ngân hàng tăng thêm vào năm 2011. Năm 2012 doanh số cho vay sụt giảm so với năm 2011. Do năm 2012 là năm chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp trên địa bàn giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu M&A, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn phải tìm đến con đƣờng giải thể, phá sản. Nguyên nhân chính làm cho tín dụng đối với công ty CP, TNHH sụt giảm là do cầu yếu dẫn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn gây tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn buộc Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.
Doanh nghiệp tư nhân.
DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2011 doanh số cho vay đối với khoản mục này tăng so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 doanh số cho vay khoản mục này sụt giảm nhƣng không đáng kể, giảm 3,72% so với năm 2011. Năm 2011, doanh số cho vay này tăng là do doanh nghiệp cần vốn mở rộng quy mô sản xuất, tái sản xuất ảnh hƣởng đến sức tiêu thụ của thị trƣờng. Sự gia tăng các khoản vay ở năm 2011 là bởi việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang bắt đầu phát triển, các doanh nghiệp này muốn đầu tƣ thêm cho máy móc thiết bị, cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng nên doanh số cho vay của Ngân hàng có sự tăng nhanh. Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay trong năm 2012 nhằm phát triển tín dụng góp phần phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhóm I và thuộc nhóm G14 với mục đích tạo điều kiện trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ hộ sản xuất kinh doanh dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chƣơng trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu năm 2012.
SHB cấp hạn mức tín dụng đối với các DNVVN và hộ sản xuất kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng theo qui định của SHB và pháp luật với lãi suất cho vay là 15%/năm với mục đích vay bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhƣ thu mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trƣờng, phát triển kênh phân phối giúp. Doanh nghiệp yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vƣợt qua các khó khăn về vốn trong giai đoạn hiện nay.
b)Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Cá nhân, hộ gia đình
Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đối với cá nhân, hộ gia đình có sự