- Địa điể m: tại xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
3.2.3. Ảnh hưởng của vòm che đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại của
Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại trên cây cải bắp cho thấy: Sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng vẫn là những bệnh hại chính trên cây cải bắp.
* Sâu tơ
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, sâu tơ gây hại trên giống KK.Cross ở tất cả các công thức vòm che khác nhau. Trong đó, công thức 4 (che lưới đen) có mức độ sâu tơ gây hại nhẹ nhất đánh giá ở cấp 1, các công thức còn lại có mức độ sâu tơ gây hại mức cao hơn, đánh giá cấp 2, tương đương với đối chứng (không che vòm).
* Sâu xanh
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, các công thức che vòm có mức độ nhiễm sâu xanh từ nhẹ đến trung bình, được đánh giá từ cấp 1 đến cấp 2. Trong đó, các công
thức có che vòm có mức độ sâu xanh gây hại thấp hơn so với công thức đối chứng (không che vòm).
Bảng 3.13. Tình hình sâu bệnh hại cải bắp qua các công thức che vòm khác nhau trong thí nghiệm
Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Sâu tơ Sâu xanh Bệnh thối nhũn Bệnh đốm vòng
1 (đ/c) 2 2 3 1 2 2 1 1 1 3 2 1 1 1 4 1 1 1 1 * Bệnh thối nhũn
Tương tự như sâu xanh thì bệnh thối nhũn cũng có sự sai khác giữa công thức có che vòm với công thức đối chứng không che vòm. Các công thức có che vòm có mức độ nhiễm bệnh thối nhũn thấp hơn hẳn (đánh giá cấp 1) so với không che vòm (đánh giá cấp 3).
* Bệnh đốm vòng
Các công thức vòm che trong thí nghiệm bị nhiễm bệnh đốm vòng ở mức độ
nhẹ. Các công thức đều có mức độ nhiễm bệnh đốm vòng tương đương với công thức không che vòm, đánh giá ở cấp 1.
Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống KK.Cross nhìn chung được hạn chế
khi sử dụng vòm che. Việc sử dụng vòm che giúp hạn chế sự xâm nhập và gây hại của mầm bệnh, côn trùng gây hại, giúp cho cây cải bắp sinh trưởng và phát triển thuận lợi, ít chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh.
3.2.4. Ảnh hưởng của vòm che đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cải bắp KK.Cross tại Hiệp Hòa, Bắc Giang