Ảnh hưởng của vòm che đến động thái tăng trưởng chiều cao cây,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 57 - 62)

- Địa điể m: tại xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Ảnh hưởng của vòm che đến động thái tăng trưởng chiều cao cây,

đường kính tán ca ging Ci Bp KK.Cross ti Hip Hòa, Bc Giang

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá và đường kính tán của giống cải bắp KK.Cross thu được kết quảở bảng sau:

3.2.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây cải bắp qua các vòm che khác nhau ở thời gian sau trồng 10 ngày dao động từ 3,2 – 3,4 cm, sau 20 ngày dao động từ 5,4 – 5,7 cm, và dao động từ 8,4 – 8,8 cm sau trồng 30 ngày.

Dựa vào kết quả xử lý thống kê cho thấy sai khác về chiều cao cây của giống KK.Cross qua các công thức che vòm khác nhau là không có ý nghĩa, ảnh hưởng của vòm che đến động thái tăng trưởng chiều cao cây đến giống cải bắp là tương

đương nhau. Việc che vòm hay không che không ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây đối với giống KK.Cross.

Bảng 3.9 : Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm

Đơn vị: Cm

Công thức

Ngày sau trồng (ngày)

10 20 30 40 50 1 (đ/c) 3,4 5,5 8,5 17,3 29,2 2 3,3 5,4 8,8 16,9 26,8 3 3,4 5,7 8,4 18,5 29,7 4 3,2 5,6 8,6 14,8 28,5 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 >0,05 LSD.05 - - - 2,1 - CV% 8,1 2,5 4,7 6,1 5,5

Thời gian sau trồng 40 ngày, động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các công thức che vòm dao động từ 14,8 – 18,5 cm. Thời gian này ảnh hưởng của các vòm che khác nhau đến chiều cao cây là khác nhau, sai khác giữa các công thức là có ý nghĩa. Trong đó, công thức 4 (che bằng lưới đen) thì động thái tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng (không che vòm), các công thức còn lại có động thái tăng trưởng chiều cao cây đạt tương đương so với đối chứng chắc chắn với độ

tin cậy 95%.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các công thức che vòm của giống KK.Cross dao động từ 26,8 – 29,7 cm ở thời gian sau trồng 50 ngày. Kết quả xử lý

thống kê cho thấy, sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa chắc chắn với

độ tin cậy 95%.

Hình 3.5: Động thái tăng trưởng chiu cao cây ca ging KK.Cross qua các công thc vòm che

3.2.1.2. Động thái ra lá

Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng tạo ra sinh khối cho cây trồng, nhờ vậy mà cây lớn lên, tích luỹ, vận chuyển chất hữu cơ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, 90-95 % tổng lượng chất khô ở trong cây là do lá quang hợp tạo thành. Số lá nhiều hay ít nói lên khả năng sinh trưởng khoẻ hay yếu của cây.

Động thái ra lá của giống KK.Cross thời gian 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày và 50 ngày sau trồng sai khác giữa các công thức che vòm là không có ý nghĩa. Số lá của giống biến động từ 2,7 – 2,9 lá ở thời gian sau trồng 10 ngày, từ 4,9 – 5,2lá ở 20 ngày sau trồng, từ 8,0 – 8,5 lá sau 30 ngày sau trồng và 50 ngày sau trồng số lá dao

động từ 18,3 – 21,7 lá. Các công thức vòm che có số lá trên cây tương đương nhau, việc che vòm không ảnh hưởng đến số lá của giống KK.Cross ở giai đoạn 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày và 50 ngày sau trồng.

Bảng 3.10: Động thái ra lá của giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm.

Đơn vị: lá

Công thức

Ngày sau trồng (ngày)

10 20 30 40 50 1 (đ/c) 2,9 5,1 8,5 15,9 21,7 2 2,7 5,1 8,2 15,5 18,3 3 2,9 5,2 8,0 16,3 20,1 4 2,9 4,9 8,0 13,7 19,5 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 >0,05 LSD.05 - - - 1,3 - CV% 7,4 4,2 2,5 4,1 6,6

Ở thời gian sau trồng 40 ngày ta thấy kết quả xử lý thống kê giá trị P<0,05 chứng tỏ số lá cải bắp sai khác có ý nghĩa giữa các công thức vòm che. Trong đó, công thức 4 (che lưới đen) có số lá trên cây thấp hơn công thức đối chứng (không che vòm) chắc chắn với độ tin cậy 95%, các công thức vòm che còn lại có số lá tương đương so với công thức đối chứng chắc chắn với độ tin cậy 95%.

3.2.1.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán

Theo dõi đường kính tán của giống KK.Cross qua các công thức vòm che

được thể hiện ở bảng 3.11 như sau:

Ở thời gian sau trồng 10 ngày, đường kính tán của giống KK.Cross biến động từ 11,1 – 15,0 cm. Trong đó, công thức che vòm 2 (che bằng lưới xanh) và 4 (che lưới đen) có đường kính tán thấp hơn so với công thức đối chứng 1 (không che vòm) chắc chắn với độ tin cậy 95%, công thức 3, che vòm bằng nilon có đường kính tán 14,9 cm tương đương vơi đối chứng (không che vòm: 15,0 cm) chắc chắn với độ tin cậy 95%.

Thời gian sau trồng 20, 30, 40, 50 ngày đường kính tán của giống KK.Cross biến động lần lượt từ 16,9 – 19,9 cm, 26,9 – 28,3 cm, 41,7 – 42,4 cm và từ 44,3 – 46,5 cm. Các công thức vòm che khác nhau có đường kính tán sai khác nhau không có ý nghĩa, đường kính tán của giống KK.Cross không bị ảnh hưởng bởi các công thức che vòm khác nhau chắc chắn với độ tin cậy 95%.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các công thức che vòm đến động thái tăng trưởng

đường kính tán giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm

Đơn vị: Cm

Công thức

Ngày sau trồng (ngày)

10 20 30 40 50 1 (đ/c) 15,0 19,9 27,5 42,4 44,3 2 11,1 18,0 28,1 41,7 45,9 3 14,9 19,2 26,9 42,3 45,1 4 11,9 16,9 28,3 42,4 46,5 P <0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 LSD.05 1,2 - - - - CV% 4,4 6,4 7,7 3,8 3,1

Hình 3.7: Động thái tăng trưởng đường kính tán ca ging KK.Cross qua các công thc che vòm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)