Những nghiên cứu và ứng dụng vòm che trong sản xuất nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 31 - 33)

Hiện nay sản xuất rau luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. So với lúa, trên một diện tích, cây rau có giá trị sản xuất cao hơn từ 2-3 lần, thậm trí có loại cao gấp 3 – 5 lần. Mặc dù rau là loại cây yêu cầu thâm canh cao, công lao động nhiều, thời vụ nghiêm ngặt nhưng nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc sản xuất rau an toàn trái vụ trở lên dễ

dàng đơn giản đối với nông dân ở các vùng rau chuyên canh. Trên thế giới nghề

trồng rau rất phát triển và đã có một quá trình lịch sử lâu đời với các công nghệ mới tiên tiến hiện đại như trồng rau trong nhà kính, nhà lưới.

Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam đã áp dụng rất nhiều công nghệ sản xuất rau như trồng rau trong nhà màng, nhà lưới, nhà kính hiện đại của Israel, trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh tĩnh, thuỷ canh tuần hoàn (NFT)…và đặc biệt là ứng dụng công nghệ vòm che để sản sản xuất rau an toàn trái vụđem lại hiệu quả rất cao.

Nông dân dễ áp dụng, chi phí đầu tu thấp, kỹ thuật đơn giản. Nhờ ứng dụng công nghệ này mà các loại thông thường chỉ trồng được chính vụ nay đã được trồng quanh năm như su hào, cần tây, xà lách…

Bắt đầu từ năm 2000, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội triển khai đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn” tại Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội.

Công nghệ trồng rau trong vòm che được giới thiệu, ứng dụng và nhân rộng ra các vùng rau chuyên canh đã đem lại một kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của nông dân.

Vòm che chất liệu bằng tre hoặc sắt; chiều dài của một khung vòm là 2,3 - 2,4m. Nếu khung vòm làm bằng tre phải dùng tre già có bản rộng 2- 2,5cm; nếu khung vòm làm bằng sắt thì dùng sắt phi 6. Mỗi sào sử dụng 150- 200 khung vòm tùy theo độ rộng của luống.

+ Nilon dùng để che có màu trắng, 1 lớp, rộng 1,2-1,4m. Mỗi sào sử dụng 8- 12kg nilon.

+ Nên sử dụng dây buộc có chất liệu bằng nilon, mỗi sào sử dụng 5-6kg Cách thực hiện: Cắm khung vòm sát chân luống, độ sâu 15-20cm; cắm cọc để

buộc dây giữ khung vòm và nilon. Khi căng vòm cần trải nilon xuống rãnh luống, chiều dài của nilon phải dài hơn của luống, bảo đảm mỗi đầu thừa ra 40-50cm. Cuối cùng là buộc cốđịnh vòm nilon, từ chân khung vòm bên này sang chân khung vòm bên kia. Hiệu quả kinh tế của việc làm vòm che nilon trong sản xuất RAT trái vụ là tăng hệ số quay vòng sản xuất rau trong năm nhờ việc chủđộng hoàn toàn thời vụ, không phụ thuộc vào thời tiết. Giảm chi phí phân bón do không bị rửa trôi và chi phí mua thuốc BVTV vì cây trồng không bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa, sương và sương muối; bộ lá cây luôn khô ráo nên hạn chế bệnh do nấm, vi khuẩn phát sinh gây hại; giảm công chăm sóc, xới xáo mặt luống.

Nhờứng dụng công nghệ vòm che này mà mấy năm gần đây tại Đông Anh su hào được trồng quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Năng suất trung bình 15-17 tấn/ha thu nhập bình quân từ 100 – 120 triệu/ha/lứa (3,5-4,5 triệu đồng/sào

/vụ), đầu tư chi phí cho 1 sào từ 1-1,5 triệu đồng/sào/lứa bao gồm (làm đất, giống, nilong che phủ, dây buộc, tre làm vòm, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh).

Sử dụng thí nghiêm vòm che phủ Tại Xuân Cẩm, Hiêp Hòa, Bắc Giang bởi vì tại địa phương chưa có ai sử dụng mô hình canh tác này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 31 - 33)