Yêu cầu của các loại rau với chất dinh dưỡng thay đổi theo quá trình sinh trưởng phát triển và thời kỳ hình thành các cơ quan sử dụng của rau (bắp, thân củ, rễ củ, quả).
Trong đó thời kì hình thành các cơ quan sử dụng của rau là thời kỳ cây rau có tốc độ sinh trưởng rất mạnh nên có nhu cầu dinh dưỡng cao, cần quan tâm cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng hòa tan nhanh.
Trung bình rau hút 3 nguyên tố N: P: K theo tỉ lệ 2,5: 1: 3,8. Các loại rau khác nhau có yêu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng không giống nhau và tác động của các yếu tố này đối với các loại rau cũng thay đổi.
Cây rau hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng giai đoạn hút lân có tác dụng quan trọng nhất khi cây rau còn nhỏ, nó kích thích hệ rễ cây phát triển tạo khả năng hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng vào trong cây. Vì vậy lân là yếu tố
dinh dưỡng rất cần thiết cho tất cả các loại rau ở giai đoạn cây con. Cây rau được cung cấp đủ lân nhanh ra nụ, ra hoa, ra quả, làm hạt và chín. Tạo khả năng rút ngắn thời gian cho thu hoạch, làm tăng tính cạnh tranh hàng hóa theo mùa vụ của các loại rau, làm cho quả và hạt chắc, sáng mã, tăng chất lượng hàng hóa cho rau. Lân còn làm cho cây rau cứng cáp tăng tính chống lốp và đổ, tăng tính chống chịu với sâu bệnh và điều kiện khí hậu bất thuận như rét, hạn. Đồng thời còn làm tăng khả năng chịu đựng của sản phẩm rau trong vận chuyển và chế biến [10].
Thiếu lân, cây rau tăng trưởng chậm, quả, hạt lâu chín. Thiếu lân lá thường có màu xanh tối, ở thời kỳ đầu lá có màu tím do trong lá hình thành nhiều sắc tố
antxoxyan, đôi khi lá có màu đồng xỉn, màu nâu, thiếu quá nhiều cây có thể bị chết. Dạng phân lân thích hợp cho rau là supe lân do hòa tan trong nước là nguồn chứa S. Dạng lân không tan trong nước như phân lân nung chảy có thể dùng để bón lót nhằm vừa tạo dự trữ vừa cải tạo độ chua của đất và cũng cấp Mg cho cây rau [20].
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dưới dạng khí CO2, O2, SO2,...đặc biệt là lá cây, các chất này được hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng ion từ
dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể được thực hiện. Tầng cutin bên ngoài cùng của lá có thể thay đổi theo loài thực vật và tuổi thọ của cây, ở
trên tầng này có nhiều lỗ siêu nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao (10 mũ
10 lỗ/cm2). Các lỗ này có đường kính 1nm do đó dễ dàng cho các chất hòa tan có kích thước lớn nhất là Ure (đường kính 0,04nm) đi qua nhưng nó lại không cho các phần tử có đường kính lớn hơn (phân tử hữu cơ) đi qua.
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân.
Theo Bùi Quang Xuân (1997) Ảnh hưởng của phân bón lảđến năng suất rau và hàm lượng NO33- trong rau trên đất phù xa Sông Hồng [28] các loại phân bón lá
đã ảnh hưởng đến năng suất, giảm hàm lượng NO3 trong rau từ 15 – 30%.
Người ta xác định vào thời kỳ cây lớn cần nhiều nguyên tố Ca, K và N. Khi tạo hoa, quả, củ lại cần nhiều nguyên tố P, N, nguyên tố trung lượng và vi lượng.
Phân bón qua lá: lượng phân được hòa tan ở nồng độ cho phép, phun ướt đẫm lá. Chất dinh dưỡng được ngấm qua lá và chuyển vào bên trong. Biện pháp này giúp cây hấp thu triệt để, tiết kiệm được phân bón, hiệu quả mạng lại cao, nhanh chóng.
Phương pháp bón phân qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường hợp sau: - Tầng đất nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế. - Đất bị khô hạn, không thểđưa chất dinh dưỡng vào đất.
- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố trung lương như MG và S, các nguyên tố vi lượng được yêu cầu ở số lượng nhỏ, phương pháp dinh dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thỏa mãn như cầu của cây khi sử dụng 2-3 lần vào những thời điểm thích hợp.
- Hiệu lực của việc bón phân qua lá nhanh, chỉ dau vài phút cây có thể hấp thụ
do vậy rất hiệu quả để điều chỉnh sự cân bằng dinh dưỡng của cây khi chuyển từ
dưỡng được tập trung vào hình thành cơ quan sinh trưởng bộ rễ, làm giảm hút khoáng dẫn đến cân bằng, nên bổ sung qua lá sẽ khắc phục được tình trạng trên.
- Cây sử dụng lượng phân bón phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao, cỏ thểđạt 90% so với 40 – 50% với đmạ khi bón vào đất, do đó hạn chếđược ô nhiễm đất và nước.
- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện tượng
đối kháng ion , khi đó dinh dưỡng vào đất không có hiệu quả, thậm chí còn làm cây chết do mất cân bằng.
- Bón đạm qua lá ở giai đoạn cuối làm tăng hàm lượng đạm tổng số trong hạt. - Bón Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng hàm lượng các nguyên tố khác trong nông sản. Do đó, dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp cần nâng cao hàm lượng đạm, khoáng chất trong nông sản, cải thiện chất lượng nông sản.
- Tận dụng biện pháp bón phân qua lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây rau vào lúc cần thiết quyết định năng suất.
- Sử dụng phân bón lá hữu cơ sinh học KH giảm được chi phí cho nhà nông và không độc hại cho người sử dụng và môi trường. Sử dụng sản phẩm phân hữu cơ
sinh học KH lợi nhuận bình quân tăng 4.050.000 – 6.750.000 đồng/ha.
Ở những thời điểm thời tiết không thuận, phân bón lá được coi là chất điều hòa sinh trưởng do chứa nhiều các chất tăng trưởng, vitamin và một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Phun phân bón lá thay cho phân bón thúc nhưng không thay thế phân bón lót và phân bón qua đất. Rễ cây ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng từđất nó còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành hoocmom sinh trưởng, quyết định đến sự phát triển của cây trồng.