- Địa điể m: tại xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
2.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
- Chọn cây đại diện một cách ngẫu nhiên, mỗi công thức lấy 5 cây/lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi 1 lần.
- Chiều cao cây: đo từ gốc sát mặt đất đến đầu mút lá.
- Động thái ra lá và số lá trên cây: Đếm số lá thật trên cây và đánh dấu theo dõi từ khi xuất hiện lá thứ nhất đến khi cuộn bắp (những lá nhỏ nhất từ 2cm).
- Đường kính tán lá: đo chiều dài hai chiều lá bằng thước theo hướng vuông góc với nhau, sau đó tính trung bình.
- Đường kính bắp: đo chiều dài hai chiều của bắp bằng thước theo hướng vuông góc với nhau sau đó tính trung bình.
- Độ chặt bắp: 2 0, 523 G P H D = × × Ghi chú: - G: khối lượng bắp (g) - H: chiều cao bắp (cm) - D: đường kính - P = g/cm3 (P càng cao bắp càng chặt thể hiện giống tốt) - 0,523 là hệ số quy đổi từ thể tích hình trụ sang hình cầu (P càng tiến tới 1 thì bắp càng chặt). 2.3.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại
* Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus), Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae
L.): Tần suất xuất hiện trong quá trình điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m2. Đếm tất cả số sâu ở diện tích điều tra, sau đó tính mật độ sâu.
Nếu < 5% số lần bắt gặp + rải rác Nếu > 5 - 25% số lần bắt gặp ++ ít
Nếu > 25 - 50% số lần bắt gặp +++ trung bình Nếu > 50 - 75% số lần bắt gặp ++++ nhiều Nếu > 75% số lần bắt gặp +++++ rất nhiều
Tổng số sâu
Mật độ (con/m2) = x 100 Tổng số diện tích điều tra
* Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora Holland): Điều tra trên toàn ô thí nghiệm của cả 3 lần nhắc lại vào giai đoạn sau trồng 30, 45, 60 ngày theo thang điểm từ 1 – 9.
Cấp 1: <1% diện tích lá bị hại Cấp 3: 1 – 5% diện tích lá bị hại Cấp 5: 5 – 25% diện tích lá bị hại Cấp 7: 25 – 50% diện tích lá bị hại Cấp 9: >50% diện tích lá bị hại
* Bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae Sace): Điều tra trên toàn ô thí nghiệm của cả 3 lần nhắc lại vào giai đoạn sau trồng 30, 45, 60 ngày theo thang
điểm từ 1 – 9. Cấp 1: <1% diện tích lá bị hại Cấp 3: 1 – 5% diện tích lá bị hại Cấp 5: 5 – 25% diện tích lá bị hại Cấp 7: 25 – 50% diện tích lá bị hại Cấp 9: >50% diện tích lá bị hại 2.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Khối lượng trung bình bắp: Cân 5 cây ở mỗi công thức và các lần nhắc lại rồi chia trung bình.
- Năng suất lý thuyết : Khối lượng trung bình /cây x mật độ cây/sào
- Năng suất thực thu: Sử dụng phương pháp cân nhắc trực tiếp sau khi thu hoạch, sau đó quy ra tạ/sào.
2.3.4. Sơ bộ hoạch toán kinh tế
- Tổng thu: Năng suất thực thu x giá rau cải bắp - Tổng chi: Tính cho từng công thức
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2010.
- Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 5.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống Cải Bắp vụ đông xuân sớm tại Hiệp Hòa, Bắc Giang xuân sớm tại Hiệp Hòa, Bắc Giang
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang
Thời gian phát dục ở các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của cải bắp bao gồm: thời kỳ cây con, thời kỳ trải lá bàng, thời kỳ cuốn bắp và thời kỳ thu hoạch bắp. Các giai đoạn này, ngoài phụ thuộc vào đặc tính nông học của từng giống, còn chịu sự chi phối của các điều kiện tác động khác như thời vụ, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân và các điều kiện ngoại cảnh.
Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của một số giống Cải Bắp thu được ở
bảng sau:
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp thí nghiệm
Công thức Thời gian từ trồng đến…ngày Trải lá bàng Cuốn bắp Thu hoạch KK.Cross (đ/c) 40 52 95 Grand K-K.Cross 38 48 90 New Star.Cross 35 48 85 PN-350 42 53 95 3.1.1.1. Thời kỳ trải lá bàng
Đặc trưng của thời kỳ này là các lá xanh đều trải rộng, nếu lấy thân làm trục chính thì cuống lá hợp với thân thành góc gần vuông. Đặc điểm của thời kỳ này là cây sinh trưởng mạnh, đồng hóa mạnh, tăng nhanh về số lá và đường kính tán cây.
Đây là thời kỳ quan trọng đối với cây cải bắp, thời kỳ này chủ yếu tạo thành bộ lá ngoài, là cơ sở tập trung dinh dưỡng cho bắp sau này.
Dựa vào bảng số liệu Bảng 3.1 cho thấy: thời gian trải lá bàng của các giống cải bắp thí nghiệm dao động từ 35 – 42 ngày. Trong đó, giống New Star.Cross có thời gian từ trồng đến trải lá bàng ngắn nhất 35 ngày, dài nhất là giống PN – 350 (42 ngày).
3.1.1.2. Thời kỳ cuốn
Đường kính tán cây phát triển tối đa thì cây bước vào thời kỳ cuốn. Thời kỳ
cuốn bắp đòi hỏi rất cao về nước và chất dinh dưỡng, đặc biệt là nước. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với năng suất và phẩm chất cây cải bắp. Ở những nơi khô hạn
đòi hỏi có kỹ thuật đặc biệt là che và gây mưa nhân tạo. Để năng suất cải bắp đạt cao và ổn định thì độ ẩm đất phải đảm bảo từ 80 – 90%. Nhiệt độ thích hợp để cây cuốn là từ 17 – 180C, nhiệt độ cao hơn 200C ảnh hưởng đến việc cuốn bắp, nhiệt độ
>250C kéo dài còn làm cho bắp bắt đầu cuốn lại duỗi lá ra. Khi cải bắp bắt đầu vào giai đoạn cuốn lá bao ở ngoài hầu như không hình thành nữa, cây sinh trưởng, phát triển, tích lũy chất dinh dưỡng ở lá bên trong bắp. Nhưng những lá ngoài này có vai trò rất quan trọng, chúng quang hợp tạo nên vật chất cho cây sinh trưởng.
Theo dõi thời gian từ trồng đến cuộn bắp của các giống cải bắp thí nghiệm ta thấy, các giống có thời gian từ trồng đến cuộn bắp dao động từ 48 – 53 ngày. Các giống Grand K-K.Cross và giống New Star.Cross có thời gian từ trồng đến cuốn bắp ngắn hơn so với giống đối chứng (KK.Cross: 52 ngày). Giống PN – 350 có thời gian từ trồng đến cuốn bắp là 53 ngày tương đương với đối chứng.
3.1.1.3. Thu hoạch
Khác với một số cây trồng khác thì cây rau có thời gian thu hoạch không cố định mà biến động tùy theo mục đích của người sản xuất và nhu cầu của thị trường.
Đối với cải bắp khi bắp cuộn chặt thì có thể thu hoạch, tùy vào nhu cầu của thị
trường, khi nào giá thị trường cao nhất thì thu hoạch.
Thời gian thu hoạch (thời gian sinh trưởng) của các giống cải bắp thí nghiệm biến động từ 85 – 95 ngày. Nhìn chung các giống đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung ngày. Trong đó, giống New Star.Cross có thời gian từ
trồng đến thu hoạch ngắn nhất (85 ngày), các giống còn lại đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung ngày, dao động từ 90 – 95 ngày.
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, số lá và đường kính tán của một số
giống Cải Bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang
3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Thời gian từ trồng đến 10 ngày các giống có động thái tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 3,3 – 3,7 cm. Nhìn chung ở giai đầu các giống không có sự sai khác nhiều về chiều cao cây, các giống đều có chiều cao cây tương đương nhau và tương
đương với giống đối chứng chắc chắn với mức tin cậy 95%.
Giai đoạn sau trồng 20 ngày trở đi các giống bắt đầu có sự sai về chiều cao cây. Giai đoạn sau trồng 20 ngày chiều cao cây của các giống biến động từ 5,2 – 6,1 cm. Trong đó, giống New Star.Cross có chiều cao cây 5,6 cm tương đương với đối chứng (KK.Cross: 6,1 cm), các giống còn lại có chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng chắc chắn với độ tin cậy 95%. Giai đoạn sau trồng 30, 40, 50 ngày, các giống có chiều cao cây đều thấp hơn so với đối chứng chắc chắn với mức tin cậy 95%.
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống cải bắp trong thí nghiệm
Đơn vị: Cm
Công thức
Ngày sau trồng (ngày)
10 20 30 40 50 KK.Cross (đ/c) 3,7 6,1 9,4 19,4 27,7 Grand K-K. Cross 3,3 5,2 8,2 16,8 25,0 New Star.Cross 3,4 5,6 8,1 17,2 25,5 PN-350 3,4 5,5 8,5 16,0 22,0 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 - 0,55 0,37 1,5 3,3 CV% 5,7 5,0 2,2 4,3 6,6
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống cải bắp thí nghiệm
3.1.2.2. Động thái ra lá
Bảng 3.3 : Động thái ra lá của các giống của cải bắp trong thí nghiệm.
Đơn vị: lá
Công thức
Ngày sau trồng (ngày)
10 20 30 40 50
KK.Cross 3,8 5,1 8,5 16,7 22,9 Grand K-K.Cross
CCross
3,5 4,4 7,9 15,1 21,2
New Star. Cross 3,6 4,4 7,6 14,7 21,2
PN-350 3,7 4,3 8,0 14,5 21,0
P >0,05 <0,05 >0,05 <0,05 >0,05
LSD.05 - 0,47 - 1,25 -
CV% 4,2 5,2 4,0 4,1 3,6
Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây xanh nói chung và cải bắp nói riêng để tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi cây. Do đó động thái ra lá quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây, đến khả năng quang hợp và tích luỹ dinh dưỡng cho
cây. Mặt khác cơ quan dinh dưỡng của cải bắp là bắp, cây sinh trưởng, phát triển càng tốt thì năng suất đạt càng cao.
Theo dõi động thái ra lá của các giống cải bắp thí nghiệm ta thu được ở bảng 3.3 như sau:
Thời gian từ trồng đến 10 ngày số lá trên cây của các giống biến động từ 3,5 – 3,8 lá. Các giống đều có số lá sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng, tương
đương với đối chứng với mức tin cậy 95%.
Thời gian sau trồng 20 ngày, số lá của các giống thí nghiệm dao động từ 7,6 – 8,5 lá. Sai khác giữa các giống về số là là có ý nghĩa thống kê, trong đó các giống
đều có số lá trên cây dao động từ 7,6 – 8,0 lá, thấp hơn đối chứng chắc chắn với mức tin cậy 95%.
Thời gian sau trồng từ 30, 50 ngày, số lá trên cây của các giống thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng chắc chắn với độ tin cậy 95%. Thời gian từ
trồng đến 40 ngày, số lá có sự sai khác, dao động từ 14,5 – 15,1 lá, các giống có số
lá trên cây thấp hơn chắc chắn so với giống đối chứng (KK.Cross: 16,7 lá) với độ
tin cậy 95%.
3.1.2.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán
Đường kính tán cũng tăng dần từ khi trồng đến khi cuốn bắp 5 -10 ngày, tăng nhanh nhất ở thời kỳ trải lá bàng, thời kỳ này lá trải rộng song song với mặt đất.
Động thái tăng trưởng đường kính tán phụ thuộc nhiều vào mật độ cũng như khả
năng sinh trưởng của bộ lá ngoài, đường kính tán rộng là điều kiện thuận lợi giúp cho bộ máy quang hợp tốt nhất tổng hợp được nhiều vật chất hữu cơ nuôi cây.
Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống thí nghiệm sau trồng 10 ngày dao động từ 9,2 – 12,4 cm, sau trồng 20 ngày dao động từ 24,6 – 28,1 cm. Sai khác giữa các giống về đường kính tán có ý nghĩa thống kê (P<0,05), trong đó các giống có đường kính tán thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở thời gian sau trồng 10 và 20 ngày với độ tin cậy 95%.
Thời gian sau trồng 30 ngày đường kính tán dao động từ 36,0 – 38,0 cm, 40 ngày sau trồng dao động từ 42,4 – 43,8 cm và dao động từ 46,0 – 48,3 cm thời gian sau trồng 50 ngày. Động thái tăng trưởng đường kính tán giữa các giống không có nhiều biến động (P>0,05), các giống đều có đường kính tán tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng chắc chắn với mức tin cậy 95%.
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống của cải bắp trong thí nghiệm
Đơn vị: Cm
Công thức
Ngày sau trồng (ngày)
10 20 30 40 50
KK.Cross 12,4 28,1 36,0 43,5 47,5 Grand K-K. Cross 9,2 27,0 38,0 42,4 46,5 New Star. Cross 9,8 26,3 37,5 43,8 48,3 PN-350 9,2 24,6 37,8 42,5 46,0
P <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05
LSD.05 1,21 2,04 - - -
Từ kết quả thu được ta thấy đông thái tăng trưởng đường kính tán của các giống cải bắp trong thí nghiệm tăng chủ yếu từ sau trồng 10 đến 30 ngày, tốc độ
tăng trưởng đường kính dao động từ 0,8 – 1,8 cm/ngày, sau đó tốc độ tăng chậm hơn cho đến khi cải bắp bắt đầu vào cuốn.
Hình 3.3: Động thái tăng trưởng đường kính tán của một số giống cải bắp thí nghiệm
3.1.3. Đường kính bắp, chiều cao bắp, độ chặt bắp của một số giống cải bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang Hiệp Hòa, Bắc Giang
Cải bắp là rau ăn lá do đó đường kính tán, đường kính bắp, chiều cao bắp, độ
chặt bắp là các yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cải bắp.
Đường kính bắp, chiều cao bắp và độ chặt bắp của các giống cải bắp thí nghiệm được thể hiện qua bảng số liệu bảng 3.5.
3.1.3.1. Đường kính bắp
Kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy: đường kính bắp của các giống cải bắp thí nghiệm dao động từ 19,3 – 20,1cm. Giá trị P>0,05 chứng tỏđường kính bắp của các giống sai khác không có ý nghĩa thống kê. Các giống có đường kính bắp tương
3.1.3.2. Chiều cao bắp
Chiều cao bắp của các giống cải bắp trong thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động từ 9,9 – 10,6 cm. Các giống khác nhau có chiều cao bắp tương đương nhau chắc chắn với độ tin cậy 95%.
Bảng 3.5. Đường kính bắp, chiều cao bắp, độ chặt bắp của một số giống cải bắp thí nghiệm Công thức Đường kính bắp (cm) Chiều cao bắp (cm) Độ chặt bắp (g/cm3) KK.Cross 20,1 10,1 0,57 Grand K-K. Cross 19,7 10,6 0,53
New Star. Cross 19,3 10,1 0,54
PN-350 19,7 9,9 0,50
P >0,05 >0,05 >0,05
LSD.05 - - -
CV% 1,8 5,7 6,8
3.1.3.3. Độ chặt bắp
Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất. Cải Bắp cuốn càng chặt thì năng suất càng cao, đây cũng là cơ sở để chọn tạo giống cải bắp. Độ chặt bắp càng tiến đến 1 thì bắp càng chặt.
Dựa vào bảng 3.5 cho thấy: độ chặt bắp của các giống thí nghiệm dao động từ
0,50 – 0,57 g/cm3. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, sai khác giữa các giống là không có ý nghĩa, các giống có độ chặt bắp tương đương so với giống đối chứng chắc chắn với mức tin cậy 95%.
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại trên một số giống cải bắp thí nghiệm tại Hiệp Hòa, Bắc Giang Bắc Giang
Năng suất cải bắp cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sâu bệnh hại, gây ảnh hưởng lớn
đến năng suất của cây. Trong đó yếu tố sâu bệnh hại là một trong những yếu tốảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất cải bắp.
Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại các giống cải bắp thí nghiệm thu được
Bảng 3.6. Tình hình sâu bệnh hại của một số giống cải bắp trong thí nghiệm
Đơn vị: Cấp
Công thức Sâu hại Bệnh hại
Sâu tơ Sâu xanh Bệnh thối nhũn Bệnh đốm vòng