Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 46 - 48)

- Địa điể m: tại xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang

Thời gian phát dục ở các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của cải bắp bao gồm: thời kỳ cây con, thời kỳ trải lá bàng, thời kỳ cuốn bắp và thời kỳ thu hoạch bắp. Các giai đoạn này, ngoài phụ thuộc vào đặc tính nông học của từng giống, còn chịu sự chi phối của các điều kiện tác động khác như thời vụ, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân và các điều kiện ngoại cảnh.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của một số giống Cải Bắp thu được ở

bảng sau:

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp thí nghiệm

Công thức Thời gian từ trồng đến…ngày Trải lá bàng Cuốn bắp Thu hoạch KK.Cross (đ/c) 40 52 95 Grand K-K.Cross 38 48 90 New Star.Cross 35 48 85 PN-350 42 53 95 3.1.1.1. Thời kỳ trải lá bàng

Đặc trưng của thời kỳ này là các lá xanh đều trải rộng, nếu lấy thân làm trục chính thì cuống lá hợp với thân thành góc gần vuông. Đặc điểm của thời kỳ này là cây sinh trưởng mạnh, đồng hóa mạnh, tăng nhanh về số lá và đường kính tán cây.

Đây là thời kỳ quan trọng đối với cây cải bắp, thời kỳ này chủ yếu tạo thành bộ lá ngoài, là cơ sở tập trung dinh dưỡng cho bắp sau này.

Dựa vào bảng số liệu Bảng 3.1 cho thấy: thời gian trải lá bàng của các giống cải bắp thí nghiệm dao động từ 35 – 42 ngày. Trong đó, giống New Star.Cross có thời gian từ trồng đến trải lá bàng ngắn nhất 35 ngày, dài nhất là giống PN – 350 (42 ngày).

3.1.1.2. Thời kỳ cuốn

Đường kính tán cây phát triển tối đa thì cây bước vào thời kỳ cuốn. Thời kỳ

cuốn bắp đòi hỏi rất cao về nước và chất dinh dưỡng, đặc biệt là nước. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với năng suất và phẩm chất cây cải bắp. Ở những nơi khô hạn

đòi hỏi có kỹ thuật đặc biệt là che và gây mưa nhân tạo. Để năng suất cải bắp đạt cao và ổn định thì độ ẩm đất phải đảm bảo từ 80 – 90%. Nhiệt độ thích hợp để cây cuốn là từ 17 – 180C, nhiệt độ cao hơn 200C ảnh hưởng đến việc cuốn bắp, nhiệt độ

>250C kéo dài còn làm cho bắp bắt đầu cuốn lại duỗi lá ra. Khi cải bắp bắt đầu vào giai đoạn cuốn lá bao ở ngoài hầu như không hình thành nữa, cây sinh trưởng, phát triển, tích lũy chất dinh dưỡng ở lá bên trong bắp. Nhưng những lá ngoài này có vai trò rất quan trọng, chúng quang hợp tạo nên vật chất cho cây sinh trưởng.

Theo dõi thời gian từ trồng đến cuộn bắp của các giống cải bắp thí nghiệm ta thấy, các giống có thời gian từ trồng đến cuộn bắp dao động từ 48 – 53 ngày. Các giống Grand K-K.Cross và giống New Star.Cross có thời gian từ trồng đến cuốn bắp ngắn hơn so với giống đối chứng (KK.Cross: 52 ngày). Giống PN – 350 có thời gian từ trồng đến cuốn bắp là 53 ngày tương đương với đối chứng.

3.1.1.3. Thu hoạch

Khác với một số cây trồng khác thì cây rau có thời gian thu hoạch không cố định mà biến động tùy theo mục đích của người sản xuất và nhu cầu của thị trường.

Đối với cải bắp khi bắp cuộn chặt thì có thể thu hoạch, tùy vào nhu cầu của thị

trường, khi nào giá thị trường cao nhất thì thu hoạch.

Thời gian thu hoạch (thời gian sinh trưởng) của các giống cải bắp thí nghiệm biến động từ 85 – 95 ngày. Nhìn chung các giống đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung ngày. Trong đó, giống New Star.Cross có thời gian từ

trồng đến thu hoạch ngắn nhất (85 ngày), các giống còn lại đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung ngày, dao động từ 90 – 95 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)