Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 25 - 31)

Nước ta có lịch sử trồng rau từ rất lâu đời từ thời vua Hùng ta đã phát hiện thấy bầu bí trong vườn gia đình. Năm 1929, ở nước ta đã trồng rau cải trắng và khoai tây. Như vậy, nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm. Những năm trước

đây do nền kinh tế còn chưa phát triển nên sản xuất rau còn manh mún, biện pháp kĩ

thuật còn nhiều hạn chế…là những nguyên nhân làm cho diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng rau thấp chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, chưa xứng với tiềm năng vềđất đai, khí hậu, cùng với tính cần cù, ham học hỏi của dân ta.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam bắt đầu từ năm 1957, xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc. Giai đoạn 1960-1975 xuất khẩu tăng chậm do ảnh hưởng của chiến tranh. Từ 1976 xuất khẩu rau quả có xu hướng tăng nhanh vào thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu và đạt cực thịnh vào giai đoạn 1981-1985. Những năm 90 của thế kỷ XX xuất khẩu rau quả giảm mạnh do các thị trường truyền thống thay đổi. Giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam thường thấp hơn các nước khác. Từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả có xu hướng tăng lên khá ổn định.

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, người dân xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, Bắc Giang đã có tập quán trồng rau trái vụ. Tuy nhiên, phong trào khi đó còn nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều. Chỉ đến khoảng 5 - 7 năm trở lại đây, mô hình này mới thực sự cho thấy những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Năm 2001, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa, Đảng uỷ, UBND xã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là mở

rộng diện tích trồng rau trái vụ. Theo đó, UBND xã quy hoạch khu vực trồng rau trái vụ tại ba thôn: Đông Long, Khả Lý Thượng và thôn Kẻ với diện tích gần 30 ha. Nhiều người dân địa phương trước đó chỉ trồng lúa và một số loại hoa màu thông thường được sựđộng viên, khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông xã đã tích cực hưởng ứng trồng thêm rau trái vụ. Các loại rau được trồng xoay vòng quanh năm là rau cải sớm, bí hè thu và su hào sớm. Sản phẩm làm ra không phải lo tiêu thụ vì tư thương về tận địa phương thu mua. Bình quân các hộ trong xã có thểđạt thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm nhờ trồng rau trái vụ, cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó. Chia sẻ kinh nghiệm về nghề này, nhiều người trồng rau thâm niên ở Quảng Minh cho biết: sản xuất rau trái vụ không có nghĩa là mùa nào cũng trồng được bất cứ các loại mà phải dựa trên điều kiện thời tiết gần với

điều kiện yêu cầu của cây trồng chính vụ. Như mùa hè, với điều kiện bình thường thì không thể trồng được các loại rau cải bắp, su hào, súp lơ mà chỉ sản xuất súp lơ

sớm, cà chua muộn, hành sớm vào thời điểm trước hoặc sau chính vụ 1-2 tháng hay tăng vụ trong năm như trồng bí xanh vào vụ hè thu... Bên cạnh đó, rau trái vụ đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc công phu và sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn giống tới làm và xử lý đất. Để đạt hiệu quả cao, người nông dân phải như là "bác sĩ" của cây trồng, nhìn cây đoán bệnh và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Làm chủ kỹ

thuật, tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao là những yếu tố quan trọng để diện tích rau trái vụở Quảng Minh ngày càng mở rộng. Nếu như năm 2001, toàn xã mới có khoảng 30 ha đất trồng rau trái vụ thì đến nay đã lên tới 93 ha, thu nhập mỗi năm gần 18 tỷ đồng, chiếm 30% khoản thu từ sản xuất nông nghiệp toàn xã. UBND xã

đang tiếp tục khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng rau trái vụ lên khoảng 170 ha. Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch xây dựng một số mô hình điểm về trồng rau an toàn trong nhà lưới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Trồng rau trái vụ đã góp phần làm cho cuộc sống người dân Quảng Minh ngày càng cải thiện. Hiện nơi đây được nhiều người biết đến như một vùng quê trù phú với cơ sở hạ tầng

khang trang, những ngôi nhà cao tầng xây đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Có hơn 40% hộ dân trong xã có thu nhập 50 triệu

đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 7,3%. Có được kết quả đó một phần là do Quảng Minh đã tích cực đầu tư phát triển nghề trồng rau trái vụ.

Thị trường rau tươi ở Hà Nội Theo sở Công Thương Hà Nội, mạng lưới tổ

chức phân phối nông sản của Hà Nội bao gồm: 8 chợ bán buôn, 402 chợ bán lẻ, hầu hết các chợ đều có bán rau. Các chợ này nằm ở tất cả các quận, huyện. Năm 2009 có 44 siêu thị kinh doanh rau, 78 cửa hàng, quầy hàng rau, ngoài ra người bán rong rau có số lượng rất lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Công Thương đã cấp 122 giấy chứng nhận bán RAT trên toàn địa bàn thành phố, trong đó có 44 siêu thị đăng ký kinh doanh RAT, số còn lại là các cửa hàng và quầy hàng.

Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ rau của Hà Nội.

+ Thuận lợi: Có cơ sở hạ tầng, có tổ chức mạng lưới bán rau ở nhiều điểm nên rất thuận lợi cho cả người bán và người mua; Chủng loại rau rất phong phú đến từ

các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam,… giá cả hợp lý, nên Người tiêu dùng dễ mua rau với chi phí không lớn.

Hà Nội là một trong các thành phố lớn có nhiều điểm bán RAT nên Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với nguồn RAT tại các siêu thị, cửa hàng và quầy hàng.

+ Khó khăn: Do thành phố chưa tổ chức được đội ngũ quản lý thị trường đủ

mạnh để kiểm tra nguồn gốc rau và chưa có đủđiều kiện để kiểm tra chất lượng rau

đến từ các nguồn khác nhau nên Người tiêu dùng rất lo lắng vềđộ an toàn của rau; Do lượng điểm bán RAT còn phân bố chưa đều nên Người tiêu dùng ở một số

quận/phường khó tiếp cận được với nguồn RAT. Xu hướng phát triển mạng lưới phân phối rau ở Hà Nội, tăng cường các hệ thống phân phối hiện đại, hoàn thiện và nâng cao các chợ truyền thống phân bố hợp lý lại hệ thống chợ, dẹp chợ tam, chợ

cóc và từng bước xoá bỏ bán rong. Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng và VSATTP.

Thị trường rau tươi ở TP. HCM Theo sở Công Thương TP.HCM, mạng lưới tổ

Bình Điền và Hóc Môn; 238 chợ bán lẻ, hầu hết 14 các chợđều có bán rau. Các chợ

này nằm ở tất cả các quận, huyện. 78 siêu thị và hàng trăm cửa hàng kinh doanh rau. Nguồn hàng rau cung cấp cho thành phố chủ yếu đến từ Lâm Đồng 70% còn lại

đến từ các huyện ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn … và 1 số tỉnh miền Tây như

An Giang, Tiền Giang,…

Theo Sở Công thương TPHCM, quy hoạch phát triển hệ thống chợ giai đoạn 2009- 2015, thành phố sẽ giảm từ 238 chợ xuống còn 235 chợ, trong đó giảm chợ ở

khu vực nội thành để tăng chợở ngoại thành. Đối với siêu thị, hiện có 82 siêu thị sẽ

tăng lên 177 siêu thị; tăng Trung tâm thương mại từ 22 cũng tăng lên 163. UBND thành phố cũng định hướng phát triển các siêu thị tổng hợp để thay thế dần các chợ ở khu vực nội thành.

Nguồn: Sở Công thương Hà Nội- TP.HCM năm 2009

Hình 1.2: H thng siêu th và ch Hà Ni và TP. HCM năm 2009

Hiện tại, các chợ truyền thống đóng vai trò chủ yếu cung cấp rau xanh cho hầu hết các khách hàng phổ thông. Người tiêu dùng rất dễ mua được rau với giá cả hợp lý. Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng, VSATTP rất khó khăn ở các chợ truyền thống, trừ 1 số chợ đầu mối nông sản như Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn

(TP.HCM), chợ đầu mối phía Nam, Chợ đầu mối Dịch Vọng,… (Hà Nội) có tổ

chức kiểm soát chất lượng, VSATTP ngay tại chợ và có chế tài xử phạt vi phạm. Tổ chức mạng lưới phân phối rau an toàn có chất lượng cao được quan tâm chú ý và đã hình thành lên mạng lưới kinh doanh RAT, tuy nhiên điểm bán RAT còn phân bố chưa đều nên người tiêu dùng ở một số quận/phường khó tiếp cận được với nguồn RAT.

Theo Nguyễn Bằng An trong luận án tiến sĩ về “Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội” (2008)[29]: Do sản xuất rau được tiến hành chủ yếu tại các hộ nông dân. Xuất phát từ đặc điểm này, nên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hộ

mà họ chọn cho mình các giải pháp tiêu thụ rau khác nhau so cho có lợi nhất. Chính vì vậy, khi sản xuất chưa tập chung chuyên canh trên phạm vi rộng, đã hình thành nên nhiều kênh tiêu thụ. Đồng thời , bên cạnh rau sản xuất trong nước còn có nguồn rau nhập khẩu từ nước ngoài bổ sung cho nguồn rau cung cấp cho thị trường nội địa mà chủ yếu là các loại rau trái vụ như cà chua, cải bắp, cải bao…đến từ Trung Quốc

Hình 1.3: Sơđồ kênh phân phi rau tng quát ca Vit Nam

Hình thức tiêu thụ rau rất phong phú bao gồm: chợ, siêu thị, cửa hàng, bán rong, trong đó chợ là hình thức phổ biến và chủ yếu nhất. Cùng với hệ thống chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thực phẩm phát triển nhanh tạo ra một mạng lưới cung cấp rau xanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Theo thống kê của FAO tình hình sản suất rau của nước ta trong 5 năm gần

đây được thể hiện thông qua bảng 1.5 từ năm 2007- 2012

Từ bảng số liệu trên ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng trồng rau của nước ta trong 5 năm (2007 – 2014) đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về sự tăng diện tích trồng rau nhưng về năng suất lại tăng chậm thậm trí có những năm năng suất lại giảm xuống như năm 2008 và năm 2011 năng suất giảm 11,02 tấn/ha đến năm 2012 thì sản xuất đã được áp dụng công nghệ cao nên năng suất đã tăng lên 11,47 tấn/ha.

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau của Việt Nam từ năm 2007 – 2012 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2007 531,25 12,34 6.559,53 2008 529,85 11,07 6.202,39 2009 618,93 12,14 7.514,79 2010 644,94 11,46 7.392,49 2011 671,27 11,02 7.400,00 2012 680,00 11,47 7.800,00 (Nguồn: FAOSTAT, 2015)[31]

Do diện tích đất đai bị đô thị hóa ngày càng nhiều, diện tích trồng rau có xu hướng hẹp, mặt khác nghề trồng rau chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa

đầu tư nhiều về giống, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật…trong khi đó nhu cầu về rau ngày càng tăng, đặc biệt là rau an toàn, rau sạch, vấn đề đặt ra cho ngành trồng rau nước ta là phải tăng sản lượng mà không tăng diện tích do vậy phải đầu tư: Giống có nắng suất cao, phân bón, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, đưa những nghiên cứu vào

Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng cải bắp của Việt Nam năm 2007 – 2012 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ /ha) Sản lượng (Tấn)

2007 400,00 175,00 700,00 2008 426,12 174,67 744,33 2009 428,81 175,26 751,56 2010 471,51 176,78 805,28 2011 435,91 177,77 774,87 2012 450,00 174,44 785,00 (Nguồn FAOSTAT, 2015)[31]

Qua bảng 1.6 ta thấy rằng trồng rau cải được trồng với diện tích khá lớn ở Việt Nam tuy năng suất còn thấp hơn thế giới nhưng đã khá cao so với các nước ở khu vực châu phi. Về diện tích trồng tăng dần từ năm 2007 đến năm 2010 là 471,51 ha

đến năm 2012 thì diện tích này giảm xuống 450,00 ha do cơ cấu ngành nông nghiệp giảm xuống để đầu tư mặt bằng cho công nghiệp nhưng nói chung cây rau cải bắp là cây rau ưa chuộng của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)