Giải pháp tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 94)

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về đạo đức môi trƣờng cho tất cả mọi ngƣời đặc biệt là lồng ghép vào các chƣơng trình học đƣờng để giáo dục cho học sinh, sinh viên những thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trƣờng

hƣởng ứng công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Định kỳ tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng trên đài phát thanh của xã, huyện, phát động phong trào vệ sinh môi trƣờng, quét dọn đƣờng làng, ngõ xóm; tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trƣờng thông qua các buổi họp dân trong thôn, xóm; Nêu cao những tấm gƣơng về bảo vệ môi trƣờng và nên án các trƣờng hợp vi phạm đạo đức về môi trƣờng nói chung.

- UBND huyện Văn Lâm cần giao phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc về BVMT nói chung và quản lý các loại CTR nói riêng đến các cấp cơ sở, đồng thời kết hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến ngƣời dân, các cơ sở kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thải bỏ rác thải cuối cùng.

3.3.2. Giải pháp về c chế, chính sách quản lý

- Phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với các đơn vị trong hệ thống quản lý môi trƣờng nói chung và CTR nói riêng trên địa bàn tỉnh, huyện kể cả các đơn vị đƣợc ủy quyền trên cơ sở pháp luật quy định.

- Tăng cƣờng trao đổi thông tin, định kỳ tổ chức họp giao ban các ban ngành đoàn thể, các cơ quan quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh để kịp thời nắm bắt hiện trạng cũng nhƣ các trƣờng hợp gây ô nhiễm môi trƣờng để có kể hoạch xử lý đồng bộ.

- Khuyến khích việc xã hội hóa công tác vệ sinh môi trƣờng, xây dựng cơ chế ƣu đãi về vốn, thuế đất và các khoản chi phí khác đối với đơn vị đầu tƣ khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, huyện.

3.3.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Nhà nƣớc cần hạn chế việc thông qua và tiếp nhận các dự án đầu tƣ với công nghệ máy móc cũ kỹ, lạc hậu, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao trên địa bàn huyện.

- Yêu cầu và khuyến khích việc thực hiện sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện bằng việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhất phù hợp với điều kiện chi phí đầu tƣ của cơ sở.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Toàn huyện Văn Lâm có 11 xã, thị trấn gồm 85 thôn, phố với dân số trên 117.046 ngƣời trong đó có 84 tổ đội vệ sinh môi trƣờng (thôn Minh Khai – TT Nhƣ Quỳnh chƣa có tổ đội VSMT). Với vị trí địa lý thuận lợi đến nay huyện đã tiếp nhận gần 300 doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất, kinh doanh với diện tích thu hồi gần 1.000ha, có 18 làng nghề và có nghề với 1132 cơ sở sản xuất kinh doanh.

Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng cho thấy công tác quản lý chất thải rắn ở huyện Văn Lâm đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong khoảng 10 năm qua, tình trạng môi trƣờng đƣợc cải thiện hơn trƣớc.

Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện đã đƣợc chính quyền địa phƣơng các cấp quan tâm, thực hiện khá tốt và đồng bộ với các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý. Tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 75,44% trong giai đoạn 2013-2014. Dự báo đến năm 2025 lƣợng chất thải này phát sinh khoảng 93,4 tấn/ngày, tăng khoảng 2,23 lần so với năm 2014.

Đối với chất thải rắn công nghiệp, làng nghề mặc dù cũng đã đƣợc chính quyền địa phƣơng đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Tuy nhiên, do đặc thù cơ quan quản lý nhà nƣớc chỉ quản lý về thủ tục hành chính thông qua các biện pháp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở trong khi lực lƣợng quản lý môi trƣờng các cấp còn mỏng, chồng chéo, tần suất thực hiện thanh kiểm tra ít, thực hiện việc thu phí vệ sinh môi trƣờng chƣa hiệu quả dẫn đến hàng năm lƣợng chất thải này vẫn thƣờng xuyên đƣợc đổ, đốt gây ô nhiễm môi trƣờng và phát sinh chi phí vận chuyển, xử lý của địa phƣơng nhƣ ƣớc tính ít nhất 585.959.590đ/năm. Dự báo đến năm 2025 lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 209,19 tấn/ngày, chất thải rắn làng nghề phát sinh khoảng 60,3 tấn/ngày. Nếu chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là UBND huyện Văn Lâm không chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng quản lý chặt chẽ nguồn thải này sẽ ngày càng làm phát sinh thêm chi phí xử lý và tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng cục bộ tại địa phƣơng sẽ vẫn tiếp tục xảy ra.

Đối với chất thải rắn y tế đề tài đã đánh giá đƣợc hiện trạng phát sinh, thành phần và công tác thu gom, xử lý. Trong đó, việc thu gom về cơ bản đã đảm bảo theo quy định và đạt tỷ lệ 100% trong khi công tác xử lý còn nhiều bất cập. Đặc biệt là tại các trạm y tế các xã, thị trấn thƣờng xuyên đốt chất thải ngoài trời không đúng quy định. Dự báo đến năm 2025 lƣợng chất thải này tăng lên khoảng 225,53kg/ngày trên toàn địa bàn huyện Văn Lâm.

Từ những kết quả đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý một số chất thải rắn nói trên đề tài đã đề xuất đƣợc một số giải pháp tạm thời nhằm tăng cƣờng công tác quản lý đồng bộ, hiệu quả hơn các nguồn phát sinh chất thải rắn hiện tại và trong tƣơng lai.

2. Kiến nghị

Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên đề tài chƣa giải quyết triệt để đƣợc các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Văn Lâm.Tuy nhiên, để góp phần nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn và xử lý chất thải rắn nói chung và các loại chất thải rắn trong phạm vi đề tài nghiên cứu góp phần xây dựng huyện Văn Lâm có một môi trƣờng Xanh – Sạch – Đẹp trong tƣơng lai.

Đề tài kiến nghị cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhƣ cần quản lý chất thải rắn bền vững thông qua việc tăng cƣờng giảm thiểu tại nguồn; tái chế, tái sử dụng hợp lý và thân thiện môi trƣờng, huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng dân cƣ và tƣ nhân nhằm giảm lƣợng CTR phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa. Đồng thời từng bƣớc thực hiện chiến dịch theo mô hình 3R vì một môi trƣờng phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban kinh tế - Xã hội HĐND huyện Văn Lâm. Kết quả giám sát công tác quản lý, BVMT và xử lý chất thải năm 2013-2014.

2. Báo cáo của Sở y tế Hƣng Yên, 8/2012.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, 2006. “Dự án đầu tư xây dựng công trình khu xử lý chất thải Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên”.

4. Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, 2010. “Dự án đầu tư xây dựng công trình khu xử lý chất thải công nghiệp Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên”.

5. Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng quản lý CTNH ở vùng KTTĐ phía Nam, Viện Môi trƣờng và Tài nguyên Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2009.

6. Báo cáo Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt và chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở TNMT tỉnh Hƣng Yên 2013 – 2014.

7. Báo cáo tổng hợp của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2014.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tài liệu hội nghị bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn. Hà Nội 2008.

9. Bộ Tài nguyên & Môi Trƣờng. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội, 2011.

10.Chính Phủ. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Hà Nội, 2007.

11.Đặng Kim Cơ, 2004. Kỹ thuật môi trƣờng. NXB Khoa học kỹ thuật 2004. 12.Kết quả điều tra của dự án hợp tác giữa Bộ y tế và WHO, 2009.

13.Kết quả khảo sát của tác giả năm 2014.

14.Lê Thanh Nga. Viện Khoa học Quản lý Môi trƣờng - TCMT T2/2014 "Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại Đài Loan”.

15.Nguyễn Danh Sơn, 2010. Quản lý tổng hợp chất thải - Vấn đề và giải pháp chính sách ở nước ta. Viện Phát triển bền vững vùng Bắc bộ.

17.Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và nghị định hướng dẫn thi hành. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2007.

18.Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và nghị định hướng dẫn thi hành.

19.Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Hƣng Yên “Về việc phê duyệt đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải dân sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.

20.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣng Yên. Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2013.

21.Tổng hợp từ Sổ chủ nguồn thải do Sở TNMT cấp từ năm 2011-2014. 22.Tổng hợp từ trang http: www.env.go, jp.

23.Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014.

24.Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Báo cáo việc chấp hành pháp luật về BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Lâm, Số 119/BC-UBND ngày 04/11/2014.

25.Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Đề án quản lý và bảo vệ môi trường năm 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.

26.Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Niên giám thống kê huyên Văn Lâm, 2003 – 2013.

27.Ủy ban nhân dân tỉnh Hƣng Yên. Báo cáo quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.

28.Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trƣờng, 2006.

29.Viet L. H và ctv, 2009. Tạp chí Khoa học 2011:20a 39-50 Trường Đại học Cần Thơ 47.

PHỤ LỤC

I. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý CTR tại Việt Nam

Luật bảo vệ Môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Nay là Luật bảo vệ Môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 thay thế cho Luật bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP.

Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn; Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại; Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN&MT quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trƣờng làng nghề.

Thông tƣ số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về bảo vệ môi trƣờng khu kinh tế, KCN, KCX, KCNC.

Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 về việc ban hành quy định bảo vệ môi trƣờng tỉnh Hƣng Yên.

II. Hình ảnh về hiện trạng và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, CTRCN, CTRYT trên địa bàn huyện Văn Lâm

2. Hình ảnh về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH

Thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày

4. Hình ảnh đặc trƣng về một số chủng loại CTRCN tại các cơ sở sản xuất đƣợc khảo sát trên địa bàn huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)