Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 66 - 73)

Thực tế cho thấy trách nhiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn huyện chƣa đƣợc rõ ràng, chặt chẽ. Các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu quản lý về chất lƣợng môi trƣờng nhƣ khí thải, nƣớc thải thông qua báo cáo kết quả quan trắc môi trƣờng hàng năm và CTR sinh hoạt còn lại CTRCN thì hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm.

Việc quản lý chất thải rắn cơ bản do doanh nghiệp tự quản lý, thu gom và thuê các đơn vị xử lý CTR, số lƣợng phát sinh CTR do Công ty tự kê khai và định kỳ gửi báo cáo công tác thu gom, quản lý, xử lý CTR phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣng Yên 02 lần/năm thông qua sổ chủ nguồn thải đối với CTR nguy hại.

Ngoài ra, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện còn đƣợc quản lý thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, đề án chi tiết bảo vệ môi trƣờng đã đƣơc Sở tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt và bản cam kết bảo vệ môi trƣờng, đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản đối với dự án đƣợc UBND huyện phê duyệt thì lƣợng CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh này cơ bản đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị có chức năng.

Theo báo cáo tổng hợp của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2014 trên địa bàn huyện đã có 289 tổ chức, cơ sở, hộ gia đình thực hiện ký bản cam kết bảo vệ môi trƣờng và 47 tổ chức, cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh đăng ký đề án bảo vệ môi trƣờng do cấp có thẩm quyền phê duyệt trong tổng số 300 doanh nghiệp và hơn 1000 cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chƣa làm thủ tục xin cấp giấy phép về môi trƣờng tức là chƣa chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng thì chủ yếu đem bán lại cho đơn vị có nhu cầu mà chƣa đƣợc phân loại và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong khi đó, công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, hậu kiểm tra các đơn vị đƣợc cấp phép về môi trƣờng của các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện còn hạn chế. Thống kế từ năm 2008 – 2014 cho thấy có 85 đơn vị đã bị thanh, kiểm tra trong tổng số 300 doanh nghiệp và hơn 1000 cơ sở sx-kd, trong đó 36 doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, 49 cơ sở, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Kết quả kiểm tra cũng chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn, nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng nhƣ cam kết [1,6].

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, về mặt lý thuyết quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng trên địa bàn huyện đã có 336 tổ chức thực hiện theo quy định về bảo vệ môi trƣờng. Song thực tế cho thấy cả các doanh nghiệp, tổ chức đã đƣợc cấp phép lẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chƣa đƣợc cấp phép lƣợng chất thải rắn này đi về đâu và quản lý nhƣ thế

nào là do doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự kê khai và ký hợp đồng với đơn vị thu gom hoặc đốt, thải bỏ ngoài môi trƣờng mà chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, hiện có 9 đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, trong đó có 7 đơn vị chỉ thu gom, vận chuyển và 2 đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý, cụ thể tại bảng 2.9 dƣới đây.

Bảng 2.10. Danh mục các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý CTR [6].

TT Tên đơn vị Địa chỉ

I Các đ n vị ch thu gom v n chuyển

1 Cty TNHH SX&TM Trung Thành Huyện Yên Mỹ 2 Cty TNHH Anh Tƣờng Huyện Mỹ Hào 3 Cty Môi trƣờng và dịch vụ Mỹ Hào Huyện Mỹ Hào 4 Cty TNHH SX&TM Thanh Tùng Thành phố Hƣng Yên 5 Cty TNHH Mỹ An Thành phố Hƣng Yên 6 Cty Môi trƣờng Bình Minh Long Biên – Hà Nôi 7 Cty Cổ phần TM và Đầu tƣ DUJIN Tân Quang - Văn Lâm

II Các đ n vị v a thu gom, v n chuyển và xử lý

8 Cty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh

P. Quang Trung, Thành phố Hải Dƣơng 9 Cty Cổ phần MTĐT, công nghiệp Đại Đồng –

URENCO 11

Đại Đồng – Văn Lâm

Thực tế cho thấy trong 09 đơn vị đƣợc cấp phép hành nghề về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên và thƣờng xuyên ký hợp đồng thu gom với các đơn vị phát sinh chất thải trên địa bàn huyện Văn Lâm thì chỉ có 02 đơn vị có chức năng xử lý dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý chất thải trong quá trình xử lý.

Ngoài ra, theo kết quả rà soát cho thấy đối với các KCN, CCN đã đi vào hoạt động hiện tại chỉ có KCN Phố Nối A có bố trí khu lƣu trữ CTR trong KCN với quy mô diện tích khoảng 200 m2, còn lại các CCN khác không bố trí khu lƣu trữ CTR.

Việc bố trí khu lƣu trữ CTR tập trung tại KCN Phố Nối A về cơ bản đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu gom tập trung CTR công nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp phát sinh lƣợng CTR nguy hại nhỏ hơn 120kg/năm. Tuy không phải đăng ký sổ chủ nguồn thải nhƣng việc quản lý vẫn phải theo quy định quản lý CTR nguy hại, do đó việc lƣu trữ không đƣợc vƣợt quá 6 tháng, nhƣng lƣợng phát sinh nhỏ nên các chủ thu gom, vận chuyển và xử lý thƣờng không nhận thu gom, vận chuyển hoặc phải ký hợp đồng nguyên tắc và phải chịu một khoản chi phí lớn so với lƣợng chất thải phát sinh, dẫn đến tình trạng các đơn vị tự bán, cho các ve chai, đơn vị mua bán phế liệu, phế thải nhỏ lẻ phần còn lại tự ý đổ, đốt trong khuôn viên cơ sở hoặc ven các trục đƣờng giao thông…

Có địa điểm tập kết sẽ giúp cho những doanh nghiệp có lƣợng CTRNH nhỏ cùng chuyển tới một điểm tập kết, lƣu trữ tập trung thành khối lƣợng lớn và có thể dễ dàng thuê đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.

Hình 2.4. Khu lƣu trữ CTR công nghiệp trong KCN Phố Nối A

Hiện nay, trong toàn tỉnh chỉ có KXL CTR tại huyện Văn Lâm do URENCO 11 quản lý thực hiện có chức năng xử lý CTR công nghiệp, chất thải nguy hại. Khối lƣợng CTRCN đƣợc Công ty Cổ phần Môi trƣờng Đô thị, CN Đại Đồng URENCO 11 xử lý hiện đạt tổng công suất là 103 tấn/ngày, trong đó các KCN, CNN, các cơ sở sản xuất khác trên địa bàn huyện Văn Lâm khoảng 2,8 tấn/ngày đáp ứng đƣợc

khoảng 22% lƣợng CTRCN phát sinh trên địa bàn toàn huyện. Còn lại sẽ do các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý khác đảm nhận, một phần đƣợc đổ lẫn CTRSH tại địa phƣơng hoặc thải bỏ, đốt ngoài môi trƣờng.

Bảng 2.11. Lượng CTRCN trên địa bàn huyện Văn Lâm [4,27].

Stt Loại chất thải PP xử lý Khối lƣợng (Tấn/năm) 2012 2013 2014 1 CTR công nghiệp Chôn lấp 9.900 10.593 11.319 Nghiền nhỏ, hóa rắn Thiêu đốt Tái chế Tổng cộng 9.900 10.593 11.319

Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cũng nhƣ huyện Văn Lâm bao gồm một số công nghệ chính: tái chế, đốt, đóng rắn và lƣu trữ chất thải. Đơn vị duy nhất có chức năng xử lý CTR nguy hại nằm trên địa bàn huyện là URENCO 11 với các phƣơng pháp xử lý sau:

- Chôn lấp: ô chôn lấp CTR hợp vệ sinh công suất < 500 tấn/ngày (ô chôn lấp số 1A và 1B).

- Hóa rắn: hệ thống hóa rắn CTRCN tổng công suất 3.000kg/h. - Thiêu đốt: lò đốt CTNH kiểu URL – 1.000 công suất 420kg/h. - Tái chế: xƣởng tái chế hạt nhựa từ nylon thải công suất 0,5 tấn/ngày.

- Các hệ thống sơ chế (tiền xử lý) nhƣ: xúc rửa bao bì nhiễm CTNH (công suất 160 kg/h), tẩy rửa phoi kim loại nhiễm dầu (công suất 150 kg/h), thiết bị nghiền bóng đèn huỳnh quang (công suất 10 kg/h), dây chuyền phá dỡ phân loại chất thải điện tử (công suất 100 kg/h) [3,4,13].

Hình 2.5. Lƣu giữ CTRCN nguy hại tại KXL CTR Đại Đồng, Văn Lâm

Hình 2.6. Lƣu giữ và đ ng rắn bùn thải nguy hại

Trong khi đó các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình hoặc các cơ sở ở các làng nghề kể cả những cơ sở đã đƣợc xác nhận cam kết về bảo vệ môi trƣờng hoặc đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản thì lƣợng CTR sản xuất, công nghiệp phát sinh sau khi đã tận dụng, tái sử dụng có thể đƣợc thu gom thông qua tổ đội vệ sinh môi trƣờng hoặc các cơ sở hộ gia đình chủ động thu gom và tập kết tại các bãi tập kết của địa phƣơng chủ yếu bằng xe đẩy tay, xe cải tiến, xe ngựa và xe công nông…Tuy nhiên, lƣợng CTR này một phần đƣợc đổ chung với CTR sinh hoạt của địa phƣơng và đƣợc vận chuyển đến khu xử lý chất thải Urenco 11 thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm để xử lý. Phần lớn còn lại đƣợc đổ lẫn CTRSH, đốt tự phát gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và cảnh quan cũng nhƣ sinh hoạt của ngƣời dân và phát sinh chi phí cho địa phƣơng trong quá trình xử lý CTRSH.

Theo ƣớc tính lƣợng CTRCN đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định trên địa bàn huyện Văn Lâm chiếm khoảng 66% trong tổng số lƣợng CTRCN phát sinh và tập trung thu gom tại các K/CCN là chủ yếu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hiện vẫn lƣu chứa tại cơ sở. Các đơn vị có chức năng chịu trách nhiệm

thu gom, vận chuyển chất thải về khu xử lý.

Hiện tại, CTRCN đƣợc thu gom, xử lý tại khu xử lý chất thải Đại Đồng Urenco 11 là khoảng 72,8 tấn/tháng còn lại do một số công ty xử lý khác hoạt động trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên thu gom, xử lý. Nhƣ vậy, năng lực xử lý chất thải từ Urenco 11 đạt 22% tổng số lƣợng phát sinh CTRCN trên địa bàn huyện, các đơn vị khác có chức năng thu gom, xử lý CT chiếm khoảng 44%.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Văn Lâm chỉ quản lý và giám sát các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán trên địa bàn; còn các nhà máy trong K/CCN do Ban quản lý các KCN (đƣợc UBND cấp huyện Ủy quyền), Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hƣng Yên quản lý gây khó khăn cho công tác kiểm soát, giám sát chất thải trên địa bàn huyện.

Nhƣ vậy, tình hình thu gom, xử lý CTRCN trên địa bàn huyện Văn Lâm còn có nhiều bất cập, khó khăn và vƣớng mắc, chƣa thể đƣợc giải quyết ngay. Chất thải rắn công nghiệp vẫn còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí cục bộ trên một số địa bàn cụ thể nhƣ: khu vực cầu vƣợt thuộc địa phận xã Trƣng Trắc, xã Lạc Hồng, khu vực giáp ranh giữa xã Minh Hải và xã Chỉ Đạo, Khu vực Làng nghề Minh Khai...đồng thời cũng làm phát sinh chi phí cho xử lý rác thải của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)