Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 50)

Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Lâm với dân số trên 117.046 ngƣời và một lƣợng lớn dân số cơ học (lao động, học sinh, sinh viên...) sinh sống, làm việc (01 trƣờng Đại học, 01 trƣờng Cao Đẳng và gần 300 doanh nghiệp đầu tƣ thuê đất sản xuất, kinh doanh) và nhiều làng nghề truyền thống, làng có nghề phát triển, các khu trung tâm thƣơng mại, chợ...thì lƣợng rác thải dân sinh phát sinh là rất lớn.

Thành phần rác thải này bao gồm rau quả, củ thừa hƣ hỏng, thực phẩm, giấy, nhựa, gỗ thủy tinh,…Ngoài ra còn có lƣợng rác thải phát sinh từ các chợ, đƣờng phố, ngõ

xóm, khu vui chơi giải trí… đƣợc thu gom và vận chuyển cùng với rác thải sinh hoạt.

Theo báo cáo QHQL CTR tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025 cho thấy lƣợng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn bình quân trên đầu ngƣời dao động trong khoảng 0,35 - 0,5 kg/ngƣời/ngày, tỷ lệ này phát sinh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng trong tỉnh. Tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 400,87 tấn/ngày. Trong đó, huyện Văn Lâm phát sinh khoảng 49,85 tấn/ngày.

Bảng 2.2. Khối lượng CTRSH phát sinh tại huyện Văn Lâm [27].

Đơn vị: tấn/ngày

Khối lƣợng CTRSH phát sinh

Đô thị Nông thôn Tổng cộng

11,26 38,59 49,85

2.2.1.2. Thành phần và khối lượng.

Theo số liệu khảo sát và thống kê qua nhiều năm từ năm 2010-2013 của phòng Tài nguyên & Môi trƣờng huyện Văn Lâm cùng với Công ty Urenco 11 trên địa bàn huyện Văn Lâm cho thấy thành phần CTRSH nhƣ sau:

Bảng 2.3. Thành phần CTRSH huyện Văn Lâm [3,4,7].

STT Thành phần Tỷ lệ

(% khối lƣợng)

1 Chất hữu cơ có thể làm phân vi sinh 39,0 2 Cao su, chất dẻo và nylon…. 17,0 3 Gạch đá, tạp chất trơ 12,0 4 Thuỷ tinh, sành sứ 4,05 5 Kim loại, vỏ lon 2,7 6 Đất cát và chất khác 25,25

Qua bảng số liệu cho ta thấy hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm thành phần CTRSH tập trung chủ yếu vào một số thành phần chính và cơ bản là đồng nhất với thành phần CTRSH của cả nƣớc. Trong đó, thành phần chất hữu cơ chiếm 39% thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc (tỷ lệ trung bình của cả nƣớc là 50-60% chất hữu cơ).

2.2.1.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trên địa bàn huyện Văn Lâm đang duy trì 03 hình thức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đƣợc thực hiện bởi các tổ đội vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn các xã, thị trấn và Công ty Urenco 11 thực hiện. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì và phối hợp với chính quyền địa phƣơng các thôn, xã, thị trấn trong việc xây dựng quy chế hoạt động, phổ biến quy định tổ chức thu phí vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn và tổ chức giám sát, nghiệm thu việc thực hiện thu gom rác thải [25]. Cụ thể nhƣ sau:

- Hinh thức thu gom thứ 1 (Thu gom hàng ngày): Từ năm 2013 huyện Văn Lâm đã thực hiện Đề án thu gom rác thải hàng ngày tại các khối cơ quan hành chính của huyện và trên địa bàn 05 xã, thị trấn (Nhƣ Quỳnh, Đình Dù, Trƣng Trắc, Lạc Hồng, Lạc Đạo) có các tuyến đƣờng thuận tiện cho việc thu gom nhƣ dọc hai bên Quốc Lộ 5A, đƣờng tỉnh lộ 385- đƣờng trục huyện, với tần xuất cụ thể vào thứ 3, 5 và 7 hàng tuần.

Đối với khối cơ quan hành chính trên địa bàn huyện đƣợc trang bị thiết bị chứa đựng rác dung tích 240lit bằng vật liệu composite để thu gom, tập kết rác thải sau đó hàng tuần vào ngày thứ 7 cán bộ phụ trách hoặc bảo vệ khối cơ quan sẽ phối hợp với tổ thu gom vận chuyển của Urenco 11 đƣa về khu xử lý chất thải Đại Đồng.

Đối với 05 xã, các tổ đội vệ sinh môi trƣờng của các xã, thị trấn sử dụng xe thu gom đẩy tay chuyên dụng dung dích 0,5m3

đã đƣợc UBND huyên trang bị để thu gom rác thải dân sinh từ các hộ gia đình, cụm dân cƣ với tần suất 3lần/tuần, sau đó tập kết tại các vị trí thuận tiện giao thông, phù hợp đã đƣợc định tuyến trƣớc để xe cuốn ép chuyên dụng của Công ty Urenco 11 cuốn ép, vận chuyển về Khu xử lý chất thải Đại Đồng để xử lý.

- Hình thức thứ 2 (Vận chuyển rác thải từ các điểm đặt thùng lớn dạng container): Hiện nay, huyện Văn Lâm đang duy trì hoạt động của 28 điểm đặt thùng trên địa bàn 11 xã, thị trấn với dung tích chứa của mỗi thùng là 6m3

và 20m3 tùy vào từng vị trí điểm đặt, hoạt động cụ thể nhƣ sau: Các tổ đội vệ sinh môi trƣờng tại các, xã, thị trấn tổ chức thu gom, vận chuyển và tập kết rác thải từ nguồn phát sinh về điểm đặt thùng bằng các phƣơng tiện nhƣ xe công nông, xe bò, xe đẩy tay chuyên dụng, xe ngựa...định kỳ cuối tuần hoặc khi điểm container đƣợc phủ đầy thì Urenco 11 sẽ tiến hành vận chuyển về khu xử lý chất thải Đại Đồng để xử lý theo quy định.

- Hình thức thư 3 (thu gom rác thải tồn đọng): Đây là lƣợng rác thải tồn đọng đƣợc đổ bỏ bừa bãi tại một số vị trí trên địa bàn huyện (ven đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, ao hồ ven làng…). Lƣợng rác thải do không đƣợc tập kết đúng nơi quy định một phần là do các hộ gia đình cá nhân phát sinh rác thải không nộp phí vệ sinh cho tổ đội vệ sinh môi trƣờng mà chủ động vứt bỏ bừa bãi, phần khác là do chính các tổ đội vệ sinh môi trƣờng mặc dù đã thu gom tại các hộ gia đình nhƣng lại không đổ vào điểm tập kết theo quy định tại các điểm đặt thùng (do các điểm đặt thùng lúc này đã bị đầy mà chƣa kịp vận chuyển). Một phần là do một số tổ chức, doanh nghiệp đổ bỏ bừa bãi rác thải công nghiệp, rác thải sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm môi trƣờng và phát sinh chi phí vận chuyển và xử lý của địa phƣơng.

Lƣợng rác thải này chủ yếu đƣợc bố trí thu gom, vận chuyển về Công ty Urenco 11 xử lý vào các dịp (dịp tết nguyên đáng, tết dƣơng lịch, kỷ niệm 30/4, 01/5, 02/9, dịp ngày môi trƣờng thế giới hoặc theo phản ánh của các nhà đài, báo chí…).

Bảng 2.4. Khối lượng CTRSH thu gom theo 03 hình thức tại huyện Văn Lâm [7,16].

STT Phƣơng

pháp xử lý Hình thức thu gom

Khối lƣợng thu gom (tấn) 2012 2013 2014 1 Chôn lấp Tại các điểm đặt thùng (container) 5690,42 10971,11 11213,69 2 Hàng ngày 301,63 1195,93 2514,15 3 Tồn đọng 2969,95 1247,71 1330,33 Tổng cộng 8962 13414,75 15058,17

Qua bảng trên có thể thấy rằng năm 2012 lƣợng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm đƣợc vận chuyển về khu xử lý chất thải Đại Đồng trung bình là 24,55 tấn/ngày đạt 49,25% trong đó có 16,32% rác thải tồn đọng, năm 2013 là 36,75 tấn/ngày đạt 73,72% trong đó có 6,85% rác thải tồn đọng, năm 2014 là 41,25 tấn/ngày đạt 82,75% trong đó có 7,31% rác thải tồn đọng trong tổng lƣợng chất thải sinh hoạt phát sinh.

Hình 2.2. Biểu đồ hiện trạng thu gom CTRSH tại huyện Văn Lâm [7,13,16].

Theo quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Hƣng Yên về việc phê duyệt đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải dân sinh trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên thì việc hàng năm phát sinh lƣợng rác thải tồn đọng này đã làm phát sinh chi phí của địa phƣơng cho vận chuyển và xử lý ƣớc tính khoảng 1330 tấn (năm 2014) với đơn giá 441.323đồng/tấn sẽ phát sinh chi phí khoảng 586.959.590đ/năm.

Bảng 2.5. Đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tỉnh Hưng Yên [19].

TT Danh mục công việc Đơn giá

(đồng/tấn)

1 Xúc rác tại địa điểm phát sinh lên xe ô tô bằng cơ giới 29,068 2 Vận chuyển rác bằng xe tải cự ly từ 11 - 20Km 170,789

3

Xử lý chôn lấp rác, nƣớc rỉ rác tại khu xử lý chất thải Đại

Đồng 241,466

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy thực tế lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh, hiện trạng thu gom, vận chuyển cũng nhƣ công tác xử lý đã đƣợc tỉnh, huyện quan tâm đầu tƣ và đạt tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt khoảng 75,44% với công nghệ chính là chôn lấp hoàn toàn trên địa bàn huyện mà không sử dụng các phƣơng pháp xử lý khác (thiêu đốt, chế biến phân hữu cơ...) hoặc vận chuyển đến nơi khác để xử lý theo quy định (không tính đến rác thải dân sinh trên địa bàn thôn Minh Khai).

- Nguồn kinh phí cho việc thu gom từ các hộ gia đình phát sinh chất thải đƣợc UBND huyện, xã, thị trấn giao cho các tổ đội vệ sinh môi trƣờng thực hiện thu phí theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Hƣng Yên về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên và theo đặc thù của từng xã, thị trấn. Trong đó, mức phí dao động trong khoảng từ 1.500đ-5000đ/ngƣời/tháng. Với mức phí này về cơ bản đã đảm bảo cho các tổ đội vệ sinh môi trƣờng hoạt động hiệu quả. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc vận chuyển, xử lý từ các điểm tập kết của địa phƣơng về khu xử lý chất thải Đại Đồng đƣợc UBND tỉnh, huyện phân bổ hàng năm phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xây dựng điểm đặt thùng (dạng container 6 và 20 m3) tập kết rác thải và bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt quy mô cấp thôn hoặc xã; mua sắm phƣơng tiện, trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động, hỗ trợ chế phẩm sinh học phục vụ cho công tác bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn từ 2008 - 2015 là 32.870 triệu đồng [16]. Trong đó đã xây dựng đƣợc 02 bãi xử lý chôn lấp rác quy mô cấp thôn (01 bãi 2000m2, 01 bãi 600 m2) và 28 điểm tập kết CTRSH dạng container dung tích chứa 6m3

và 20m3, trang bị đƣợc 351 xe đẩy rác chuyên dụng, xe bò cải tiến cho 84 tổ đội vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn 11 xã, thị trấn (thôn Minh Khai chƣa có tổ đội vệ sinh môi trƣờng).

- Tổ chức quản lý: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng hiện là cơ quan pháp lý giúp UBND huyện quản lý về môi trƣờng và đất đai trên địa bàn huyện. Trong đó phòng có 02 công chức và 01 cán bộ hợp đồng phụ trách công tác môi trƣờng, thƣờng xuyên theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình và tham mƣa cho phòng, UBND

huyện chỉ đạo kịp thời các xã, thị trấn trong công tác thu gom rác thải dân sinh hàng ngày và quản lý môi trƣờng nói chung.

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm [25].

2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

2.2.2.1. Hiện trạng phát sinh CTR công nghiệp

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Hƣng Yên, huyện Văn Lâm đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Dấu hiệu rõ nhất chính là việc xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện. Thực tế này đã ảnh hƣởng không ít tới cảnh quan môi trƣờng nơi đây, đồng thời cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống dân cƣ tại địa phƣơng. UBND huyện (Chủ tịch huyện) Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Công ty Cổ phần Môi trƣờng Đô thị và Công nghiệp 11-Urenco 11 UBND xã (cán bộ môi trƣờng)

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Văn Lâm qua các năm cho thấy thời điểm năm 2006 toàn huyện có khoảng 160 doanh nghiệp đầu tƣ vào địa bàn huyện. Ngoài ra, còn có các cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh...Hàng ngày các hoạt động sản xuất tại đây đã thải ra một lƣợng lớn chất thải trong đó có nhiều loại chất thải rắn khác nhau [7].

Từ năm 2013 đến nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Hƣng Yên nói chung và Văn Lâm nói riêng các KCN, CNN và các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy mô hoạt động đƣợc mở rộng và phát triển nhanh chóng với khoảng 300 doanh nghiệp [7]. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hƣng Yên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 KCN tập trung với tổng diện tích 3.684,6 ha đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận đƣa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nƣớc. Trong đó, huyện Văn Lâm có 01 KCN và 03 CCN. Một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của huyện, tỉnh, mặt khác cũng tạo ra một lƣợng lớn CTRCN, chất thải sản xuất. Việc thải bỏ một cách bừa bãi, thiếu sự quản lý đồng nhất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền các chất thải là một trong những nguyên nhân gây tổn hại cho môi trƣờng, làm ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân trong khu vực.

Bảng 2.6. Danh sách các KCN, CCN trên địa bàn huyện Văn Lâm [27].

TT Huyện Văn Lâm

Quy mô (ha) Diện tích đất CN có thể cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đấy (%) 2011- 2015 2016- 2020 2021- 2025 1 KCN đã xây dựng và đi vào hoạt động KCN Phố Nối A hiện trạng 390 390 390 278,4 81,85 KCN Phố Nối A mở rộng 204 204 204 143,5 21,42 2 3 CCN (Nhƣ Quỳnh, Tân Quang, Chỉ Đạo) 292,907 292,907 292,907 277,247

Kết quả khảo sát và tổng hợp số liệu từ các sở, ban, ngành, có liên quan trong tỉnh đã xác định đƣợc các nguồn gây phát sinh chất thải rắn công nghiệp chính trên địa bàn huyện Văn Lâm bao gồm:

- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống;

- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD); - Ngành công nghiệp dệt may và da giày;

- Ngành công nghiệp cơ khí;

- Ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ; - Ngành công nghiệp in, sao bản ghi;

- Ngành công nghiệp nhựa;

- Ngành công nghiệp ô tô, xe máy;

- Và một số ngành công nghiệp khác nhƣ: sản xuất sản phẩm điện tử, máy móc,…

2.2.2.2. Đặc điểm, thành phần và khối lượng CTRCN

Đặc điểm CTR công nghiệp trên địa bàn huyện

Đặc điểm của CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm về cơ bản cũng giống nhƣ các địa phƣơng phát triển công nghiệp khác là có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại cao, thành phần CTR khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp. Các thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, cao su, thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ than, kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cƣa, plastic, nilon,...Trong đó thành phần của CTNH thƣờng gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu; bùn của quá trình xử lý nƣớc thải; bao bì nhựa hóa chất, dung môi, pin, ắc quy, cặn dầu thải, chất dễ cháy, bóng đèn huỳnh quang...

Bảng 2.7. Đặc điểm CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm [13].

STT Các ngành sản xuất Thành phần CTR

1 Gia công chế tạo cơ khí Kim loại phế liệu, các bavia, mẩu vụn kim loại do quá trình gia công cơ khí thải ra 2 Chế biến thực phẩm, thức ăn

gia súc

Chất hữu cơ, xỉ than, bao bì

3 Sản xuất nƣớc giải khát Chai lọ vỡ, Xỉ than,vỏ hoa quả và cặn bã 4 Sản xuất bao bì giấy các loại Vụn carton , bao bì hỏng, nilon, hóa chất... 5 Vật liệu xây dựng (gốm sứ,

gạch...)

Xỉ than, nguyên vật liệu rơi vãi, bị hỏng

6 Công nghiệp dệt - may Xỉ than, vải vụn, bao bì đựng hóa chất, phụ gia, bùn thải từ hệ thống xử lý nƣớc thải

7 Sản xuất thuốc thú y, dƣợc phẩm

Thùng, bìa carton, vỏ con nhộng, hộp giấy, lọ nhựa, lọ thủy tinh...

Ngoài những loại CTR chính kể trên còn một số lƣợng CTR sinh hoạt nhỏ phát sinh tại các cơ sở sản xuất đƣợc thể hiện trọng bảng 2.8.

Bảng 2.8. Kết quảtổng hợp, khảo sát CTRCN tại một số Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm năm 2014 [13,21].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)