Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng tới sức khỏe cộng đồng. Trong đó phải kể đến các tác động của chất thải rắn đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, sức khỏe con ngƣời và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hình 1.2. Sơ đồ các tác động của CTR tới con ngƣời và môi trƣờng Ô nhiễm môi trƣờng không khí: bụi, SO2, NOx, CO, H2S, hơi khí độc CTR sinh hoạt CTR công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại CTR Làng nghề Con ngƣời, động thực vật: Ăn uống, hít thở, tiếp xúc qua da dẫn đến viêm nhiễm, ung thư, quái thai …
Thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế, đốt, làm phân hữu cơ, chon lấp CTR
(Nước rác:PH, kim loại nặng, chất hữu cơ) Gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt Gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ngầm Gây ô nhiễm môi trƣờng đất
Tác động của CTR đối với môi trƣờng
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chƣa đƣợc phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phƣơng tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chƣa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu dân cƣ. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều có thể dẫn đến gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn
Các chất thải rắn có thể đƣợc tích lũy dƣới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trƣờng. Chất thải xây dựng nhƣ gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng nhƣ chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thƣờng có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nƣớc uống, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nƣớc rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trƣờng cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.
Bảng 1.8. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong năm mẫu đất tại hai bãi rác [28].
Địa điểm
Số trứng giun trong mẫu đất (trứng/100g)
Số Coliform trong mẫu đất (khuẩn lạc/10 g) Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Bãi rác Lạng Sơn 5 15 40 2.000.000 Bãi rác Nam Sơn 8 120 300 20.000.000
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng túi nilon là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trƣờng phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới đƣợc phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân huỷ không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp. Sự tồn tại của nó trong môi trƣờng sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đất bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ đƣợc nƣớc, chất dinh dƣỡng…
- Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn
CTR không đƣợc thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, làm tắc nghẽn đƣờng nƣớc lƣu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nƣớc với không khí dẫn tới giảm DO trong nƣớc. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nƣớc gây mùi hôi thối, gây phú dƣỡng nguồn nƣớc làm cho thủy sinh vật trong nguồn nƣớc mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nƣớc thành màu đen, có mùi khó chịu.
Thông thƣờng các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đƣờng ống, kênh rạch thu gom nƣớc thải và các bể chứa nƣớc rác để xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không đƣợc xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nƣớc rò rỉ từ bãi rác đƣợc thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nƣớc đáng kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nƣớc rỉ rác có chứa hàm lƣợng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không đƣợc thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nƣớc dƣới đất gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nghiêm trọng
Tác động của CTR đối với sức khỏe ngƣời dân
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trƣờng mà còn ảnh hƣởng rất lớn tới sức khoẻ con ngƣời, đặc biệt đối với ngƣời dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Ngƣời dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xƣơng khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ ngƣời ốm và mắc các bệnh nhƣ tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hƣởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hƣởng.
Hiện tại chƣa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hƣởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những ngƣời làm nghề nhặt rác thải. Những ngƣời này thƣờng xuyên phải chịu ảnh hƣởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thƣờng gặp ở đối tƣợng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đƣờng ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con ngƣời (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm nhƣ AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xƣớc vào tay chân,... Một vấn đề cần đƣợc quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những ngƣời làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng.
Hai thành phần chất thải rắn đƣợc liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng nhƣ trong mô tế bào động vật, nguồn nƣớc và tồn tại bền vững trong môi trƣờng gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con ngƣời nhƣ vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thƣ và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...