- Chính quyền địa phƣơng (UBND huyện, xã, thị trấn) cần tiếp tục duy trì việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo 3 hình thức nhƣ đã thực hiện trong đó cần nêu cao hơn nữa vai trò trách nhiệm cũng nhƣ sự ủng hộ của ngƣời dân trong việc thu và nộp đủ phí theo quyết định của UBND tỉnh cũng nhƣ đặc thù của địa phƣơng để tránh những trƣờng hợp không nộp phí sẽ tự ý vứt bỏ bừa bãi rác thải.
- UBND huyện giao phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản pháp luật của Bộ Tài nguyền, UBND tỉnh về BVMT nói chung và quản lý CTRSH nói riêng đến các cấp cơ sở, kết hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến ngƣời dân, các cơ sở kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngƣời dân đối với việc phát sinh và quản lý CTR sinh hoạt.
- Đối với những xã, thị trấn có đặc thù có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tái chế chất thải nhƣ thôn Minh Khai – TT Nhƣ Quỳnh cần thành lập ngay tổ vệ sinh môi trƣờng đặc thù hoặc tổ dịch vụ môi trƣờng hoạt động dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phƣơng để tiến hành thu gom, phân loại, vận chuyển về khu xử lý. Trong đó, do đặc thù phát sinh nhiều chất thải rắn dạng phế liệu nhựa phải thu phí theo quyết định 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 là 150.000đ/1m3 lƣợng rác thải (Không tính lƣợng rác thải nguy hại) để phục vụ công tác xử lý theo hƣớng đốt chất thải.
- Tại các xã, thị trấn phát sinh nhiều chất thải rắn hoặc có nhiều cơ sở sx nhỏ lẻ phải tăng cƣờng việc kiểm tra việc đổ rác đúng quy định. Chủ động xử lý, xử phạt theo nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng hoặc kịp thời báo cáo lên cấp trên để xử lý theo quy định đối với các trƣờng hợp vi phạm.
3.2.2. Giải pháp quản lý CTR t các làng nghề, cssx trong và ngoài K/CCN
- Đối với chất thải rắn làng nghề và có nghề do đặc thù nhỏ lẻ, đan xen trong các khu dân cƣ vì vậy cần thiết phải quy hoạch, bố trí các điểm tập kết CTR làng nghề cần căn cứ vào quy mô làng nghề, đặc tính xả thải CTR của làng nghề và phạm vi của các nhóm làng gần nhau.
Đối với thành phần CTR thông thƣờng chính quyền địa phƣơng cần tạo điều kiện cho các cơ sở chú trọng kết hợp với các điểm tập kết CTR sinh hoạt nông thôn, còn đối với thành phần nguy hại không xác định điểm tập kết mà các hộ gia đình cần lƣu giữ vào các thiết bị chuyên dụng, sau đó hợp đồng với các đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển. Đối với thành phần có thể tái chế, tái sử dụng bán cho các cơ sở tái chế hoặc tận dụng.
Từ các căn cứ trên có thể đề xuất các điểm tập kết tạm thời chất thải rắn làng nghề cho một số làng nghề chính nhƣ sau:
Bảng 3.6. Đề xuất điểm tập kết tạm thời CTR làng nghề huyện Văn Lâm
TT Điểm tập kết Phạm vi phục vụ
1 Thôn Ngọc, xã Lạc Đạo Các làng nghề mộc trong xã
2 Thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang Làng nghề may da và làng nghề chế biến bóng bì
3 Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo Các làng nghề tái chế kim loại (tạm thời trong thời gian làng nghề còn hoạt động).
4 Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai Làng nghề Minh khai và các cở tái chế lân cận.
Về tuyến vận chuyển CTR cần kết hợp với vận chuyển CTR sinh hoạt nông thôn về nơi xử lý.
Ngoài ra, để tăng cƣờng hiệu quả thu gom, vận chuyển CTR làng nghề, cần đầu tƣ trang bị đầy đủ các hợp phần từ công đoạn phân loại, lƣu giữ đến chu trình thu gom, vẫn chuyển và xử lý CTR làng nghề:
+ Thiết bị lƣu giữ: Sử dụng bao gói, túi, thùng, bể... để lƣu giữ CTR tại các nguồn phát sinh.
+ Thiết bị thu gom: Có thể dùng các xe đẩy tay, công nông ... trong quá trình thu gom sơ cấp CTR từ các hộ sản xuất đến ra điểm tập kết.
+ Thiết bị vận chuyển: Sử dụng các loại xe chuyên dụng nhƣ xe cuốn ép, xe ép nâng, xe tải trần, xe tải container, xe thùng... để thu gom và vận chuyển.
- Tại các cơ sở sản xuất (CSSX), nhóm CTR công nghiệp thông thƣờng (CTRCNTT) do không thuộc chất thải nguy hại (CTNH) nên các cssx không trả phí xử lý nhƣ CTRCNNH và do không thể tái chế nên các cơ sở tái chế cũng không mua loại chất thải này. Do đó, để giảm chi phí, các cssx này thƣờng thuê các đơn vị thu gom chung với CTRSH theo phí thỏa thuận. Mức phí này thƣờng cao hơn hoặc bằng phí phải trả để thu gom CTRSH nhƣng thấp hơn phí thu gom và xử lý CTRCN. Bằng cách này, cssx vẫn giải quyết đƣợc CTRCNTT nhƣng không tốn nhiều tiền còn đơn vị thu gom đƣợc hƣởng lợi nhờ thu phí dịch vụ cao hơn, tuy nhiên lại đem CTRCNTT đổ chung với CTRSH tại các điểm tập kết của địa phƣơng hoặc đổ, đốt tự phát. Nhƣ vậy, địa phƣơng phải "gánh" thêm chi phí vận chuyển và xử lý CTRCNTT thay cho các cơ sở sản xuất và gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng trên địa bàn nhƣ ƣớc tính khoảng 586.959.590 đồng/năm. Đó là chƣa kể mỗi loại CTRCNTT cần đƣợc xử lý theo một công nghệ riêng, nếu chôn lấp chung với CTRSH sẽ gây ra những bất lợi nhƣ làm giảm sức chứa của ô chôn lấp; làm ảnh hƣởng đến khả năng nén ép, sự phân bố độ ẩm trong rác... nên ảnh hƣởng đến tốc độ phân hủy CTRSH; trong CTRCNTT có thể chứa các loại hóa chất dễ hòa tan vào nƣớc rỉ rác, gây ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý nƣớc rỉ rác.
Để khắc phục những nhƣợc điểm trên cần thu gom riêng CTRSH và CTRCNTT; phƣơng tiện thu gom, vận chuyển CTRCNTT phải tuân thủ quy định; áp dụng hệ thống chứng từ đối với CTRCNTT; chỉ các đơn vị do UBND huyện chỉ định, giám sát hoặc đƣợc thông tin định kỳ mới đƣợc thu gom, vận chuyển CTRCNTT. Cụ thể nhƣ sau:
- Công ty ĐTHT K/CCN phải bố trí khu tập kết và chịu trách nhiệm lựa chọn, thẩm định việc ký họp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, CTRCN của
các cssx trong K/CCN và chịu sự giám sát của UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban quản lý các K/CCN theo thẩm quyền để thuận tiện cho công tác quản lý, giải quyết tình trạng đổ, đốt bất hợp pháp CTRCN trong CTRSH.
- Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thuộc UBND huyện chủ trì, trực tiếp và phối hợp với UBND các xã, thị trấn nơi có các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc phát sinh và thẩm định việc ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, CTRCN của các cơ sở sản xuất nằm ngoài K/CCN. Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở các bản cam kết bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc cấp hoặc thanh kiểm tra đột xuất các cơ sở có dấu hiệu vi phạm và theo kiến nghị của nhân dân, của địa phƣơng. Chủ động đề xuất, kiến nghị thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn gây ô nhiễm môi trƣờng với các cấp có thẩm quyền.
- Tăng cƣờng giám sát việc thực hiện quy định luật pháp về phân loại tại nguồn theo Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký quản lý chất thải nguy hại (chủ nguồn thải). Vì vậy các doanh nghiệp buộc phải phân loại CTR thành 2 loại chất thải nguy hại và không nguy hại, trong đó chất thải nguy hại đƣợc phân loại theo từng thành phần nguy hại theo danh mục trong Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT. Trong đó cần đƣợc kết hợp hai phƣơng thức phân loại tại hai vị trí nhằm tận dụng tối đa lƣợng CTR có thể tái chế, tái sử dụng ở đây:
+ Phân loại CTR tại nguồn (Phân loại sơ cấp): Phân loại tại từng phân xƣởng của mỗi cơ sở sản xuất. Trong giai đoạn trƣớc mắt áp dụng phƣơng thức này với các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các K/CCN tập trung đã và đang hoạt động.
+ Phân loại CTR tại các khu phân loại tập trung (Phân loại thứ cấp): nhằm tập trung đƣợc một lƣợng lớn CTR của cùng một loại hình công nghiệp, sử dụng nguồn lao động tại chỗ hoặc máy móc phân loại.
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý CTR Công nghiệp tại nguồn
Nguồn chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
Phân loại tại nguồn
(Phân loại s cấp) Chất thải rắn sinh hoạt và văn phòng Chất thải rắn công nghiệp CTR có thể tái sử dụng CTR có khả năng tái chế CTR có thành phần hữu cơ cao Chất thải rắn nguy hại Các loại chất thải rắn còn lại Các loại giấy, bao bì
Nhựa, thủy tinh, cao su, kim loại
Thu gom và vận chuyển
Phân loại tập trung tại K/CCN
(Phân loại thứ cấp) Xử lý Tái sử dụng Tái sinh Tái chế Chế biến phân vi sinh Thiêu đốt Chôn lấp
3.2.3. Giải pháp quản lý chất thải rắn y tế
- Chất thải rắn y tế trên toàn địa bàn huyện phát sinh không nhiều lại rải rác ở các đơn vị trong toàn huyện. Nếu theo quy định thì các đơn vị phát sinh này phải ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị có chức năng hoặc chủ động đầu tƣ hệ thống xử lý theo quy định dƣới sự giám sát của chính quyền địa phƣơng và ngành dọc cấp trên. Nhƣng do điều kiện về kinh phí đầu tƣ còn hạn chế, việc phát sinh ít chất thải sẽ khó khăn khi ký hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý.
Vì vậy, để tránh tình trạng các trạm y tế xã, thị trấn và các cơ sở y tế tƣ nhân mặc dù đã thu gom, phân loại đầy đủ nhƣng lại đổ, đốt thải chất thải chƣa đúng quy định thì đề nghị UBND huyện cần chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan hƣớng dẫn các cơ sở này chuyển toàn bộ lƣợng chất thải rắn y tế này về Trung tâm y tế huyện thực hiện đốt chất thải theo quy định và nộp phí cho TTYT huyện duy trì hiệu quả thƣờng xuyên lò đốt chất thải công suất 15 – 20kg/giờ trên cơ sở quyết định 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Hƣng Yên và theo lƣợng phát sinh thực tế.
3.3. Một số giải pháp khác.
Để thực hiện công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Văn Lâm đƣợc đồng bộ thì phải xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nhà nƣớc. Trên cơ sở Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND tỉnh Hƣng Yên về việc phê duyệt quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025; Quyết định số 760/QĐ- UBND ngày 19/5/2014 về việc phê duyệt đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên; Đề án quản lý và bảo vệ môi trƣờng năm 2011 – 2015, định hƣớng đến năm 2020 của UBND huyện Văn Lâm và việc giao chỉ tiêu kinh phí sự nghiệp môi trƣờng các năm tiếp theo trên địa bàn huyện. Đề tài xin đề xuất một số công tác cần tăng cƣờng hoạt động của các ban ngành nhƣ sau:
3.3.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục
- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về đạo đức môi trƣờng cho tất cả mọi ngƣời đặc biệt là lồng ghép vào các chƣơng trình học đƣờng để giáo dục cho học sinh, sinh viên những thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trƣờng
hƣởng ứng công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Định kỳ tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng trên đài phát thanh của xã, huyện, phát động phong trào vệ sinh môi trƣờng, quét dọn đƣờng làng, ngõ xóm; tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trƣờng thông qua các buổi họp dân trong thôn, xóm; Nêu cao những tấm gƣơng về bảo vệ môi trƣờng và nên án các trƣờng hợp vi phạm đạo đức về môi trƣờng nói chung.
- UBND huyện Văn Lâm cần giao phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc về BVMT nói chung và quản lý các loại CTR nói riêng đến các cấp cơ sở, đồng thời kết hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến ngƣời dân, các cơ sở kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thải bỏ rác thải cuối cùng.
3.3.2. Giải pháp về c chế, chính sách quản lý
- Phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với các đơn vị trong hệ thống quản lý môi trƣờng nói chung và CTR nói riêng trên địa bàn tỉnh, huyện kể cả các đơn vị đƣợc ủy quyền trên cơ sở pháp luật quy định.
- Tăng cƣờng trao đổi thông tin, định kỳ tổ chức họp giao ban các ban ngành đoàn thể, các cơ quan quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh để kịp thời nắm bắt hiện trạng cũng nhƣ các trƣờng hợp gây ô nhiễm môi trƣờng để có kể hoạch xử lý đồng bộ.
- Khuyến khích việc xã hội hóa công tác vệ sinh môi trƣờng, xây dựng cơ chế ƣu đãi về vốn, thuế đất và các khoản chi phí khác đối với đơn vị đầu tƣ khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, huyện.
3.3.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Nhà nƣớc cần hạn chế việc thông qua và tiếp nhận các dự án đầu tƣ với công nghệ máy móc cũ kỹ, lạc hậu, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao trên địa bàn huyện.
- Yêu cầu và khuyến khích việc thực hiện sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện bằng việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhất phù hợp với điều kiện chi phí đầu tƣ của cơ sở.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Toàn huyện Văn Lâm có 11 xã, thị trấn gồm 85 thôn, phố với dân số trên 117.046 ngƣời trong đó có 84 tổ đội vệ sinh môi trƣờng (thôn Minh Khai – TT Nhƣ Quỳnh chƣa có tổ đội VSMT). Với vị trí địa lý thuận lợi đến nay huyện đã tiếp nhận gần 300 doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất, kinh doanh với diện tích thu hồi gần 1.000ha, có 18 làng nghề và có nghề với 1132 cơ sở sản xuất kinh doanh.
Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng cho thấy công tác quản lý chất thải rắn ở huyện Văn Lâm đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong khoảng 10 năm qua, tình trạng môi trƣờng đƣợc cải thiện hơn trƣớc.
Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện đã đƣợc chính quyền địa phƣơng các cấp quan tâm, thực hiện khá tốt và đồng bộ với các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý. Tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 75,44% trong giai đoạn 2013-2014. Dự báo đến năm 2025 lƣợng chất thải này phát sinh khoảng 93,4 tấn/ngày, tăng khoảng 2,23 lần so với năm 2014.
Đối với chất thải rắn công nghiệp, làng nghề mặc dù cũng đã đƣợc chính quyền địa phƣơng đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Tuy nhiên, do đặc thù cơ quan quản lý nhà nƣớc chỉ quản lý về thủ tục hành chính thông qua các biện pháp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở trong khi lực lƣợng quản lý môi trƣờng các cấp còn mỏng, chồng chéo, tần suất thực hiện thanh kiểm tra ít, thực hiện việc thu phí vệ sinh môi trƣờng chƣa hiệu quả dẫn đến hàng năm lƣợng chất thải này vẫn thƣờng xuyên đƣợc đổ, đốt gây ô nhiễm môi trƣờng và phát sinh chi phí vận chuyển, xử lý của địa phƣơng nhƣ ƣớc tính ít nhất 585.959.590đ/năm. Dự báo đến năm 2025 lƣợng chất thải rắn công