Thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế CTRCN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 27 - 28)

Tƣơng ứng với mỗi ngành công nghiệp, KCN khác nhau, có các hình thức thu gom C TR đặc trƣng khác nhau.

CTR trong các KCN : nhiều KCN chƣa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định. Đối với rác sinh hoạt, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ký hợp đồng thuê Công ty Môi trƣờng Đô thị (URENCO) thu gom. Riêng CTR công nghiệp có chứa thành phần nguy hại, đang đƣợc thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chƣa thực hiện tốt, nguy cơ làm phân tán CTNH ra môi trƣờng cao. Chƣa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom các CTR từ các KCN. Tuy nhiên, theo điều tra của Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc, Chính sách Công nghiệp, tỷ lệ thu gom CTR của các KCN khá cao, đạt trên 90%. Tỷ lệ này đạt đƣợc do CTR của KCN thƣờng đƣợc tập trung, xác định chủ nguồn thải rõ ràng, và có đăng ký với Ban quản lý các KCN. Đặc biệt, CTR công nghiệp đƣợc thu gom với tỷ lệ cao còn do gắn với lợi ích của các doanh nghiệp tái chế.

Về việc chọn lựa các hình thức thu gom chất thải cho thấy, với chất thải công nghiệp không nguy hại, hầu hết các doanh nghiệp (74,2%) ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý chất thải. Số doanh nghiệp bán chất thải chiếm 18%; một số doanh nghiệp thực hiện nghiền nát làm nguyên liệu để đun. Tái chế tại chỗ, tái sử dụng chất thải và trao đổi không phải là những phƣơng pháp xử lý chính ở các KCN hiện nay. Đối với CTR công nghiệp nguy hại, phần lớn các doanh nghiệp (58,4%) lựa chọn phƣơng án ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý [9].

Xử lý và tái chế chất thải rắn công nghiệp

Đối với CTR từ các KCN: Có nhiều hình t hức tái chế chất thải, phần lớn CTR của KCN đƣợc p hân l oại, l àm s ạch c hế b iến t hành nguyên liệu cho sản xuất tái chế. Một số hình thức khác là chế biến CTR thành phần hữu cơ thành phân bón vi sinh, sản xuất nhiên l iệu và đốt phát điện...

Trong ngành công nghiệp giấy, phần lớn sử dụng công nghệ tuần hoàn nƣớc để thu hồi bột giấy, giảm lƣợng thải và tái sử dụng nƣớc tuần hoàn. Trong công

nghiệp luyện kim, phần lớn các CTR dƣới dạng xỉ đƣợc tận thu, tái chế để thu hồi kim loại, làm vật liệu xây dựng. Việt Nam chƣa phát triển các công nghệ chế biến các chất thải văn phòng, nhƣ máy in, các hộp mực, các loại pin năng lƣợng...

Sản phẩm tái chế CTR công nghiệp có nhiều loại. Phần lớn trong số đó là nguyên liệu đầu vào của sản xuất công nghiệp nhƣ giấy, hạt nhựa, kim loại (nhƣ chì, đồng, vàng, bạc,...), các hóa chất, nguyên liệu đốt (các viên năng lƣợng, nhiên liệu sinh học). Một số CTR đƣợc quay vòng tái sử dụng ngay nhƣ chai thủy tinh, chi tiết điện tử. Số khác đƣợc chế biến thành sản phẩm mới nhƣ phân vi sinh, dầu thải thành dầu đốt, các sản phẩm từ nhựa, các dung môi. CTR còn đƣợc sử dụng làm nguồn cung cấp khí mêtan, đốt phát điện.

Công ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên Môi trƣờng Đô thị Hà Nội (URENCO Hà Nội) xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm, trong đó chất thải công nghiệp thông thƣờng là 22.500 tấn/năm và chất thải công nghiệp nguy hại là 17.500 tấn/năm.

Bảng 1.5. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội [9]

Loại chất thải (tấn/năm) 2007 2008 2009

Chất thải công nghiệp thông thƣờng 16,000 25,000 22,500 Chất thải công nghiệp nguy hại 16,000 25,000 17,500

Tổng 32,000 50,000 40,000

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)