5. Nội dung chính
3.3. Đánh giá chung
Những giải pháp về mặt quản lý, giải pháp về mặt kỹ thuật được đưa ra cho trang trại chăn nuôi gà giống có tính khả thi và thiết thực cao. Trong đó, giải pháp quản lý đã đưa ra được cách nhận biết các nguồn thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi gà giống, để trang trại có thể nhận biết và quản lý tốt hơn. Việc đề xuất biên chế một cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường sẽ giúp doanh nghiệp quản lý môi trường trang trại của mình tốt hơn, tránh được các lỗi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường của trang trại. Về mặt kỹ thuật đã đưa ra được các giải pháp xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn phù hợp với hoạt động thực tế tại trang trại chăn nuôi gà giống, tuy nhiên cần phải có các mô hình thực tế để áp dụng, triển khai đánh giá hiệu quả của các đề xuất, cũng như các hành lang pháp lý liên quan để triển khai các đề xuất này.
96
Bảng 3.2. Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế và tính khả thi khi triển khai áp dụng các biện pháp đề xuất.
STT
Tên công trình, Giải pháp bảo vệ
môi trƣờng
Phƣơng án đề xuất Hiệu quả kinh tế, tính khả thi, chi phí đầu tƣ
Mức sử phạt hành chính theo nghị định
179/2013/NĐ – CP
1 Giải pháp quy hoạch môi trường
- Vị trí xây dựng trại cách xa khu dân cư, biệt lập với khu vực xung quanh.
- Bố trí quy hoạch khu xử lý chất thải (gà chết) và khu lưu giữ chất thải phát sinh hàng ngày tại trại (CTR thông thường, CTSH, CTNH)
- Kiểm soát được nguồn bệnh từ bên ngoài vào một cách dễ dàng, đảm bảo tính an toàn sinh học cho trại gà giống.
- Gà không bị dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Quy hoạch khu xử lý rác thải hợp lý sẽ tránh được sự lây lan dịch bệnh (nhiễm chéo) từ khu vực chôn lấp vào khu vực chăn nuôi.
2 Giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố - Xây dựng biện pháp phòng dịch cho gà - Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố (trong trường hợp gà bị bệnh)
- Giúp trang trại kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn.
- Không bị lúng túng trong công tác xử lý môi trường khi xảy ra sự cố dịch bệnh.
3 Giải pháp quan trắc và giám sát môi trường
Xây dựng được chương trình quan trắc môi trường phù hợp với thực tế của trang trại
- Dựa vào kết quả quan trắc môi trường định kỳ có thể đưa ra được những dự báo các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái môi trường xảy ra và xây dựng được các biện pháp biện pháp phòng
Nếu không quan trắc môi trường sẽ bị phạt tiền từ 120 triệu đến 140 triệu.
97 tránh phù hợp.
- Giảm được tần suất giám sát môi trường nước thải chăn nuôi (65 tuần/lần quan trắc)
4 Giải pháp giáo dục môi trường
Đề xuất có 01 cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường để quản lý và giám sát công tác thu gom, xử lý chất thải phát sinh của trang trại
- Quản lý môi trường trang trại được tốt hơn. - Cập nhật được các văn bản pháp luật về môi trường, nâng cao được nhận thức bảo vệ môi trường của trang trại và tránh được các lỗi xử phạt vi phạm hành chính không đáng có về môi trường. 5 Xử lý nước thải sinh hoạt và sát trùng Đề xuất kết hợp nước khử trùng với nước thải sau bể phốt
- Tiết kiệm được chi phí hóa chất
- Nước thải sau bể phốt đạt tiêu chuẩn cho phép xả ra môi trường
6
Xử lý nước vệ sinh chuồng trại (sau đợt nuôi 65 tuần)
Sử dụng bãi lọc trồng cây và ao sinh học
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp (khoảng 80 triệu đồng), thân thiện với môi trường.
- Dễ áp dụng ở trang trại gà giống, vì trang trại thường có diện tích đất rộng lớn.
- Không tốn chi phí hóa chất khi vận hành.
Nếu không xây dựng hệ thống xử lý nước thải sẽ bị phạt từ 200 đến 220 triệu đồng. Tận dụng làm nước tưới cây
trong khuôn viên trang trại
- Chi phí đầu tư thấp (khoảng 50 triệu đồng) - Không mất hóa chất khi vận hành.
- Nước thải chăn nuôi được áp dụng theo QCVN 39:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
98
quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu sẽ dễ áp dụng hơn QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
7
Xử lý khí thải
Sử dụng đệm lót sinh học lên men vi sinh để xử lý mùi phát sinh ngay tại chuồng nuôi
- Thân thiện với môi trường, dễ áp dụng, giảm chi phí nhân công do không phải thay chất độn lót thường xuyên.
- Hiệu quả kinh tế hơn so với các biện pháp sử dụng tháp hấp thụ hoặc sử dụng dàn than hoạt tính.
Nếu không xây dựng hệ thống xử lý khí thải sẽ bị phạt từ 200 đến 220 triệu đồng. 8 Xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại
Đề xuất xây dựng một khu vực lưu giữ toàn bộ rác thải phát sinh của tràn trại, trong đó có khu lưu giữ CTNH riêng biệt.
- Chi phí xây dựng thấp (khoảng 15 triệu đồng). - Tận thu được các rác thải tái chế (bao bì, giấy…).
- Đáp ứng được quy định về quản lý chất thải của trang trại.
Không xây dựng khu vực lưu giữ CTNH sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng.
9 Biện pháp xử lý gà chết
- Đề xuất chôn lấp an toàn - Đề xuất làm thức ăn cho vật nuôi
- Tránh được sự lây lan dịch bệnh từ khu chôn lấp vào khu vực chăn nuôi.
- Thu được các lợi ích kinh tế từ việc tận dụng gà chết hàng ngày.
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Chăn nuôi đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo. Vì vậy việc phát triển các mô hình chăn nuôi gà tập chung nói chung và chăn nuôi gà giống nói riêng đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế của địa phương. Trang trại gà giống đã góp phần vào việc cung cấp đủ số lượng giống cho chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Song song với việc phát triển kinh tế từ các trang trại gà giống đem lại thì việc gia tăng các tác động xấu đến môi trường cũng ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân quanh khu vực trang trại.
Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà giống còn nhiều những tồn tại và bất cập. Các trang trại hầu như chưa có ý thức về việc xử lý các loại chất thải phát sinh ra từ quá trình chăn nuôi gà giống, họ có khái niệm rất mơ hồ về quản lý cũng như xử lý chất thải, đó là rác thải phát sinh thì đem đốt (bao gồm cả chất thải nguy hại), loại nào không đốt được thì đem chôn. Đây là một trong những tồn tại lớn trong công tác quản lý môi trường của trang trại.
Luận văn đã đưa ra được những giải pháp về mặt quản lý có tính thiết thực cao, có khả năng áp dụng cho các trang trại chăn nuôi gà giống. Giải pháp quản lý đối với trang trại chăn nuôi gà giống là biên chế một cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường để kiêm nhiệm hay phụ trách công tác hướng dẫn công nhân biết cách phân loại, thu gom các rác thải phát sinh từ trang trại mình là hợp lý, người quản lý môi trường của trại còn có trách nhiệm tư vấn, tham mưu cho cấp lãnh đạo các biện pháp BVMT phù hợp với hoạt động chăn nuôi của trang trại, giúp trang trại tiết kiệm được các chi phí, rủi ro trong công tác bảo vệ môi trường trang trại.
Qua phân tích và đánh giá tình hình hoạt động chăn nuôi thực tế ở một số trang trại chăn nuôi gà giống, thì các biện pháp đề suất có tính khả thi cao cụ thể:
- Về thu gom và xử lý nước thải từ trang trại gà giống: Đề suất chia ra làm các modun để xử lý cục bộ chứ không gộp chung tất cả vào một điểm để xử lý như quy
100
định trong báo cáo ĐTM của các trang trại gà giống. Kết hợp được lượng nước khử trùng và nước thải sinh hoạt sẽ giúp trang trại giảm được chi phí trong việc xử lý nước thải phát sinh hàng ngày của trang trại.
- Về chất thải rắn:
+ Về phân gà: Đề xuất việc chuyển giao phân gà cho các hộ dân xung quanh khu vực trại làm phân bón cho cây trồng phù hợp hơn so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt của các trang trại gà giống là phải chuyển giao phân gà cho các đơn vị chức năng đưa đi xử lý, nhưng để được chuyển giao cho các hộ dân thì cần phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường địa phương về việc chuyển giao này và chỉ chuyển giao cho các hộ dân quanh khu vực trại để có thể khống chế được được sự lây lan dịch bệnh khi có sự cố xảy ra.
+ Về gà chết: Đề xuất làm thức ăn cho vật nuôi có tính khả thi cao, mang hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường hơn so với việc chôn lấp như hiện nay của các trang trại đang áp dụng, vì việc chôn lấp này khó tránh khỏi những sự cố như rò rỉ, ngấm chất thải vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá về mặt kinh tế, môi trường cũng như tính khả thi về hành lang pháp lý để có thể áp dụng biện pháp này.
2. Kiến nghị.
Các giải pháp về quản lý và xử lý môi trường đưa ra cần được triển khai áp dụng thí điểm ở mốt số trang trại chăn nuôi gà giống để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đưa ra. Do thời gian và kinh phí hạn hẹp, nên chưa nghiên cứu sâu được tính hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường của việc tận dụng gà chết hàng ngày của trang trại gà giống vào việc làm thức ăn cho vật nuôi, trong đó có thể là chuyển giao cho các hộ dân làm thức ăn chăn nuôi nhưng cần phải có những thông tư, nghị định hướng dẫn về việc chuyển giao này, hoặc đề xuất xây dựng trang trại xanh hóa, trong đó có bố trí một khu vực ao hồ thả cá (nuôi cá Chê lai hoặc cá Sấu) tạo thành một mô hình khép kín (Vườn – Ao – Chuồng) có thể tận dụng nguồn gà chết này. Kiến nghị cần có thêm những đề tài nghiên cứu về tính hiệu quả kinh tế - môi
101
trường và các hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực này, để các biện pháp xử lý môi trường đưa ra có tính khả thi cao, đặc biệt là với biện pháp xử lý chất thải rắn (gà chết) có thể áp dụng và triển khai thực tế tại các trang trại gà giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
102
LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Thống kê (1990 - 2014), Niêm giám thống kê các năm 1990 – 2014.
2. MỸ Ý/ GROINFO (29/07/2014), “Ngành chăn nuôi Việt Nam – Thách thức từ TPP”, http://agro.gov.vn/news/tID23848_Nganh-Chan-Nuoi-Viet-Nam- Thach-Thuc-Tu-TPP.htm.
3. Trần Công Xuân (2008), Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến
lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt
Nam, Hà Nội.
4. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2020, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
5. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2006 – 2012), Niêm giám thống kê từ 01/10/2006 đến 2012, Cục thống kê Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
6. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2012 – 2013), Điều
tra khảo sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh từ 9/2012 – 01/2013.
7. Nguyễn Xuân Bình (1992), Sách Nuôi gà thịt và gà đẻ Hybro, Công ty phát hành sách Long An, tr.7 – 17.
8. Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Hữu Ninh (1986), Vệ sinh và công nghiệp hóa chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Đỗ Ngọc Hòe, Nguyễn Thị Minh Tâm (2005), Giáo trình Vệ sinh vật nuôi (Dùng cho các trường THCN), NXB Hà Nội, Hà Nội.
10.Fowler, D., Pitcairn, C.E.R, Sutton, M.A., Flechard, C., Loubet, B., Coyle, M. and Munro, R.C (1998), The mass budget of atmospheric ammonia in Woodland within 1 km of livestock buildings, Environmental Pollution, 102 (1), pp. 343 – 348.
11.Nagaraja KV, Emery DA, Jordan KA, Sivanandan V, Newman JA, Pomeroy BS (1984), „Effect of ammonia on the quantitative clearance of Escherichia-
103
coli from lungs, air sacs, and livers of turkeys aerosol vacinnated against Escherichia coli”, Am J Vet Res, 45(2), pp.392 – 395.
12.Cục chăn nuôi Việt Nam (2010), QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT – Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Hà Nội.
13.Safley, L.M. and Casada, M.E (1992), „Global methane Emissions from Livestock and Poultry Manure”, U.S Environmental Protection Agency, Report 400/1-91/048, Washington, DC.
14.Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (2014), Báo cáo kết quả quan trắc
môi trường định kỳ 06 tháng cuối năm 2014 – trại gà Yên Dương, Công ty
Japfa, Vĩnh Phúc.
15.Trại gà giống Tam Dương (2000), Báo cáo ĐTM trại gà giống bố mẹ Tam Dương, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Vĩnh Phúc.
16.Trại gà giống Yên Dương (2012), Báo cáo ĐTM trại gà giống bố mẹ Yên Dương, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Vĩnh Phúc.
17.Trại gà giống Yên Dương (2007), Báo cáo ĐTM trại gà giống ông bà Đạo Trù, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Vĩnh Phúc.
18.Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (2012), Quy trình, kỹ thuật chăn nuôi gà giống, Công ty Japfa, Vĩnh Phúc.
19. World Health Organization (1993), Rapid Inventory Techniques in
Environmental. Pollution” (part 1&2).
20.Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (2015), Báo cáo kết quả quan trắc
môi trường định kỳ năm 2015 – trại gà Yên Dương, trại gà Đạo Trù, Trại gà Tam Dương, Công ty Japfa, Vĩnh Phúc.
21. Đỗ Thị Thu Hường (2011), Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp “Sử dụng độn lót
nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà đẻ trứng giống Lương Phượng tại xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”, Trường đại học
104