Giải pháp giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ (Trang 83)

5. Nội dung chính

3.1.4. Giải pháp giáo dục môi trường

Theo những kết quả điều tra hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gia cầm gần đây thì vấn đề tuyên truyền giáo dục môi trường ở các trang trại chăn nuôi chưa được quan tâm một cách đúng mức. Kiến thức về môi trường và các tác hại do ô nhiễm gây ra với các lao động trong trang trại và người dân khu vực xung quanh chưa cao, hầu hết mọi người đều chỉ có khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường mà chưa có một kiến thức cụ thể về ô nhiễm nước, ô nhiễm đất hay ô nhiễm không khí. Các trang trại chăn nuôi gia cầm chưa nhận thấy những tác hại của việc ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và chất lượng đàn gia cầm. Tuy quy mô sản xuất lớn, tập trung nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, lượng xuất khẩu rất hạn chế nên ít nhận được các phản hồi về những ảnh hưởng của môi trường đến giá trị hàng hóa và những thiệt hại phát sinh về lâu dài cũng như chưa nhận thức rõ ràng vai trò của các sản phẩm sạch đối với sự phát triển lâu dài của trang trại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các trang trại chưa nhận thức rõ ràng ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người, môi trường sống và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Trong đó có một nguyên nhân chính là trang trại chưa có một cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về môi trường để thường xuyên hướng dẫn và cập nhật những kiến thức về môi trường cho trang trại. Do đó, đề suất mỗi trang trại chăn nuôi gà giống phải có ít nhất 01 cán bộ có trình độ, chuyên môn về môi trường để kiêm nhiệm hay phụ trách giám sát công tác thu gom, lưu giữ chất thải và vận hành các công trình bảo vệ môi trường của trang trại. Người phụ trách có trách nhiệm hướng dẫn công nhân biết cách phân loại, thu gom các rác thải phát sinh từ trang trại mình như sau:

3.1.4.1. Cách nhận biết và phân loại chất thải phát sinh.

Trang trại chăn nuôi gà giống cần yêu cầu người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải (Phân loại tại nguồn thải). Từng loại chất thải phải đựng trong các túi hoặc thùng phù hợp với từng loại chất thải.

84

Xác định loại chất thải rắn phát sinh trong hoạt động hằng ngày của trại theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3.2. Sơ đồ nhận biết các dạng chất thải phát sinh từ trang trại gà giống

Can, trai lọ nhựa, thủy tinh, bao bì đựng thuốc

vaccin

Dầu thải từ máy phát điện, ô tô vận chuyển…

Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải (nếu có)

Thuốc kháng sinh dư thừa hoặc hết hạn trong

quá trình sử dụng

Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm dầu mỡ…

Thùng đựng hóa chất sát trùng, diệt mối mọt, chuột…

Kim tiêm, băng bông, từ quá trình làm vaccin

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải

Pin, ắc quy thải; Thùng phuy dính dầu mỡ thải.

Mực in và hộp mực in thải

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ bếp ăn (Thức ăn, rau củ quả thừa…) Sản xuất (Vỏ báo phế liệu, bao bì giấy caton, túi nilon không dính thành phần nguy hại. Công việc hành chính (Giấy, thùng các-tông; Túi nilon) Ngoại cảnh (Lá cây, rác khu vực ngoại cảnh) Chất thải từ quá trình tiêm vaccin Chất thải từ bảo trì, bảo dưỡng CT từ quá trình sản xuất, xử lý nước thải

NGUY HẠI THÔNG THƯỜNG

CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ TRANG TRẠI GÀ GIỐNG

Gà chết không do dịch bệnh và phân gà sau một đợt nuôi

85

3.1.4.2. Trang bị phương tiện và thu gom chất thải.

Trang trại cần bố trí các phương tiện thu gom phù hợp với từng loại và số lượng chất thải phát sinh tại các khu vực sản xuất, để thu gom tất cả các chất thải phát sinh hàng ngày để đưa về nơi lưu giữ tạm thời của trang trại, chất thải phải được thu gom thường xuyên từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ theo sơ đồ sau:

Hình 3.3. Sơ đồ quy định thu gom chất thải phát sinh từ trang trại gà giống

THU GOM

CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH

Nơi đặt thùng chứa

Phương tiện

Đặt các thùng chứa phù hợp tại khu vực phát sinh chất thải: Văn phòng làm việc, khu vực nghỉ ngơi của công nhân, nhà ăn tập thể, bếp nấu; Riêng khu vực sản xuất thùng chứa chất thải được phân thành 2 loại là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

Trang bị đủ loại thùng thu gom tương ứng (tại nơi phát sinh chất thải).

≥ 1 lần/ngày và khi cần (Thu gom từ nơi phát sinh chất thải về kho lưu giữ quy định).

Tần suất

Hằng ngày (Nơi phát sinh chất thải, hoặc thùng chứa chất thải).

Vệ sinh

Phải nhận biết được các loại chất thải trước khi thu gom.

Quy định thu

gom Thu gom từng loại chất thải riêng biệt.

Lượng chất thải chứa trong mỗi túi thu gom không được đầy quá 3/4 túi, tránh vương vãi chất thải ra môi trường.

86

3.1.4.3. Yêu cầu về lưu giữ chất thải đảm bảo theo quy trình sau.

LƢU GIỮ CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH Địa điểm Diện tích Cô lập được CT

Cách xa nhà ăn, kho thành phẩm, lối đi công cộng, khu vực đông người tối thiểu 10m

Phù hợp với lượng CT phát sinh Nhà lưu giữ chât thải phải có:

-Mái che, biển báo, dấu hiệu cảnh báo… -Hàng rào bảo vệ -Cửa khóa -Hệ thống cống thoát nước -Tường và nền chống thấm -Bố trí các thùng chứa CT phù hợp -Thông khí tốt -Không để: -Xúc vật gậm nhấm

- Người không phận sự tự do xâm nhập vào khu vực lưu giữ.

Thời gian lưu giữ

Rác thải sinh hoạt từ bếp ăn lưu giữ không quá 24h/lần Rác thải sản xuất bao gồm: lá cây, bao tải rách, túi nilon, bao bì caton không dính thành phần nguy hại lưu giữ không quá 7 ngày/lần.

Rác thải nguy hại (Bóng đèn, giẻ lau, dầu thải, chai lo vaccin) lưu giữ không quá 06 tháng/lần và ký HĐ với đơn vị chức năng đưa đi xử lý.

Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài vào

-Có phương tiện rửa tay, dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh -Có trang bị bảo hộ cho nhân viên

Nơi lưu giữ

Vận chuyển

Phương tiện vệ sinh, bảo hộ lao

động

87

3.2. Các giải pháp xử lý môi trƣờng cho trang trại chăn nuôi gà giống

3.2.1. Xử lý nước thải

Trong một trang trại chăn nuôi gia cầm đã được phải phân định ra từng khu vực riêng biệt. Thông thường mỗi trang trại chăn nuôi gia cầm có 3 khu vực chính: Thứ nhất là khu vực chăn nuôi có từ một đến vài chuồng chăn nuôi quy mô từ 4.000 con/chuồng trở lên. Khu vực thứ hai là nhà kho để chứa thức ăn, dăm bào, máy móc thiết bị và dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao động… Khu vực thứ 3 là khu điều hành, nghỉ ngơi của người lao động, cổng sát trùng người và phương tiện ra vào trang trại. Các khu vực này cách xa nhau từ 500 – 1.000 m, do đó đề xuất phương án tách các nguồn thải khác nhau ra để xử lý (xử lý theo modun).

3.2.1.1. Nước thải sinh hoạt và nước sát trùng

Đối với việc xử lý nước sinh hoạt và nước khử trùng người, phương tiện ra vào trại gà giống (Đây là nguồn nước thải phát sinh hàng ngày tại trại gà giống) đang được trang trại xử lý như sau:

+ Hiện nay mỗi trang trại chăn nuôi gà giống thường có khoảng 25 – 55 người, một ngày thải ra khoảng 3 – 5 m3

nước thải sinh hoạt, toàn bộ nước thải sinh hoạt được đưa qua hệ thống bể tự hoại 03 ngăn để xử lý, bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 – 12 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống bể tự hoại được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Chất lượng nước sinh hoạt sau bể tự hoại thường có các chỉ tiêu vi sinh (Coliforms, E.coli) vượt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường.

+ Tại khu vực cổng trại gà giống và cổng khu vực chăn nuôi có bố trí nhà tắm sát trùng và giàn phun sát trùng cho người và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi. Nước thải phát sinh tại khu vực này vào khoảng 1 – 2 m3/ngày và thường bay hơi hoặc thải ngấm trực tiếp ngấm vào đất. Thành phần của lượng nước thải này có chứa hàm lượng các chất sát trùng (xà phòng, Clo…) ở nồng độ cho phép, nên xả

88

vào môi trường thì mức độ ảnh hưởng là không đáng kể. Tuy nhiên việc xả tùy tiện vào môi trường là không đúng về mặt quản lý.

Do vậy, đề xuất kết hợp hai loại nguồn thải này với nhau cùng một dòng thải ra môi trường, điều này sẽ khắc phục được những yếu điểm trên.

Biện pháp này đã được đề xuất áp dụng tại trại gà giống Yên Dương, kết quả phân tích tại Bảng 2.10 cho thấy chất lượng nước thải sinh hoạt của trại gà Yên Dương đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

3.2.1.2. Nước vệ sinh chuồng trại (sau 65 tuần).

Đây là nguồn nước phát sinh gián đoạn, không liên tục, sau khi đã dọn toàn bộ chất độn chuồng trong nhà gà thì trang trại sẽ tiến hành rửa chuồng, với lưu lượng rửa chuồng khoảng 8 – 10 m3/chuồng, lượng nước này thường chưa được các trang trại thu gom xử lý, mà được thải trực tiếp ra các khu vực đất trống trong trại gà. Nước thải từ quá trình chăn nuôi nếu thải trực tiếp vào môi trường nước mặt tiếp nhận làm suy giảm hàm lượng ôxy hòa tan trong nguồn nước tiếp, thêm vào đó, lượng chất thải chăn nuôi lớn có hàm lượng chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho cao gây hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thủy sinh vật có trong nguồn

Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước khử trùng người, phương tiện ra vào trại gà

Bể lắng – khử trùng Nước thải sát trùng

người và phương tiện

Nước thải sinh hoạt

Hố ga

Song chắn rác

Mương thoát chung

89

nước mặt tiếp nhận. Đồng thời, nước cũng là môi trường có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển, lan truyền các vi khuẩn gây bệnh có trong phân gà. Do đó cần phải có biện pháp xử lý lượng nước thải này trước khi xả thải vào môi trường tiếp nhận. Biện pháp xử lý đề xuất như sau:

Biện pháp 1: Toàn bộ nước thải rửa chuồng trại sẽ được thu gom và đưa qua hệ thống xử lý nước thải theo sơ đồ sau:

Sau khi thu dọn sạch phân gà, công nhân của Trại chăn nuôi mới tiến hành rửa chuồng Trại theo thứ tự thời gian khác nhau để có thời gian lưu nước thải và xử lý nước thải theo từng mẻ (với lượng nước thải không lớn 8-10 m3

/chuồng gà).

Nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi: Nước thải từ quá trình dọn rửa phân sẽ dẫn theo các hệ thống ống thu tại các nhà gà chảy qua hệ thống các hố ga để lắng các chất cặn, rác. Sau đó nước thải tiếp tục được chảy qua hệ thống bãi lọc sinh học gồm 3 lớp: gạch phồng vỡ, xỉ than và đá kẹp hàm, cấy các loại cây như cây sậy, thủy trúc, cỏ voi, cỏ Vectiver, cây rong riềng.…, hàm lượng

Nước vệ sinh chuồng trại Hố ga lắng cặn Bãi lọc sinh học Ao sinh học Hệ thống ống thu

90

chất bẩn trong nước sẽ giảm đi đáng kể, sau đó nước thải tiếp tục được dẫn ra ao sinh học của trại.

Trong ao sinh học có tầng phân hủy khác nhau như: Tầng 1 khu vực bề mặt, nơi đây chủ yếu vi khuẩn và các loại thực vật thủy sinh (hoa súng, thủy trúc, bèo Nhật Bản); Tầng 2 khu vực trung gian, chất hữu cơ trong nước thải chịu sự phân hủy của vi khuẩn tùy nghi. Tầng 3 khu vực đáy, tích lũy cặn lắng và cặn này bị phân hủy nhờ vi khuẩn kỵ khí Sau khi qua ao sinh học, nước thải sẽ đạt giá trị nồng độ các chất ô nhiễm theo ngưỡng tiêu chuẩn nước thải của QCVN 40:2011/BTNMT mức B và đạt giá trị cho phép của QCVN 01-15/BNNPTNT.

Quy trình xử lý nước thải này phù hợp với thực tiễn tại khu vực trại cũng như khả năng xử lý, giảm thiểu nước thải. Hệ thống xử lý nước thải loại này đã và đang được áp dụng ở các công ty chăn nuôi ở nước ngoài cũng như đã các dự án đã được thực hiện thành công của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả thực hiện cho thấy, nước thải ra đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường hay tái sử dụng lại. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương.

Biện pháp 2: Do nước thải có hàm lượng chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho cao

nên có thể thu gom lại để tận dụng làm nước tưới cây trong khuôn viện trại gà giống. Đề suất ở cuối mỗi nhà gà xây dựng một bể chứa 03 ngăn có thể tích từ 6 – 8 m3/bể, nước thải rửa chuồng gà sẽ được chảy qua máng thu có các hố ga lắng cặn, sau đó nước thải tiếp tục chảy vào bể lắng 3 ngăn ở cuối nhà gà, tại ngăn thứ 3 nước thải tương đối trong và không có mầm bệnh vì trong quá trình xịt rửa chuồng trại có dùng các chất tẩy rửa để sát trùng, diệt mầm mống gây bệnh.

Hố ga Bể lắng 03 ngăn Nước thải chăn nuôi Song chắn rác Nước dùng để tưới cây nội trại

91

Nếu áp dụng biện pháp xử lý này, thì chất lượng nước thải sau xử lý phải được so sánh áp dung theo quy chuẩn QCVN 39:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.

3.2.2. Xử lý khí thải

Nhìn chung, tất cả các trang trại chăn nuôi gà giống đều áp dụng biện pháp sử dụng độn lót nền chuồng lên men vi sinh để xử lý mùi phát sinh ngay tại trong chuồng nuôi, điều này làm cho môi trường sống của gà giống luôn thông thoáng, gà phát triển và sinh trưởng tốt ngay tại chuồng nuôi. Nuôi gà thâm canh trên lớp độn lót chuồng lên men vi sinh là hình thức phổ biến trong chăn nuôi gà công nghiệp hiện nay, công dụng của lớp đệm lót chuồng là tạo ra một lớp cách nhiệt giữa gà và nền chuồng, có tác dụng hấp thụ khí độc, hơi nước, hấp thụ các chất thải (phân, nước tiểu) do gà thải ra. Trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối vì vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại và sinh mùi khó chịu. Ưu điểm của phương pháp này là xử lý được ô nhiễm mùi phát sinh ngay tại nguồn, chi phí xử lý thấp, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nhược điểm là chưa xử lý được bụi và phải bổ sung lớp độn lót thường xuyên hoặc phun chế phẩm sinh học mỗi khi lớp độn lót có hiện tượng ẩm ướt. Do đó, yêu cầu bổ sung thêm các lớp cây trồng đằng sau hệ hống quạt hút ở cuối nhà gà để hấp thụ và hạn chế mùi phát tán,

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)