5. Nội dung chính
1.3.3. Chất thải rắn từ quá trình chăn nuôi gà giống
Nguồn phát sinh chất thải rắn tại Trại gà giống bao gồm: Chất thải rắn do hoạt động chăn nuôi bao gồm: phân gà, thức ăn thừa, gà bị ốm, bệnh chết hoặc không đạt tiêu chuẩn chăn nuôi bị loại bỏ, trứng gà hỏng không đạt yêu cầu (phát sinh trong giai đoạn gà đẻ trứng).
- Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ yếu là các thực phẩm thừa, bao nilon, giấy vụn,…. Với khối lượng không nhiều lắm, nên thường được tự xử lý tại trại gà như làm thức ăn cho vật nuôi hoặc chôn lấp.
- Chất thải từ nhà mổ khám: Gà được mổ khám để có được các triệu chứng chính xác về bệnh từ đó đưa ra các hoạt động phòng ngừa xử lý cần thiết và phù hợp. Thành phần chủ yếu là lông gà, xác gà và nội tạng gà.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ chăn nuôi gà là không lớn với các thành phần chủ yếu là bóng đèn hỏng; giẻ lau dính dầu; dầu thải ra từ các phương tiện vận tải, máy phát điện; các chai lọ, bao bì chứa chất kháng sinh, khử trùng…
Nhìn chung chất thải rắn phát sinh từ trang trại chăn nuôi gà giống là tương đối lớn, chủ yếu là phân gà lẫn trấu hoặc dăm bào, theo điều tra, một nhà gà quy mô từ 6.000 – 8.000 gà giống thì sau một đợt nuôi thải ra khoảng 40 đến 50 tấn phân gà lẫn trấu hoặc dăm bào. Tuy nhiên, sau một đợt nuôi (65 tuần) thì lượng phân gà này thường bị phân hủy thành mùn hữu cơ và là nguồn phân đạm rất tốt để bón cho cây trồng.
Các trang trại chăn nuôi gà giống cũng nhận biết được các loại chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi, nhưng do ý thức chủ quan nên chưa biết cách phân loại và xử lý từng loại chất thải phát sinh. Phân gà thì đem bán, bao tải rách, bao giấy và trai lọ vắc xin phát sinh hàng ngày thường được thu gom và đốt, còn gà chết hàng ngày thường được thu gom vất xuống hố hủy gà mà chưa có một biện pháp phù hợp nào để xử lý gà chết này, đây là một trong những mối nguy hại nhất dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đất, không khí và đặc biệt là mầm mống, nguồn gốc lây lan các dịch bệnh trong chăn nuôi mà các trang trại chưa ý thức được.
28
CHƢƠNG II.
ĐIỀU TRA, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH
PHÚC
2.1. Khảo sát quy trình chăn nuôi tại các trang trại gà giống của huyện Tam Đảo.
Các trang trại chăn nuôi gà giống được chọn điều tra trên địa bàn huyện Tam Đảo là: Trại gà Yên Dương, Trại gà Đạo Trù và trại gà Tam Dương. Đây là các trang trại có mô hình chăn nuôi gà giống tập trung lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, với số lượng gà giống từ 40.000 con đến 140.000 con trên một trang trại, tạo ra được một lượng con giống đủ để cung cấp cho thị trường tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh lân cận.
Hình 2.1. Vị trí các trại gà giống khảo sát trên địa bàn huyện Tam Đảo
1 1 Trại gà Yên Dương Trại gà Đạo Trù Trại gà Tam Dương
29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý khu vực chăn nuôi gà giống.
2.1.1.1. Trại gà Tam Dương
Trại gà này được hình thành từ những năm 1980 thuộc xí nghiệp gia cầm Việt Nam, sau đó được Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam cổ phần hóa, mua lại và tiếp quản từ năm 1999. Trang trại được đầu tư 24 chuồng chăn nuôi gà giống với số lượng gà giống hàng năm là hơn 120.000 gà giống/năm.
- Vị trí khu đất, diện tích khuôn viên của trại gà Tam Dương
+ Phía Đông: tiếp giáp xã Hoàng Hoa; + Phía Tây: tiếp giáp Thị trấn Hợp Hòa; + Phía Nam: tiếp giáp xã Hướng Đạo; + Phía Bắc: tiếp giáp xã Hoàng Hoa.
- Quy mô đầu tư xây dựng công trình/ hạng mục công trình:
Tổng diện tích mặt bằng: 661.452 m2 Trong đó [15]: + Đất giao thông là 10.256 m2 + Khu vực nhà xưởng là 34.078 m2 + Khu vực chuyên dùng : 10.841 m2 + Đất thổ cư là 27.033 m2 + Khu vực khác là 579.244 m2
+ Tổng số chuồng chăn nuôi là: 24 chuồng, kích thước của mỗi nhà gà dài 100 m và rộng 9 m.
- Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng thủy văn
Địa hình khu vực trại gà Tam Dương mang nét đặc trưng của dạng địa hình trung du, bao gồm các đồi nhỏ nằm xen kẽ lẫn nhau có độ dốc sườn nhỏ, ở đây quá trình laterit đang phát triển mạnh, đất khu vực này có độ phì thấp.
Khu vực có nhánh sông Bến Tre chảy qua với lưu lượng nhỏ, nhánh sông này đóng vai trò chủ yếu điều tiết thủy văn lưu vực, nó có tác dụng tiêu thoát úng về mùa mưa và cấp nước về mùa khô.
30
- Đặc điểm khí hậu khu vực
Khí hậu của khu vực trại gà Tam Dương mang đặc điểm của khí hậu vùng trung du miền núi, ở đây theo các kết quả điều tra cho thấy nhiệt độ không khí trung bình hàng năm tại khu vực dao động trong khoảng 22 – 230
C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm tại khu vực là 78%. Lượng mưa trung bình đạt 1500 mm/năm. Các hướng gió chủ đạo trong năm là Đông nam (tần suất 34 %), Đông và Đông bắc (tần suất 21 %). Gió mùa đông bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với tốc độ trung bình khoảng 1,5 m/s, tốc độ lớn nhất khoảng 18 – 20 m/s. Gió mùa Đông nam thường xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.
- Tài nguyên sinh học
Toàn bộ khuôn viên của trại gà được trồng bạch đàn, mục đích vừa tạo cảnh quan vừa tận dụng đất và chống xói mòn. Hệ thực vật ở đây chủ yếu là các loài cây lương thực gồm : Lúa, ngô, khoai, đậu đỗ và các loài cây ăn quả khác. Các loài cây thân gỗ chủ yếu là bạch đàn, xoan, thực vật thủy sinh gồm các loài rong rêu, bèo, một số loại tảo…
Hệ động vật chủ yếu là các loài gia súc, gia cầm được nuôi trong các gia đình như : Trâu, Bò, Lợn, Gà… Động vật hoang dã rất nghèo nàn chỉ tồn tại một số loài như : rắn nước, ếch nhái, rắn hổ mang…
2.1.1.2. Trại gà Yên Dương
Trại gà Yên Dương được xây dựng tại khu đồi Thác Cổng xã Yên Dương, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích mặt bằng là là 17,7049 ha. Trong đó: diện tích thuộc xã Yên Dương là 161.517 m2
, diện tích thuộc xã Đạo Trù 7.552 m2.
- Vị trí địa lý của trại gà Yên Dương :
+ Phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp đồi Thác Cổng
+ Phía Nam và Đông Nam giáp suối lạnh và dân cư thuộc xóm 1 thôn Đồng Mới, đường bê tông liên xã.
31
- Khối lượng và quy mô các hạng mục của trại gà Yên Dương:
Các hạng mục công trình chính: các chuồng gà từ số 1 đến số 10, nhà mổ khám, nhà ăn tập thể, nhà khách, nhà ở công nhân, nhà văn phòng + kho, bể nước ngầm, tháp nước, hố hủy gà, nhà tắm, cổng khử trùng, trạm biến thế, nhà máy phát điện, giếng nước công nghiệp.
Các công trình phụ trợ: Cổng vào trại, nhà bảo vệ, nhà để xe, đường nội bộ, hàng rào, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, tháp bảo vệ.
Tóm tắt khối lượng, quy mô các hạng mục công trình phục vụ dự án được trình bày ở bảng dưới:
Bảng 2.1. Tổng hợp khối lượng, quy mô các công trình của trại gà Yên Dương [16].
STT Các hạng mục công trình Đơn vị Số lƣợng Các công trình chính 1 Nhà gà 128 x 12 m (8 nhà gà) m2 12.288 2 Nhà mổ khám m2 16 3 Nhà ăn tập thể m2 108 4 Nhà khách m2 150 5 Nhà ở công nhân m2 450 6 Nhà văn phòng + kho m2 364 7 Tháp nước m2 10 8 Nhà tắm chính m2 72 9 Trạm biến thế m2 36 10 Phòng máy phát điện m2 108
32 12 Bể nước ngầm m3 300 13 Hố hủy gà hố 2 Các công trình phụ trợ 1 Nhà bảo vệ m2 48 2 Nhà để xe m2 108 3 Đường nội bộ m2 2.400
4 Hàng rào vòng ngoài và nội
bộ m
2 2.050
5 Hệ thống thoát nước bộ 1
6 Hệ thống chiếu sáng bộ 1
- Mối tương quan của dự án với:
* Các đối tượng tự nhiên:
+ Khoảng cách gần nhất từ vị trí dự án cách đường giao thông liên xã khoảng 35 m phía Đông Nam dự án.
+ Khu vực cổng dự án có cắt qua suối Lạnh phía Đông Nam dự án.
+ Khoảng cách gần nhất từ dự án tới sông Phó Đáy là 5 m phía Tây và Tây Nam dự án.
+ Vị trí dự án tiếp giáp với đồi Thác Cổng thuộc hai xã Yên Dương và Đạo Trù phía Đông và Đông Nam dự án.
* Các đối tượng kinh tế - xã hội:
+ Khu vực nhà gà có khoảng cách tới khu dân cư gần nhất khoảng 350 m về phía Đông Nam của dự án.
+ Xung quanh khu vực dự án 2 km không có các công trình di tích, lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nào.
33
* Hệ sinh thái thủy vực: chủ yếu là các loại động thực vật thủy sinh của sông Phó Đáy và suối lạnh chảy xung quanh dự án. Nguồn nước được cấp từ nước mưa tự nhiên.
+ Động vật thủy sinh bao gồm các loại cá tự nhiên, cá suối.
+ Nhóm loài thực vật thuỷ sinh bậc cao không phong phú về thành phần loài: Chỉ có một số các loài phổ biến như Nhóm rong, rêu phát triển ở một số những đoạn, nơi có chất đáy là bùn giàu dinh dưỡng.
2.1.1.3. Trại gà Đạo Trù
* Vị trí khu đất, diện tích khuôn viên
- Vị trí Trang trại: xã Đạo Trù, Tam Đảo, Vĩnh Phúc - Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông: tiếp giáp với suối Thai Bi Thòi; + Phía Tây: tiếp giáp khe núi Voi Lẹn
+ Phía Nam: tiếp giáp suối và hồ đập Phân Lân; + Phía Bắc: tiếp giáp vườn quốc gia Tam Đảo - Diện tích khuôn viên của trang trại: 20,4 ha.
Bảng 2.2. Danh sách các hạng mục công trình [17]. TT Hạng mục công trình Số lƣợng (nhà) Diện tích (m2) 1 Chuồng gà 7 5.600 2 Nhà điều hành và nhà kho 1 400 3 Nhà ở công nhân 1 350 4 Nhà ăn 1 64
5 Nhà để xe, trạm biến áp, nhà bảo vệ 1 71
6 Nhà khử trùng 1 36
34
Khu vực trại gà Đạo Trù có vị trí nằm cách xa Khu dân cư gần nhất là 1 km, khí hậu nằm gần khu vực dãy núi Tam Đảo nên rất mát mẻ thuận lợi cho chăn nuôi gia cầm. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho đảm bảo an toàn sinh học, là nhân tố quan trọng cho chăn nuôi gà giống, nó đảm bảo được tính cách ly cũng như việc kiểm soát các nguồn gây bệnh từ bên ngoài vào trang trại.
2.1.2. Quy cách xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà giống
Để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan và thiệt hại không đáng có, mô hình chuồng trại gà giống ở các trại gà khảo sát là kiểu chuồng lạnh. Mô hình này cũng đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài hoàn toàn, một đầu có hệ thống nhiều quạt hút lớn đường kính 1,4- 1,5 m, một đầu hệ thống làm mát từ nước. Khi hệ thống quạt hút giảm nhiệt độ bên trong không theo yêu cầu, bộ cảm ứng bên trong tự động bật hệ thống làm mát cho gà sẽ hoạt động. Nhiệt độ trong chuồng nuôi được điều chỉnh giảm dần theo độ tuổi của gà. Lúc gà mới thả vào chuồng thì nhiệt độ 33-340C, khi gà lớn dần thì nhiệt độ cũng được điều chỉnh giảm dần còn 25-26o
C.
Chuồng gà xây theo hướng đông tây, diện tích mỗi chuồng rộng 10 x 80 m hoặc 12 x 126 m; xung quanh nhà gà được xây tường gạch bao quanh cao 0,7 m, dựng khung thép bắn tôn với chiều cao mỗi chuồng từ 3 đến 3,5 m, nuôi từ 6.000 con đến 10.000 con/chuồng. Khoảng trống từ quạt hút đến nơi gà ở rộng 1 x 10 m; khoảng trống từ giàn lạnh đến khu gà ở rộng 2 x 10 m, khoảng không gian để lấy gió của hệ thống giàn lạnh là 3 x 10 m, diện tích nhà kho rộng 6 x 12 m. Chung quanh chuồng gà chừa hành lang rộng 1,2 m để vận chuyển thức ăn, đi lại chăm sóc
Hình 2.2. Hệ thống dàn làm mát đầu chuồng và quạt thông gió phía cuối chuồng
35
đàn gà. Phía sau chuồng là hệ thống quạt thông gió tiên tiến, giúp làm thông thoáng không khí và điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi. Đầu chuồng gà là khu vực kho chứa hệ thống tủ điện điều khiển của nhà gà và là nơi tập kết thức ăn để cung cấp cho gà.
Đầu chuồng gà còn có hệ thống giàn mát ở hai bên hông chuồng gà, giàn mát này sẽ tự động bật để giảm nhiệt độ trong chuồng gà vào những ngày hè. Để chuồng gà được thông thoáng, có thể sử dụng số quạt hút theo tuần tuổi: Gà một tuần tuổi sử dụng 2 quạt ban ngày, hai tuần tuổi sử dụng 4 quạt ban ngày và 2 quạt ban đêm, ba tuần tuổi sử dụng 6 quạt ban ngày và 4 quạt ban đêm, gà bốn tuần tuổi sử dụng 8 quạt ban ngày và 6 quạt ban đêm, gà 6-7 tuần tuổi sử dụng 12-14 quạt ban ngày và 10-12 quạt ban đêm. Cách tốt nhất để giữ nhiệt ổn định thích hợp là gắn bộ điều khiển nhiệt độ tự động trong chuồng để tắt mở quạt hút và máy bơm nước giàn lạnh tự động.
Hình 2.3. Bên trong mô hình chuồng lạnh nuôi trên nền của trại Tam Dương
Để xây dựng kiểu chuồng lạnh, ban đầu tốn khá nhiều chi phí đầu tư nhưng gà nuôi được an toàn, nuôi được nhiều gà và gà tăng trọng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn, ít bị nhiễm bệnh hơn. Xung quanh trại gà được xây dựng tường bao cao 2,5 m để ngăn gia xúc và vật nuôi bên ngoài vào trong trại, mỗi trang trại gà giống thường được phân ra 2 đến 3 khu chăn nuôi khác nhau (mỗi khu chăn nuôi gồm 4 – 8 chuồng nuôi) để nuôi các đàn gà giống khác nhau, tại cổng của trang trại và cổng
36
mỗi khu vực chăn nuôi đều có nhà tắm sát trùng, hệ thống phun xịt, xông sát trùng người và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi.
2.1.3. Quy trình chăn nuôi gà giống ở các trại gà khảo sát
Đàn gà giống bố mẹ gồm 2 dòng (dòng trống và dòng mái) được nhập khẩu từ nước ngoài về. Dòng trống và dòng mái sẽ được nuôi lớn để đẻ trứng, sau này trứng sẽ được ấp để sản sinh ra gà con giống thương phẩm một ngày tuổi. Quy trình chăn nuôi gà thường được chia ra làm 03 gai đoạn: Giai đoạn hậu bị (từ 1-25 tuần), giai đoạn đẻ trứng (từ 25-65 tuần) và giai đoạn chuẩn bị chuồng trại để bắt đầu đợt nuôi mới. Nhìn chung, trong 03 trại gà giống khảo sát (Trại gà Yên Dương, trại gà Đạo Trù, trại gà Tam Dương) thì quy trình và kỹ thuật chăm sóc gà giống ở từng giai đoạn chăn nuôi là đều giống nhau, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các trại là cách chăn nuôi gà trên sàn hoặc chăn nuôi gà trực tiếp trên nền chuồng. Trong đó chăn nuôi trên sàn thì dọc theo hai bên chuồng nuôi là khu vực cho gà ăn uống được kê lớp sàn nhựa cao khoảng 50 cm để gà ăn trên đó và thải chất thải xuống dưới, còn khu vực dọc theo giữa chuồng gà được lót một lớp dăm bào (đã được khử trùng) dầy khoảng 10-15 cm để cho gà có thể lên, xuống cào bới ở đó. Còn chăn nuôi trên nền thì toàn bộ chuồng được dải một lớp dăm bào dày khoảng 10 - 15 cm và gà được chăn nuôi, thải chất thải trực tiếp trên lớp độn lót đó.