5. Nội dung chính
2.3.2. Biện pháp xử lý nước thải
Với đặc thù qui trình chăn nuôi gà giống bố mẹ thì sau một đợt nuôi (65 tuần) mới tiến hành dọn phân và rửa chuồng trại, vì vậy lượng nước thải thường xuyên của trại chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải từ quá trình khử trùng xe, người ra vào trại và nước mưa chảy tràn.
2.3.2.1. Xử lý nước thải sinh hoạt:
Mỗi trang trại gà giống có khoảng 25 đến 50 người làm việc ở đó, do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại trại dao động từ 3 – 5 m3, toàn bộ nước thải sinh hoạt của trại được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 – 12 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi đi qua ngăn lắng sẽ tiếp tục qua ngăn lọc sinh học cho nên hiệu suất xử lý nước thải sẽ cao. Để cho hệ thống tự hoại hoạt động hiệu quả nhà máy thường xuyên bổ sung các men xử lý bể phốt DW 97 định kỳ 3 tháng/lần, mỗi lần bổ sung 4 kg.
59
Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống bể tự hoại được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc thải trực tiếp ra vùng đất trống của trang trại.
Nước thải SH vào
Ngăn1 Ngăn2 Ngăn 3 Ngăn3
nước ra Ống thông hơi Cửa hút cặn Ống thông hơi
60
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại các trại gà khảo sát [20].
TT Tên chỉ tiêu Phƣơng pháp phân
tích Đơn vị tính Kết quả Giá trị Cmax (QCVN 14:2008/ BTNMT)
Trại Yên Dƣơng Trại Đạo Trù Trại Tam Dƣơng
06/4/2015 29/6/2015 03/4/2015 20/9/2015 28/6/2015 20/9/2015 B
1 pH* TCVN 6492:2011 - 7,05 7,01 6,81 7,21 7,19 6,47 5-9
2 Tổng chất rắn lơ lửng
(TSS)* TCVN 6625:2000 mg/l 58 107 128 71 67 113 120
3 Nhu cầu ôxy sinh hóa
(BOD5)* TCVN 6001-1:2008 mg/l 28 52 23 43 33 57 60 4 Amoni (NH4+)* TCVN 5988:1995 mg/l 2,12 2,31 - - 1,86 2,02 12 5 Nitrat (NO3-)* TCVN 6180:1996 mg/l 0,194 0,53 0,194 <0,032 0,113 0,117 60 6 Phosphat (PO43-) TCVN 6202:1996 mg/l 1,56 0,085 - - 0,07 0,095 12 7 Dầu mỡ động, thực vật TCVN 4582:1988 mg/l 2,4 2,8 - - 1,2 2,4 24
8 Ôxy hòa tan (DO) TCVN 7325:2004 mg/l - - 4,56 6,07 - - -
61 (COD)* 10 Tổng Nitơ (N)* TCVN 6624-1:2000 mg/l - - 3,9 2,829 - - - 11 Tổng Phospho (P)* TCVN 6202:2008 mg/l - - 0,237 0,055 - - - 12 Tổng Coliform* TCVN 6187:1996 MPN/ 100ml 2.700 4.600 8.400 7.900 6.300 6.200 6.000 Ghi chú
- Vị trí lấy mẫu: Tại cửa xả ra môi trường của mỗi trại.
- Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329.
- Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không được vượt quá giá trị Cmax được tính theo công thức: Cmax = C x K trong đó:
+ C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT.
+ Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
+ K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định theo QCVN 14:2008/BTNMT. Trang trại có số lượng người lao động < 500 người nên áp dụng K = 1,2.
62
Nhận xét:
Từ bảng kết quả phân tích ta nhận thấy đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép trích theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, tuy nhiên còn chỉ tiêu TSS và Coliform ở hai trại gà Đạo Trù và Trại gà Tam Dương vượt quy chuẩn cho phép. Chất lượng nước thải ở trại gà Yên Dương tương đối tốt vì nước thải sau hệ thống bể phốt của trại này được dẫn chung với nước tắm, khử trùng người và phương tiện ra vào trại.
2.3.2.2. Xử lý nước thải từ quá trình vệ sinh xe và người ra vào khu vực trại:
Khối lượng nước thải khử trùng tại trại vào khoảng 2 – 5 m3/ngày và thành phần của nó có chứa các chất tẩy rửa và các hợp chất của Clo. Lượng nước này thường được bay hơi hoặc thải trực tiếp vào môi trường tiếp nhận, nhưng nhìn chung nước khử trùng tương đối sạch và không ảnh hưởng tới môi trường tiếp nhận.
2.3.2.3. Xử lý nước thải vệ sinh chuồng trại sau một đợt nuôi (65 tuần):
Sau một đợt nuôi gà giống (65 tuần) thì có phát sinh lượng nước tẩy rửa chuồng nuôi với khối lượng khoảng 10 m3/chuồng, nhưng các chuồng nuôi thường được rửa gián đoạn, không rửa cùng một lúc, do đó lượng nước thải phát sinh cũng không nhiều và thường được xả thải ngấm trực tiếp vào đất.
Nhìn chung nước thải sinh hoạt và chăn nuôi gà giống phát sinh sẽ bị xả ra một cách bừa bãi vào các nguồn tiếp nhận khác nhau mà không được xử lý và thu gom vào các hồ chứa.
63
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả phân tích nước thải vệ sinh chuồng trại sau một đợt nuôi (65 tuần) [20].
TT Tên chỉ tiêu Phƣơng pháp phân
tích
Đơn vị tính
Kết quả Giá trị Cmax
theo QCVN 40:2011/BTNMT)
Trại Yên Dƣơng Trại Đạo Trù
06/04/2015 20/09/2015 A
1 pH* TCVN 6492:2011 - 6,87 7,91 6-9
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)* TCVN 6625:2000 mg/l 53 62 54
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) SMEWW
2540C:2012 mg/l 89 - -
4 Ôxy hòa tan (DO) TCVN 7325:2004 mg/l 4,96 6,12 -
5 Nhu cầu ôxy sinh hóa
(BOD5)* TCVN 6001-1:2008 mg/l 26 34 32,4
6 Nhu cầu ôxy hóa học
(COD)* TCVN 6491:1999 mg/l 39 68 81
7 Clorua (Cl-)* TCVN 6194:1996 mg/l 4,8 - 540
8 Amoni (NH4+)/N* TCVN 5988:1995 mg/l 2,07 - 5,4
64 10 Tổng Phospho (P)* TCVN 6202:2008 mg/l 0,1 0,04 4,32 11 Sunfua (S2-) TCVN 6637:2000 mg/l 0,067 - 0,216 12 Dầu mỡ khoáng TCVN 5070:1995 mg/l 1,8 - 5,4 13 Nitrat (NO3-)* TCVN 6180:1996 mg/l - 0,102 - 14 Tổng Coliform TCVN 6187:1996 MPN/ 100ml 2.600 4.600 3.000 Ghi chú:
- Vị trí lấy mẫu: Tại cửa xả ra môi trường của mỗi trại lúc rửa chuồng trại. - Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329.
- Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không được vượt quá giá trị Cmax được tính theo công thức: Cmax = C x Kq x Kf trong đó:
+ C là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại mục 2.2 của QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ Cột quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
65
+ Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải. Nguồn tiếp nhận là các lưu vực sông có lưu lượng dòng chảy Q ≤ 50 m3
/s, ứng với Kq = 0,9.
+ Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải: Lưu lượng xả thải của các trang trại F ≤ 50 m3/ngày, ứng với Kf = 1,2.
- Cmax = C x 1,08. Nhận xét:
Từ bảng kết quả phân tích ta nhận thấy đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép trích theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, tuy nhiên còn ba chỉ tiêu TSS, BOD5 và Coliform của trại gà Đạo Trù vượt quy chuẩn cho phép.