Quy trình chăn nuôi gà giống ở các trại gà khảo sát

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ (Trang 36 - 44)

5. Nội dung chính

2.1.3.Quy trình chăn nuôi gà giống ở các trại gà khảo sát

Đàn gà giống bố mẹ gồm 2 dòng (dòng trống và dòng mái) được nhập khẩu từ nước ngoài về. Dòng trống và dòng mái sẽ được nuôi lớn để đẻ trứng, sau này trứng sẽ được ấp để sản sinh ra gà con giống thương phẩm một ngày tuổi. Quy trình chăn nuôi gà thường được chia ra làm 03 gai đoạn: Giai đoạn hậu bị (từ 1-25 tuần), giai đoạn đẻ trứng (từ 25-65 tuần) và giai đoạn chuẩn bị chuồng trại để bắt đầu đợt nuôi mới. Nhìn chung, trong 03 trại gà giống khảo sát (Trại gà Yên Dương, trại gà Đạo Trù, trại gà Tam Dương) thì quy trình và kỹ thuật chăm sóc gà giống ở từng giai đoạn chăn nuôi là đều giống nhau, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các trại là cách chăn nuôi gà trên sàn hoặc chăn nuôi gà trực tiếp trên nền chuồng. Trong đó chăn nuôi trên sàn thì dọc theo hai bên chuồng nuôi là khu vực cho gà ăn uống được kê lớp sàn nhựa cao khoảng 50 cm để gà ăn trên đó và thải chất thải xuống dưới, còn khu vực dọc theo giữa chuồng gà được lót một lớp dăm bào (đã được khử trùng) dầy khoảng 10-15 cm để cho gà có thể lên, xuống cào bới ở đó. Còn chăn nuôi trên nền thì toàn bộ chuồng được dải một lớp dăm bào dày khoảng 10 - 15 cm và gà được chăn nuôi, thải chất thải trực tiếp trên lớp độn lót đó.

37 Kiểm dịch đạt yêu cầu Tiếp tục một đợt nuôi mới Gà giống bố Gà giống mẹ

Giai đoạn hậu bị (từ 1 đến 25 tuần)

Giai đoạn đẻ trứng (từ 25 đến 65 tuần)

Bán gà loại – Phá đàn

Thu dọn phân và trấu, dăm bào

Tẩy rửa chuồng trại

Làm khô và sát trùng (từ 1 đến 2 tháng)

Kết hợp với TTVSTY TW1 đo môi trường

chăn nuôi trước khi nhập gà về

Trứng giống được chuyển đi ấp, nở ra gà con giống thương phẩm 1 ngày tuổi Nhập khẩu gà giống bố mẹ một ngày tuổi Giai đoạn đẻ trứng Giai đoạn hậu bị Gai đoạn chuẩn bị chuồng trại để bắt đầu đợt nuôi mới

38

2.1.3.1. Giai đoạn hậu bị (từ 1-25 tuần):

Gà được nuôi trong điều kiện chuồng trại tốt nhất, lượng thức ăn hợp lý nhất và các phương tiện chăm sóc thú y tốt nhất, chế độ theo dõi cân nặng tỉ mỉ, tiêu chuẩn và dinh dưỡng cân đối kết hợp với cách đánh giá hợp lý nhằm đạt chỉ tiêu đồng đều trong đàn hoặc trong lứa về cân nặng.

Trước khi gà giống bố và gà giống mẹ được nhập khẩu về sẽ được tổng cục thú y kiểm dịch thú y để đảm bảo gà giống đều an toàn dịch bệnh. Khi gà giống được chuyển về trang trại chăn nuôi, thì gà trống và gà mái sẽ được nuôi riêng biệt trong các ô ngăn cách khác nhau, đến tuần thứ 22-23 thì mới bắt đầu tiến hành ghép gà trống với gà mái (tỉ lệ ghép là gà trống không được quá 10% so với gà mái).

Kỹ thuật úm gà (từ 1-21 ngày tuổi): Úm gà con là một trong những khâu rất

quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao. Do đó khi gà được đưa về chuồng, nên cho vào quây úm và làm quen thức ăn, nước uống ngay lập tức. Gà đang đói nên sẽ ăn tốt và đầy diều. Đánh giá lượng thức ăn trong diều là thời điểm quan trọng sau khi đưa gà vào vị trí nó như một phương tiện hữa ích đánh giá sự thèm ăn và kiểm tra tất cả gà con đã tìm thấy thức ăn và nước uống. Thức ăn trong diều cần được theo dõi trong 48 giờ đầu tiên, nhưng 24 giờ đầu tiên là quan trọng nhất.

Thức ăn đủ trong diều Thức ăn không đủ trong diều

Trong giai đoạn đầu của úm gà (3 ngày đầu tiên) nên bổ sung thức ăn thường xuyên với số lượng nhỏ tối đa (5-6 lần/ngày). Điều này sẽ tránh những vấn đề của

39

thực phẩm trở thành cũ và sẽ khuyến khích gà ăn. Khi gà được 7 ngày trở lên thì sẽ được cho ăn theo khẩu phần ăn sẵn, ăn 1-2 lần/ngày. Nước uống nên vệ sinh và thay mới thường xuyên, trong giai đoạn úm gà thì cần theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, sự hoạt động của gà trong quây úm để có thể điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho gà.

Nhiệt độ quá cao

Gà không gây tiếng ồn

Gà tránh xa nguồn nhiệt, đầu và cánh rũ xuống

Nhiệt độ đúng

Gà con trải đều, biểu thị mức độ tiếng ồn vừa ý

Nhiệt độ quá thấp

Gà con tập chung ở nguốn sưởi, gà con kêu ồn ào

Gió lùa

Với kiểu phân bố này cần có sự điều tra Bị ảnh hưởng bởi gió lùa, phân bố ánh sáng

không đều, tiếng ồn từ bên ngoài

Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích

40

hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không (nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà).

Bảng 2.3. Nhiệt độ tiêu chuẩn quây khi quây úm gà [18].

Ngày tuổi

Quây úm

Chuồng sƣởi ấm nhiệt độ chuồng (0C) Nhiệt độ nguồn sƣởi (0 C) Nhiệt độ trong quây (0C) 1 – 3 38 28 – 29 31 – 33 4 – 7 35 28 31 – 32 8 – 14 32 28 29 – 31 15 – 21 29 28 28 – 29 22 - 28 29 25 – 28 23 – 28

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5 m với cường độ chiếu sáng (W/m2 chuồng) như sau:

Bảng 2.4. Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà [18]. Ngày tuổi Thời gian chiếu sáng hàng

ngày (giờ) Cƣờng độ chiếu sáng (W/m2) 1 – 2 22 35-40 3 – 4 20 35-40 5 – 7 17 35-40 8 – 10 14 35-40 11 – 13 11 35-40 14 - 28 8 35-40

41

Thời kỳ phân loại gà: Mục đích của phân loại là để sắp xếp đàn thành 2 hoặc

3 nhóm quần thể có trọng lượng trung bình khác nhau để mỗi nhóm có thể được quản lý theo một cách mà sẽ cho kết quả tốt cho sự đồng đều của toàn đàn vào giai đoạn gà đẻ.

Khi gà được 5 tuần tuổi sẽ chọn gà khoẻ mạnh, đã được phòng bệnh đầy đủ, con nào nhỏ quá thì cho tách riêng và cho ăn bổ sung. Đến giai đoạn 11 tuần tuổi tiếp tục chọn gà khoẻ mạnh, đạt trọng lượng tương đương với thời gian nuôi, và đã được tiêm phòng đầy đủ, nếu gà nhỏ quá tiêu chuẩn thì bán loại lần 1 (thường thì giết loại do gà còi và quá nhỏ). Giai đoạn 19-22 tuần tuổi, tiến hành cân nặng và lựa chọn gà đạt trọng lượng của giống và có độ đồng đều trong đàn gà, nếu gà nhỏ quá tiêu chuẩn thì bán loại lần 2.

Khi gà đã đạt chỉ tiêu về cân nặng và độ đồng đều ở cuối tuần 22, đầu tuần 23 sẽ tiến hành ghép gà trống với gà mái (tỉ lệ gà trống là không được vượt quá 10 % số lượng gà mái), ở các trại gà khảo sát thì tỉ lệ ghép là 1 gà trống ghép cho 10 gà mái.

2.1.3.2. Giai đoạn đẻ trứng (từ 25-65 tuần):

Trứng được lựa chọn để chuẩn bị cho quá trình ấp tiếp theo đó. Điều kiện chuồng trại, chăm sóc thú y và chế độ dinh dưỡng phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về cân nặng và năng suất trứng để tối đa hóa sản lượng trứng sản xuất được. Trong giai đoạn này, các trang trại đã đặt ra chương trình quản lý và chăm sóc con gà giống ở điều kiện tốt nhất cụ thể:

Trưởng trại sẽ Lập kế hoạch thực hiện quản lý gà đẻ, đặc biệt chương trình quản lý thức ăn, nước uống, thông thoáng, nền chuồng, vaccin, cân gà, bảo dưỡng và sửa chữa ổ đẻ, lịch thu nhặt trứng, chương trình đặt ánh sáng và chương trình lấy mẫu máu cho gà giống.

Công nhân chịu trách nhiệm kiểm soát chương trình thức ăn và nước uống được phân phối bằng các trang thiết bị tự động. Số lượng và lịch cho ăn căn cứ vào chương trình đã được lập sẵn. Cung cấp nước uống theo nhu cầu (uống tự do). Hàng

42

ngày, vệ sinh chậu sát trùng chân trước cửa chuồng gà và thay mới dung dịch sát trùng, vệ sinh sạch sẽ thiết bị máng ăn và máng uống trước khi sử dụng lại. Kiểm tra gà chết bằng cách đi xung quanh bên trong nhà gà và để vào túi nhựa đặt sẵn phía trước nhà gà. Hết ngày làm việc tập kết gà chết và mang đến hố hủy gà để xử lý. Nhặt và phân loại trứng từ ổ đẻ 6 lần/ngày, sau khi trứng giống được phân loại thì đem xông sát trùng trứng 1 – 3 lần tùy thuộc tình hình, phân loại và đánh dấu mã đàn cho trứng giống, ngày sản xuất, dòng, nhà gà trong mỗi khay trứng và đặt vào phòng làm mát của trại, hàng ngày trứng sẽ được vận chuyển đi đến các nhà máy ấp trứng để ấp ra gà con thương phẩm 1 ngày tuổi. Liên tục kiểm soát chuột, ruồi và các loại gia cầm khác, quản lý chất độn chuồng, thông thoáng, khô dáo, sàn và ổ đẻ, nếu chất độn chuồng ẩm ướt thì cần bổ sung thêm hoặc phun chế phẩm sinh học ngay, đảm bảo điều kiện môi trường chăn nuôi luôn thông thoáng.

2.1.3.3. Gai đoạn chuẩn bị chuồng trại để bắt đầu đợt nuôi mới:

Sau khi kết thúc một đợt nuôi (65 tuần), chuồng nuôi được dọn sạch phân và các dụng cụ chăn nuôi theo kế hoạch đã đề ra. Chuồng nuôi cần được dọn dẹp sạch về mặt cơ học và phun khử trùng trước khi đưa chất độn chuồng vào chuẩn bị cho đàn tiếp theo.

Khi gà loại đàn được bán hết, thì công nhân nhà gà sẽ phun tất cả bề mặt của nhà gà (tường, sàn bề mặt lưới) sử dụng thuốc sát trùng (Vetancid 5 g/m2

hoặc butok 2cc/l nước) bằng phun sương quạt bên trong và để trong 48 giờ, trước khi tháo tất cả các thiết bị bên trong nhà gà, như thiết bị máng ăn, máng uống, sàn … (ngoại trừ các thiết bị treo bên trong nhà gà) được đưa ra ngoài để cọ rửa. Cọ rửa tất cả các trang thiết bị (quạt, hệ thống máng uống, hệ thống máng ăn, ổ đẻ, sàn gà …) bằng nước sạch và chất tẩy rửa với máy bơm áp lực 40 - 100 bar cho đến khi tất cả sạch sẽ và không còn dính bất cứ một chất bẩn nào của đàn gà trước, rồi đem cất vào kho theo quy định.

Khi các trang thiết bị trong nhà gà được đưa ra ngoài để cọ rửa, trang trại sẽ liên hệ với khách hàng vào thu mua phân gà cho trại, các bao tải đựng thức ăn hàng ngày sẽ được tận dụng để chứa phân gà, khi phân gà được nén vào trong các bao tải

43

kín sẽ được xe nội trại chuyển ra ngoài khu vực trại rồi mới sang xe cho khách hàng, điều này tránh được sự lây lan dịch bệnh từ những nguồn bên ngoài vào trang trại. Sau khi thu dọn xong toàn bộ phân gà trong chuồng, thì công nhân sẽ tiến hành cọ rửa chuồng trại. Dùng máy phun áp lực 40 - 100 bar để rửa sạch tất cả phân gà, bụi, bẩn trong nhà gà bằng nước sạch và chất tẩy rửa cho đến khi tất cả sạch sẽ, sau đó rắc muối lên sàn 250 g/m2

(trước khi rắc muối, sàn phải được phun nước). Để muối tối thiểu 24 giờ sau đó rửa sạch bằng vòi phun áp lực. Sau khi nhà gà được rửa sạch bằng cơ học, sẽ tiến hành sát trùng chuồng trại chăn nuôi và các trang thiết bị như sau:

Sát trùng nhà gà lần thứ nhất: Phun tất cả bề mặt của các phần bên trong nhà

gà đã được vệ sinh sạch phân và bụi bẩn bằng dung dịch sát trùng longlife (5ml/1 nước), khối lượng dung dịch chứa chất sát trùng là 200 – 300 ml/m2

.

Sát trùng nhà gà lần 2:Thủ tục giống lần 1 (sát trùng nhà gà lần thứ nhất),

thực hiện các công việc đó cho tất cả các nhà gà. Thuốc khử trùng có thể dùng là: TH4 4ml/l nước hoặc Synergize 4ml/l nước hoặc Pristam 5ml/l nước.

Kiểm tra vệ sinh môi trường nhà gà (việc này được thực hiện bởi nhân viên từ phòng thí nghiệm): Thử nghiệm tăm bông cho sàn, tường, thiết bị v.v.. 16 mẫu/nhà gà và lấy mẫu nước uống hai tuần trước khi nhập gà, tổng số mẫu là 20 %/nhà gà.

Sát trùng nhà gà lần 3 (tùy chọn): Làm điều đó nếu kết quả kiểm tra vệ sinh

môi trường vẫn còn ô nhiễm. Thủ tục khử trùng giống lần 1, nhưng sử dụng các chất khử trùng: Virakil 5ml/l nước hoặc Desgrin 5ml/l nước hoặc Virocid 5ml/l nước.

Chuẩn bị chuồng trại bắt đầu một đợt nuôi gà giống mới: Rải thuốc sát trùng Vetancid (5 g/m2) bằng phun sương quạt bên trong nhà gà một tuần trước khi cho dăm bào vào nhà gà. Trải bạt nhựa lên sàn trước khi trải dăm bào, trải đều dăm bào lên sàn (10 cm) và lên nền (15 cm). Dăm bào được dùng như là tấm đệm trong quây úm để giữ nhiệt, cho dăm bào vào trong quây gà, bề mặt phải phẳng để nhiệt tản đều. Lắp sưởi gas cho mỗi quây chứa 450-500 gà và cao 120 cm, phủ giấy lên

44

tất cả chất độn chuồng phía bên trong quây khi nhập gà và sau đó 1-2 ngày. Đặt dụng cụ dùng cho gà con như khay ăn (10 khay ăn/quây), máng uống (6 máng uống/quây), dùng máng uống gallon.

Phun tất cả bề mặt bên trong nhà gà và tất cả các trang thiết bị dùng dung dịch sát trùng (long life 4ml/l nước hoặc formalin 50 ml/l nước hoặc vircon 5 gr/l nước). Kiểm tra lần cuối kế hoạch công việc (để nhập gà) và thiết bị nhà gà để tất cả các công việc được thực hiện một cách chính xác. Xông khử trùng nhà gà 3 - 5 ngày trước khi gà về với thuốc sát trùng là Forcent 15 gram cộng với formalin 30 ml cho mỗi m2. Dùng thùng với dung tích khoảng 100 lít để chứa chất xông khử trùng, cho vào mỗi thùng 1,5 - 2 kg forcent (bán kính thùng là 2 m), khoảng cách tối thiểu mỗi thùng là 4 m (dùng xô nhựa dung tích 10 l để đong Formalin, mỗi thùng xông dùng 1 xô Formalin).

Lưu ý, thời gian trống chuồng tối thiểu là 8 tuần kể từ ngày cuối cùng gà được đưa ra khỏi chuồng cho đến khi gà mới được nhập về. Kiểm tra và làm sạch môi trường bên ngoài nhà gà, bao gồm cả các khoảng trống của trang trại. Chuẩn bị mẫu biểu/sổ ghi cần thiết để nhập gà như biểu nhập gà, biểu ghi nhiệt độ nhà gà, nhiệt độ quây gà, số gà trên một quây, sổ ghi chép nhà gà và văn phòng phẩm. Bật đèn soi và chiếu sáng, bật gasolec làm nóng chất lót chuồng của quây gà đến 35oC (4 - 6 giờ trước khi gà về).

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ (Trang 36 - 44)