5. Nội dung chính
2.4. Đánh giá tổng hợp các vấn đến liên quan đến quá trình chăn nuôi
chất thải
Quá trình chăn nuôi gà giống ở tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày một phát triển, trong đó các cơ sở đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài về với hệ thống máng ăn, máng uống, hệ thống cảm biến nhiệt kết hợp quạt thông gió và giàn mát hoàn toàn tự động, do đó con gà giống được chăn nuôi trong điều kiện môi trường chuẩn được cài đặt sẵn, gà sinh trưởng và phát triển đạt được năng suất tối đa trong chăn nuôi. Các trang trại đã áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học như vùng chăn nuôi cách ly, phương thức sát trùng người và phương tiện ra vào trại, vaccin, tiêu độc khử trùng... nên gà được nuôi với một số lượng lớn mà chưa xảy ra một lần dịch nào điều này đã góp phần thúc đẩy kinh tế của các trang trại chăn nuôi gà giống và ngày càng có su hướng tăng quy mô, công suất chăn nuôi.
Chất thải trong chăn nuôi gà giống không giống như các ngành chăn nuôi khác đó là không có nước thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi mà chỉ phát sinh lúc rửa chuồng sau một đợt nuôi 65 tuần, chất thải từ chất độn chuồng cũng không được thay thường xuyên mà chỉ định kỳ bổ sung và sau khi bán loại đàn gà mới tiến hành thu dọn, lúc này phân gà và chất độn chuồng (dăm bào hoặc vỏ trấu) đã mục nát thành mùn hữu cơ và có thể dùng làm phân bón cho cây trồng. Chất thải hàng ngày của trại gà giống là gà chết, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình chăn nuôi, trang trại chăn nuôi gà giống đều chưa có một biện pháp phù hợp để kiểm soát hay xử lý các loại chất thải hàng ngày này mà chỉ có quan niệm rác thải thì đem thu gom lại và đốt, loại nào không đốt được thì đem chôn, đây là một trong những vấn đề lớn gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gà.
Hiện nay công tác quản lý môi trường ở các trang trại chăn nuôi gà đã dần được quan tâm, đã có các chế tài quản lý, xử phạt đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường gây ra.
Về mặt quản lý địa phương: Hàng năm các cơ quan chức năng như Sở tài
70
tình hình chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi gà giống tập chung. Yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải có các hồ sơ pháp lý về môi trường như Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Giấy phép khai thác nước ngầm, Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước, Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ vào Báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại, kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải... còn kiểm tra thực tế tại các cơ sở chăn nuôi thì thường kiểm tra cơ sở có nơi lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định hay không, có phân loại rác thải nguy hại và lưu giữ đúng quy định không.
Về mặt quản lý của các cơ sở chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi xử lý các ô
nhiễm khi họ cảm thấy vấn đề này ảnh hưởng đến môi trường sống của vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của họ như đào hố chôn rác, đốt rác, xử lý nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi... Tại các cơ sở chăn nuôi cũng chưa có một cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường để thực hiện công tác giám sát, quản lý các chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của mình.
Qua các chế tài và mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường ngày càng tăng cao thì các cơ sở chăn nuôi cũng dần ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình, các cơ sở chăn nuôi gà tập chung từ 20.000 gà trở lên đều đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở chăn nuôi của mình, tuy nhiên, theo ý kiến của các trang trại, họ chỉ coi các hồ sơ pháp lý về môi trường chỉ là thủ tục cần có để trình các cơ quan chức năng kiểm tra chứ không nghĩ là cái Báo cáo ĐTM là cái căn cứ mình cần thực hiện theo để giảm thiểu hoặc phòng ngừa các tác động xấu từ hoạt động chăn nuôi đến môi trường. Do đó khi khảo sát thực tế hoạt động của cơ sở chăn nuôi thì tất cả các cơ sở đều không thực hiện đúng theo những gì đã cam kết trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Theo ghi nhận và đánh giá thì các Báo cáo ĐTM đã phê duyệt của các cơ sở cũng có những tồn tại hoặc chưa hợp lý so với thực tế hoạt động của các cơ sở chăn nuôi, nên việc áp dụng theo ĐTM đã được phê duyệt cũng là vấn đề khó khăn đối với các cơ sở chăn nuôi gà, cụ thể
71
những tồn tại trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của các cơ sở chăn nuôi gà giống như sau:
+ Biện pháp xử lý khí thải tại các nhà gà: Thành phần khí thải phát sinh chủ yếu
là: NO2, SO2, CO2, CO, NH3, H2S, bụi, tiếng ồn, trong Báo cáo ĐTM được quy định xử lý bằng phương pháp sau:
Phương pháp 1: Khí thải phát sinh sau khi được đẩy ra ngoài nhờ hệ thống quạt hút ở cuối chuồng sẽ được thu gom trong nhà kín và được hút bằng quạt có công suất lớn đưa vào tháp xử lý bằng dung dịch và lớp vật liệu hấp thụ.
Khí thải từ các nhà gà được thu gom trong buồng kín, sau đó được hút bằng các quạt hút công suất lớn và đẩy vào tháp. Khí thải được đẩy vào đáy tháp và thoát ra đỉnh tháp qua đường ống khói cao 15 m. Dung dịch xử lý được phun đều từ đỉnh tháp và tưới đều lên trên bề mặt vật liệu hấp phụ. Toàn bộ lượng khí thải được xử lý bằng dung dịch và lớp vật liệu hấp thụ. Dung dịch xử lý được sử dụng tuần hoàn đưa và chỉ được bổ sung do bay hơi. Phương pháp này cho thấy một số ưu điểm chính là xử lý được triệt để mùi hôi và bụi phát sinh từ nhà gà (hiệu suất xử lý có thể đạt 99 %).
Tuy nhiên, phương pháp này còn một số nhược điểm như chi phí đầu tư xây dựng, vận hành cao, vận hành phức tạp và đặc biệt là khi áp dụng thực tế tại trang trại chăn nuôi gà thì không hợp lý với thực tế hoạt động của trang trại chăn nuôi gà vì lưu lượng khí hút ra từ mỗi nhà thổi vào nhà thu khí là rất lớn so với công suất hút khí từ nhà thu khí ra tháp xử lý khí, dẫn đến hiện tượng ùn tắc khí trong nhà thu
Khí thải từ nhà gà Nhà thu khí Tháp xử lý khí Tháp xử lý khí Môi trường Môi trường Khí thải Khí thải
72
khí và điều này làm cho không khí trong nhà gà không lưu thông được, không khí trong chuồng nuôi bị ảnh hưởng và gà thiếu oxi chết hàng loạt. Hiện tượng này đã xảy ra ở trại gà giống bố mẹ tại xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, khi đầu tư xây dựng xong hệ thống gần như bỏ không vì mỗi chuồng gà có 11 quạt (công suất một quạt 0,75kW/h) đẩy khí ra từ cuối chuồng gà, mỗi quạt thổi với lưu lượng 40.000 m3/h như vậy 11 quạt thổi với lưu lượng 440.000 m3/h, mà một nhà thu khí thì thu gom từ 4 – 6 nhà gà, vậy lưu lượng thổi vào nhà thu khí vào khoảng 1.760.000 m3/h đến 2.640.000 m3/h. Trong khi đó hệ thống quạt hút khí thải từ nhà thu khí ra 2 tháp xử lý khí thải được thiết kế bằng 4 quạt hút với 2 quạt công suất 55 kW thổi với lưu lượng 120.000 m3/h và 2 quạt công suất 11kW thổi với lưu lượng 20.000 m3/h, như vậy lưu lượng hút ra từ nhà thu khí nhỏ hơn rất nhiều so với lưu lượng thổi vào nhà thu khí, chưa kể tốc độ khí thổi qua tháp lọc khí có các vật liệu hấp phụ và dung dịch hấp thụ khí thải sẽ ngăn cản tốc độ gió thoát ra, điều này làm cho không khí trong nhà gà không lưu thông được, trong nhà gà thiếu oxi và gà sẽ chết. Mặt khác nếu vận hành hệ thống này, thì lượng điện năng tiêu thụ cho 4 quạt hút khí của hệ thống xử lý khí thải là 3.168kW/ngày, như vậy một ngày tiêu tốn hết khoảng 6,7 triệu tiền điện chưa kể đến tiền hóa chất và bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống này, điều này đã làm cho trại chăn nuôi gà không thể vận hành được hệ thống này.
Hình 2.17. Hình ảnh nhà thu khí thải tại trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
73
Phương pháp 2: Khí thải phát sinh sau khi được đẩy ra ngoài nhờ hệ thống quạt hút ở cuối chuồng sẽ được thổi qua hệ thống màng lọc than hoạt tính, các khí độc hại có trong khí thải sẽ được hấp thụ bởi lớp than hoạt tính dày 20cm.
Về nguyên lý, thì than hoạt tính là chất hấp phụ và xử lý khí thải rất hiệu quả, nhưng nó phải được kết hợp trong các thiết bị xử lý khí thải, chứ không thể tách riêng ra một một mình để xử lý khí thải được, từ hình 2.19 ta thấy khí từ nhà gà thổi ra màng than hoạt tính hầu như không có tác dụng vì đến 90% khí thổi ra ngoài, thời gian tiếp xúc giữa khí thải và than hoạt tính quá ngắn và đặc biệt sau một thời
Khí thải từ nhà gà Quạt thu khí Môi trường Than hoạt tính
Hình 2.19. Sơ đồ thu gom và xử lý khí thải bằng hệ thống màng than hoạt tính xây dựng ở cuối nhà gà
Hình 2.20. Hình ảnh hệ thống màng than hoạt tính xử lý khí thải tại trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Hình 2.18. Hệ thống hút khí thải từ nhà thu khí ra tháp xử lý khí thải của trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
74
gian sử dụng thì phát sinh một lượng lớn (2.000 kg/nhà gà) than hoạt tính được thải bỏ thuộc danh mục chất thải nguy hại cần phải quản lý theo quy định, do đó chi phí thay thế và xử lý chất thải phát sinh là rất lớn.
+ Biện pháp thu gom nước thải phát sinh trong chăn nuôi: Một trang trại chăn
nuôi gà giống đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, thì thường được xây dựng sâu trong khu vực đồi núi rộng lớn, cách ly hoàn toàn với bên ngoài, trong trang trại chăn nuôi cũng được thiết kế riêng biệt theo từng khu vực riêng, trong đó khu vực cổng sát trùng, khu vực văn phòng và ăn nghỉ của cán bộ công nhân viên thường cách xa khu vực chăn nuôi tối thiểu là 500 m đến 1.000 m, mà theo quy định trong báo cáo ĐTM thì nước thải phát sinh từ các khu vực này phải được thu gom chung vào một điểm để xử lý, điều này cũng là vấn đề khó thực hiện với các cơ sở chăn nuôi gà vì các điểm phát sinh nước thải riêng rẽ, khu vực đồi núi có cao độ khác nhau nên để thiết kế hệ thống thu gom nước thải chung tại một điểm khó thực hiện được. Do đó, cần chia nước thải ra thành các modun, khu vực khác nhau để có các biện pháp xử lý phù hợp.
+ Biện pháp sử dụng lò đốt để xử lý gà chết hàng ngày của trang trại: Trong
báo cáo ĐTM của nhiều cơ sở chăn nuôi gà còn đề xuất sử dụng lò đốt để thiêu hủy số lượng gà chết hàng ngày của trang trại, tuy nhiên theo khảo sát thực tế ở trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đang sử dụng lò đốt để xử lý gà chết hàng ngày của trang trại, thì đốt một con gà chết nặng 4 kg thì cần tiêu tốn hết 4 lít dầu, vậy vào mùa nắng nóng trang trại có thể chết từ 30 – 40 con gà/ngày nếu thiêu đốt hết lượng gà này thì cần dùng 120 – 160 l dầu, đó là vấn đề cân nhắc của người dân khi đem đốt hay chôn.
Hình 2.21. Hình ảnh lò thiêu gia cầm tại trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
75
+ Thu gom và xử lý phân gà phát sinh sau một đợt nuôi (65 tuần): Theo quy định trong báo cáo ĐTM được phê duyệt của các cơ sở chăn nuôi gà thì sau một chu kỳ nuôi gà, phân gà và chất độn chuồng sẽ được thu dọn và chuyển cho đơn vị chức năng đưa đi xử lý. Điều này cũng gây khó dễ cho các cơ sở chăn nuôi gà, vì chưa có một đơn vị nào có chức năng để thu gom lượng phân gà này, trong khi đó phân gà sau một đợt nuôi đã mục nát thành mùn hữu cơ và có rất nhiều các hộ dân có nhu cầu để thu mua làm phân bón cho cây trè, cây hoa màu, cây ăn quả...
+ Quan trắc môi trường: Trong báo cáo ĐTM phê duyệt của các cơ sở chăn
nuôi gà giống, thì hầu hết các ĐTM đều quy định việc quan trắc môi trường nước thải chăn nuôi phải được giám sát định kỳ 3 tháng/lần, trong khi đó nước thải chăn nuôi gà giống chỉ phát sinh sau một đợt nuôi (65 tuần) vào thời điểm cọ rửa chuồng trại để tiếp tục đợt nuôi mới.
Tóm lại, trong chăn nuôi gà giống còn nhiều những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý, giám sát và xử lý chất thải phát sinh. Cơ sở chăn nuôi chưa có một cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường để kiêm nhiệm hay phụ trách công tác quản lý chất thải phát sinh của cơ sở mình. Cơ sở chăn nuôi và cơ quan quản lý môi trường của địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, để cùng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi của trang trại. Khi kiểm tra cơ sở chăn nuôi, thì cơ quan quản lý chỉ chú trọng đến các hồ sơ pháp lý có đủ hay không, có kho lưu giữ CTNH hay không, có phân loại hay để lẫn CTNH với nhau hay không, vi phạm những lỗi này cơ sở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở mức rất cao, chứ cơ quan quản lý địa phương chưa thực sự ngồi với cơ sở để trao đổi những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý, xử lý môi trường chăn nuôi và tìm ra hướng giải quyết chung.
76
CHƢƠNG III.
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG
Chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà giống nói riêng đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo, vì huyện Tam Đảo có những địa hình, địa thế đồi núi rất phù hợp với chăn nuôi gà giống theo phương thức an toàn sinh học nên ngày càng có nhiều trang trại gà giống được đầu tư ở đây. Tuy nhiên việc tăng quy mô chăn nuôi cũng làm gia tăng những tác động xấu đến môi trường nguyên sinh của huyện Tam Đảo, do đó cần phải có những biện pháp quản lý và xử lý môi trường phù hợp với tình hình chăn nuôi gà giống và có tính khả thi cao để cho các trang trại dễ áp dụng và tuân theo.
3.1. Các giải pháp quản lý môi trƣờng cho trại chăn nuôi gà giống
3.1.1. Giải pháp quy hoạch môi trường trong trang trại chăn nuôi gà giống.
Để đảm bảo tính chất nghiêm ngặt trong công tác an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi gà giống, thì địa điểm xây dựng phải cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên