5. Nội dung chính
3.1.1. Giải pháp quy hoạch môi trường trong trang trại chăn nuôi gà giống
Để đảm bảo tính chất nghiêm ngặt trong công tác an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi gà giống, thì địa điểm xây dựng phải cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 1 km và thường được chọn ở những vùng đồi núi, cách xa khu vực dân cư. Xây dựng trang trại gà giống ở những khu vực này, giúp trang trại kiểm soát được sự lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào trại một cách dễ dàng.
Nhìn chung, trong một trang trại chăn nuôi gia cầm đã được phải phân định ra từng khu vực riêng biệt. Thông thường mỗi trang trại chăn nuôi gia cầm có 3 khu vực chính: Thứ nhất là khu vực chăn nuôi có từ một đến vài chuồng chăn nuôi quy mô từ 4.000 con/chuồng trở lên. Khu vực thứ hai là nhà kho để chứa thức ăn, dăm bào, máy móc thiết bị và dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao động… Khu vực thứ 3 là khu điều hành, nghỉ ngơi của người lao động, cổng sát trùng người và phương tiện ra vào trang trại. Đường đi trong khu vực trang trại đủ rộng để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển thức ăn, trấu, dăm bào, thả và thu hoạch gà. Khu vực xây dựng trại gà giống cách xa khu dân cư một khoảng cách đủ để không ảnh hưởng của các
77
chất ô nhiễm, vì đặc thù của chăn nuôi gia cầm là phát sinh ra các chất ô nhiễm mùi và bụi gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh hô hấp của người dân. Hệ thống quạt hút từ các chuồng trại thải ra phải cùng chiều với hướng gió trong khu vực và ngược chiều với khu vực dân cư để giảm bớt ảnh hưởng của ô nhiễm đối với cộng đồng dân cư. Trang thiết bị trong chăn nuôi được đầu tư hiện đại, giúp cho gà nuôi có một môi trường sinh trưởng và phát triển tốt.
Tuy nhiên, trong quy hoạch môi trường của trang trại gia cầm mới chỉ chú trọng đến môi trường sống của vật nuôi, chưa phân định ra một khu xử lý và lưu giữ chất thải riêng cho trang trại. Do đó, cần phải bố trí khu xử lý chất thải ở phía cuối trại, có địa thế thấp nhất của trại chăn nuôi, lò thiêu xác hoặc hầm tiêu huỷ trong khu xử lý chất thải cách xa tối thiểu 20 m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi. Bố trí một khu vực để lưu giữ chất thải phát sinh hàng ngày của trang trại, trong đó phân định ra khu chứa chất thải rắn thông thường (chứa bao tải đựng thức ăn, bao bì caton…) và khu chứa chất thải nguy hại (có thùng chứa riêng biệt, có vách ngăn, biển cảnh báo nguy hại...). Trong đó đề xuất kiểm soát và phân loại chất thải nguy hại phát sinh thuộc trách nhiệm của kế toán trại, vì quản lý theo nguyên tắc: Sản phẩm thải bỏ (chai lọ, bao bì vaccin, bóng đèn…) phải được thu hồi vỏ đã sử dụng để kiểm kê.
3.1.2. Giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố
Để phòng chống các sự cố có thể xảy ra, Trang trại cần xây dựng các phương án như sau:
- Các biện pháp phòng chống dịch bệnh áp dụng như sau:
+ Thiết lập hệ thống quản lý sản xuất của trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn công nghiệp, trong đó bao gồm công tác phòng trừ bệnh dịch cho gà.
+ Báo cáo thường xuyên với các cơ quan quản lý có trách nhiệm của tỉnh Vĩnh Phúc để các cơ quan quản lý có thể hỗ trợ kịp thời khi xảy ra sự cố.
+ Trang trại cử cán bộ thú y thường xuyên xuống trại kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn gà và phát hiện các nguồn bệnh để xử lý kịp thời tránh lây lan.
78
+ Xe cộ đi vào phải cho qua nhà khử trùng với dung dịch khử trùng mạnh chẳng hạn như dung dịch xút 5%, vôi bột, Forrmol 3%... Dung dịch sát trùng được đặt ở trước cửa trại chăn nuôi có dịch hoặc đường ô tô vào vùng dịch, phun các dung dịch này cho các phương tiện đi vào vùng dịch.
+ Hàng năm trang trại phải có hai đợt chính tiêm phòng cho gà (không kể những lần có triệu chứng xảy ra dịch bệnh) và 3 lần/tháng tiêu độc khử trùng cho chuồng gà. Thuốc thú y dùng cho tiêm gà là: vacxin H5N1 cho gà 14 ngày trở lên và tiêm nhắc lại mũi 2 sau 4 tháng kể từ mũi thứ nhất.
- Biện pháp ứng cứu trong trường hợp có dịch:
+ Khi trong đàn gà có các triệu chứng và bệnh tích nghi bị bệnh cúm gà, công ty sẽ ngay lập tức báo cho chính quyền và cơ quan thú y địa phương biết để công bố dịch và áp dụng các biện pháp khống chế dịch. Khi thấy rõ các triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gà phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp.
+ Cách ly triệt để khu vực có dịch, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ ra vào ổ dịch. Người và phương tiện vào ổ dịch trước khi ra phải được vệ sinh tiêu độc kỹ nhằm ngăn chặn mầm bệnh đưa ra ngoài.
+ Gia cầm bị bệnh sẽ được phun Formol 3% rồi tập trung để xử lý theo phương pháp đốt hoặc chôn lấp.
+ Thực hiện tiêu hủy gà chết mắc bệnh và chất thải động vật theo đúng quy định trong quy chuẩn QCVN 01- 41:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh và triển khai ngay các biện pháp xử lý khu vực ổ dịch như sau:
Đối với gia cầm bị bệnh: Tổ chức giám sát tại mỗi nhà gà để phát hiện sớm ổ
dịch gia cầm để thông báo kịp thời cho chính quyền, cơ quan thú y và y tế kịp thời xử lý. Tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm trong đàn gà bị bệnh bằng 2 biện pháp:
+ Đốt: Đào hố, đốt dưới hố với củi, rơm rạ hoặc dầu, sau đó lấp đất lại hoặc đốt bằng lò đốt chuyên dụng.
79
+ Chôn: Đào hố sâu, rộng tuỳ thuộc vào số lượng gia cầm nhiều hay ít, lớp đất
trên yêu cầu tối thiểu cách mặt đất 1 m, nếu chất chôn lấp trên 10 tấn/hố, vị trí hố chôn gần khu vực khai thác nước ngầm, sông, hồ, hố chôn cần được lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố, còn lượng chất chôn lấp ít (dưới 10 tấn/hố), ví trí hố chôn xa khu dân cư, xa nguồn nước, mực nước ngầm sâu và không có vật liệu chống thấm thì chôn trực tiếp.
Hình 3.1. Mô hình mặt cắt ngang hố chôn
Việc chôn, đốt phải đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Sau khi chôn lấp, bề mặt hố chôn và xung quanh khu vực chôn phải được rải vôi bột, phun khử trùng để diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác. Những người thực hiện việc tiêu huỷ gia cầm phải có trang bị bảo hộ phòng lây nhiễm. Cấm giết mổ, buôn bán và vận chuyển gia cầm và sản phẩm bị bệnh từ trong trại ra khu vực bên ngoài. Các chuồng gia cầm gần ổ dịch phải được quản lý chặt chẽ như không được chăn thả tự do và phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để cách ly chuồng trại bằng tuờng hoặc hàng rào, lưới bảo vệ nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ các loài khác xâm nhập. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc sát khuẩn định kỳ 1 - 3 lần/tuần tuỳ theo mức độ và tính chất nguy cơ của dịch bệnh. Những người vào khu chăn nuôi phải thực hiện biện pháp khử trùng trước và sau khi ra vào chuồng nuôi.
Tối đa 3,0m Xác động vật, sản phẩm động vật 0,6m (đất phủ trên mặt hố) T ối đ a 1,2 -1,5m Tối thiểu 1,0m 0,6 -1,8m
80
Đối với việc xử lý môi trường và khử khuẩn đối với các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực dịch bệnh: Tại khu vực có người được xác định hoặc nghi ngờ mắc Cúm A (H5N1) tổ chức ngay các biện pháp điều tra và xử lý như phun hoá chất khử trùng trong phạm ổ dịch bằng Cloramin B với nồng độ 2-5%. Thời gian thực hiện càng sớm càng tốt (tiến hành phun 2-3 lần cách nhau 2 - 3 ngày). Vận chuyển bệnh nhân phải đảm bảo an toàn cho người vận chuyển (lái xe, nhân viên y tế, người nhà...). Nhân viên vận chuyển người bệnh và gia cầm bị bệnh phải được trang bị phòng hộ như khẩu trang, áo choàng dùng một lần, mặt nạ hoặc kính che mắt, găng tay, mũ. Sau khi vận chuyển, phương tiện vận chuyển phải được xử lý bằng các chất sát khuẩn như Cloramin B 2 – 5 %, hoặc các thuốc sát khuẩn thông thường khác.