Biện pháp xử lý khí thải

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ (Trang 54 - 58)

5. Nội dung chính

2.3.1.Biện pháp xử lý khí thải

Để giảm thiểu giảm thiểu tiếng ồn, vi khí hậu tại các nhà gà thì các trang trại chăn nuôi được lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống làm mát nhà xưởng nhằm giảm thiểu các tác động của nhiệt dư, tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và gà trong chuồng nuôi. Có thể mô tả tóm tắt hệ thống điều hòa không khí tại các nhà gà như sau: ở đầu mỗi đầu chuồng có gắn tấm làm mát, nước qua hệ thống máy bơm được cho chảy tuần hoàn vào vách này (kết cấu vách gồm nhiều tấm giấy hình chữ Z, ghép lại với nhau, để thời gian lưu giữ nước trên vách lâu hơn). Hơi nước đi khắp trong nhà nuôi nhờ hệ thống quạt hút công suất lớn ở cuối dãy chuồng. Mỗi chuồng có các quạt hút, có lắp hệ thống cảm biến điều chỉnh nhiệt độ, trong chuồng nuôi cũng gắn các thiết bị cảm biến đo nồng độ khí CO2, NH3, khi nồng độ các khí thải trong chuồng nuôi tăng cao thì hệ thống quạt thông gió ở chuồng nuôi sẽ tự

55

động bật hút các khí thải này ra ngoài, tạo nhiệt độ và vi khí hậu chuồng nuôi lúc nào cũng theo quy định đã cài đặt sẵn. Mật độ gà nuôi trong chuồng cao nên khi nhiệt độ tăng là gây chết gà hàng loạt. Vì vậy ngoài điện lưới, Trang trại còn trang bị máy điện riêng để tránh rủi ro, duy trì điện 24/24 giờ cho hệ thống chuồng nuôi. Ngoài ra các thiết bị sẽ được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định nhằm làm giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của thiết bị. Do đó việc giảm thiểu tiếng ồn, vi khí hậu tại các nhà gà giống là tương đối tốt.

Để giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi, khí thải từ quá trình chăn nuôi gà giống thì các nhà gà được xây cao, thoáng mát, khu vực nhà gà cách xa khu nhà ở và khu dân cư gần nhất 500 m. Trại gà sử dụng hệ thống quạt hút thông gió được tự động điều khiển theo nhiệt độ có tác dụng làm thông thoáng không khí trong khu vực nhà gà. Hệ thống thông gió được nhập ngoại phù hợp với công suất của trại đảm bảo cho các nhà gà thông thoáng, nền của các nhà gà được xây dựng bằng bê tông, trên nền chuồng được trải một lớp độn chuồng (dăm bào hoặc vỏ trấu) dầy khoảng 10 – 15 cm kết hợp với men vi sinh Balasa N01. Do đó, mùi khí thải từ phân gà ở mỗi nhà gà được được xử lý bằng chất độn chuồng lên men Vi sinh vật ngay tại trong chuồng nuôi, sau đó bằng hệ thống quạt hút lắp đặt tại mỗi nhà gà, khí thải sẽ được hút thổi ra bên ngoài chuồng, bên ngoài chuồng là các lớp cây trồng xung quanh để hấp thụ và hạn chế mùi phát tán, đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường.

Quy trình làm chất độn lót như sau: Lấy 1kg chế phẩm vi sinh trộn đều với 5 kg bột ngô hoặc cám, cho thêm 2 l nước sạch vào xoa cho ẩm và tơi đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng, đậy kín và để ở chỗ ấm để ủ khoảng 2 – 3 ngày. Trước khi nhập gà về nuôi, nền chuồng được trải một lớp đệm lót bằng vỏ trấu hoặc phoi bào dầy khoảng 10 – 15 cm hoàn toàn khô, sạch có độ ẩm 20 %, sau đó rắc đều chế phẩm đã làm trước đó lên toàn bộ bề mặt lớp độn chuồng (1 kg chế phẩm dùng cho 40 m2

nền chuồng). Trong quá trình chăn nuôi, chỉ khi nào chất độn chuồng có mùi hôi thối hoặc ẩm ướt mới dùng chế phẩm sinh học rắc lại. Do đặc thù ngành chăn nuôi gà giống cần môi trường khô, thoáng nên trong quá trình nuôi, chất đệm lót được bổ sung định kỳ hàng tháng hoặc khi có hiện tượng ẩm ướt. Như thế phân gà sau khi

56

thải ra sẽ được chất đệm lót hấp phụ và phân hủy thành chất mùn. Chuồng trại chăn nuôi gà giống là chuồng dạng kín, con vật nuôi ở đây là gà giống bố mẹ, do vậy chất thải không nhiều, chất đệm không thay thường xuyên mà chỉ bổ sung khi cần thiết (mỗi tháng bổ sung 3 – 5 tấn dăm bào khô). Vỏ trấu hoặc dăm bào sẽ được đảo xới hằng ngày nhằm đảm bảo độ tơi xốp, độ khô cần thiết đồng thời phân gà cũng được trộn đều trong lớp chất đệm này và phân hủy thành chất mùn. Do đó lượng khí thải ra sẽ giảm được đáng kể mùi hôi thối.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất với đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm Balasa-N01 thì lượng nước tiểu gà bị phân hủy trong vòng 2 – 4 h; phân gà phân hủy trong vòng 16 – 24 h. Vì vậy làm tiêu hết phân, do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy, cải thiện môi trường sống cho người lao động, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc, không phải thay thế chất độn chuồng trong suốt quá trình nuôi (chỉ bổ sung thêm chất độn) do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen….

Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường khí thải chăn nuôi tại các trại gà giống khảo sát [20]. TT Tên chỉ tiêu Phƣơng pháp phân tích Đơn vị Kết quả Giá trị Cmax (QCVN 19:2009/ BTNMT) YDF ĐTF TDF 28/6/15 28/6/15 20/9/15 B 1 Bụi tổng TCVN 5067:1995 mg/m3 0,154 0,119 0,142 192 2 CO SOP-K01-PT mg/m3 5,63 4,21 10,5 960 3 NH3 52TCN-89 mg/m3 1,027 - 0,03 48 4 H2S 52TCN-89 mg/m3 0,654 - - 7,2

57 6 Nhiệt độ QCVN 46:2012/BTNMT 0 C - 31,9 - - 7 Độ ẩm QCVN 46:2012/BTNMT % - 70,1 - - 8 Tiếng ồn TCVN 7878-2:2010 dBA - 60,1 59,7 - 9 SO2 TCVN 5971:1995 mg/m3 - 0,018 - 480 10 NO2 TCVN 6137:1996 mg/m3 - 0,029 0,025 816 Ghi chú:

- YDF: Trại gà Yên Dương; ĐTF: Trại gà Đạo Trù; TDF: Trại gà Tam Dương. - Vị trí lấy mẫu: Sau quạt hút ở cuối chuồng các nhà gà của các trang trại. - Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được tính như sau;

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

+ Cmax là nồng độ tối đa cho phép của khí thải công nghiệp của nhà máy,

cơ sở sản xuất khi thải ra không khí

+ C là nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm quy định trong Quy chuẩn Việt Nam QCVN 19:2009/BTNMT

+ Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải: Lưu lượng nguồn thải của Công ty nằm trong khoảng P ≥ 100.000 m3/h nên áp dụng hệ số Kp = 0,8.

+ Kv là hệ số ứng với các vùng: Các trang trại gà giống thường được xây dựng ở vùng nông thôn nên áp dụng hệ số Kv = 1,2.

+ Cmax = C x 0,96

58

tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 01/01/2015.

Nhận xét:

Tại bảng 2.9 ta thấy, toàn bộ các chỉ tiêu được phân tích tại các vị trí sau quạt hút ở cuối nhà gà tại các trại gà giống khảo sát đều nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn số 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Như vậy, biện pháp xử lý khí thải phát sinh ở các trang trại gà giống bằng cách sử dụng lớp độn lót kết hợp chế phẩm sinh học đã mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý môi trường không khí trong chăn nuôi gà. Giải pháp này cũng đã được nghiên cứu tại trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng giống Lương Phượng tại xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang [21] và đã cho thấy sự hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ (Trang 54 - 58)